Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

ĐÔNG Y VIỆT NAM CHỮA BỆNH VIÊM GAN B VIETNAM DONG Y HEPATITIS B TREATMENT

ĐÔNG Y VIỆT NAM CHỮA BỆNH VIÊM GAN B 

VIETNAM DONG Y HEPATITIS B TREATMENT



      Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 người tử vong do hậu quả của bệnh Viêm gan B.  Tổ chức Y tế thế giới liệt Việt Nam vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao nhất, ước tính khoảng 8,6 triệu người nhiễm Viêm gan B.  
            Ví dụ gần đây nhất, theo tin từ Facebook, một bệnh nhân bị bệnh viêm Gan cấp đã qua đời, sau 10 ngày nhập viện.

28/07/2015 14:57
ðLong Nhất
Sau hơn 10 ngày nhập viện vì bệnh viêm gan cấp, chàng MC trẻ Lê Lưu Quang Minh (thường gọi MC Quang Minh) qua đời ở tuổi 27 vào trưa nay 28.7. 2015.




Nam MC điển trai mãi mãi ra đi ở tuổi 27 – Ảnh: Facebook nhân vật

 Trước đó: Kết quả chẩn đoán của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho thấy bệnh nhân mắc viêm Gan B tối cấp, đưa tới biến chứng suy Gan, rối loạn đông máu, bệnh não Gan và tổn thương Thận cấp. 
Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, suy Gan cấp bùng lên dữ dội, nhanh chóng, ảnh hưởng một loạt cơ quan khác như suy Thận, lơ mơ, bệnh não Gan, rối loạn đông máu... 
Suy Gan cấp có nhiều loại từ nặng đến nhẹ, thường các trường hợp nhập viện là tình trạng nặng. Thể viêm Gan tối cấp như bệnh nhân Lê Lưu Quang Minh mắc phải là mức độ nặng nhất của bệnh tình, tỷ lệ tử vong cao.
MC Quang Minh tên đầy đủ là Lê Lưu Quang Minh. Anh được đồng nghiệp gọi thân mật là Minh Dế. Quang Minh là MC của Đài truyền hình TP.HCM. Năm 2009, Quang Minh khởi nghiệp MC sau khi tham gia cuộc thi Cầu vòng của VTV6. Nhờ khả năng ăn nói hoạt bát cùng nụ cười tươi, Quang Minh trở thành một trong những gương mặt thân quen đối với khán giả xem truyền hình. Ngoài công việc chính, Quang Minh còn rất tích cực trong các hoạt động từ thiện, như quyên góp sách vở, học bổng cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa.

 I- Bệnh viêm Gan nói chung.
     Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều người mắc bệnh viêm Gan. Nguyên nhân gây bệnh này, hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn bởi một trong nhiều thể virus viêm Gan.
     Mãi cho đến năm 1980 chỉ biết có hai virus viêm Gan A và viêm Gan B. Về sau này, đã xác định thêm một số virus viêm Gan khác như: C, D, E. Các virus vừa nêu đều có thể gây bệnh viêm Gan cấp tính.
    Ngoài ra, bệnh cũng có thể do vài loại vi khuẩn khác, không phải là virus viêm Gan gây nên. Như một vài loại ký sinh trùng cũng có thể gây nên viêm Gan cấp tính. Bệnh còn có thể do một số yếu tố không phải là vi khuẩn gây nên, như do dùng một số thuốc, chất độc như uống rượu nhiều và kéo dài. Bệnh viêm Gan cấp tính còn có thể do một số virus khác gây ra, như: Cytomegalovimo và Epstein – Bar virus.
      Ở các nước phát triển, người ta uống rượu nhiều, trong đó có Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm Gan cấp hay gặp nhất. Ngoài ra có một số chất độc khác, một số thứ thuốc như: Thuốc chống co giật, thuốc tê, mê và như aceta- minophen liều quá cao, đều có thể gây bệnh viêm Gan cấp tính.
           


   
Hình ảnh trên minh họa bệnh viêm Gan B.

   
II- Bệnh viêm Gan B theo Tây y.
( Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh viêm Gan B là chủ yếu ).
1-     Nguyên nhân gây bệnh.
      Bệnh viêm gan B là do nhiễm siêu vi viêm Gan B  ( Hepatitis B Virus viết tắt là HBV) tấn công  lá Gan, có thể gây viêm Gan cấp tính và mạn tính.
     Virus HBV có trong máu của người bệnh, nước bọt, trong tinh dịch (semen) của đàn ông, chất tiết âm đạo của phụ nữ, nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành. 
Hiện có hàng trăm triệu người trên thế giới mang siêu vi B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Virut viêm Gan B chủ yếu  lây truyền qua đường máu, mẹ truyền sang con, lây qua đường tình dục, truyền máu, tiêm trích,  . . .
      Bệnh này có các triệu chứng chủ yếu là vàng da, vàng mắt, tiểu tiện vàng, đái dắt. Phần nhiều thường thấy ở tuổi trung niên và trẻ em. Bệnh thuộc phạm vi chứng hoàng đản của Đông y.
2 - Chẩn đoán:
      Bệnh viêm Gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu: HBsAg dương tính. Chứng tỏ đã hoặc đang nhiễm virut viêm Gan B. Người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm đánh giá chức năng Gan,  siêu âm Gan, … để xác định mức độ mắc bệnh của mình.
3 -  Lâm sàng.
a- Nhiễm trùng cấp tính.
      Nhiễm virut viêm Gan B cấp tính, có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn, với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
b- Nhiễm trùng mạn tính.
     Một số trường hợp nhiễm virut viêm Gan B hồi phục hoàn toàn. Nhưng một sổ chuyển thành “người mang trùng mạn tính”.  Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triệu chứng gì rõ ràng. Nhiều khi chỉ tình cờ phát hiện ra, do xét nghiệm máu trong khi khám sức khỏe. 
     Qua đó cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ Gan, ung thư Gan. Vì vậy, chúng ta nên điều trị bệnh sớm căn bệnh này, nhằm đào thải virut, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ Gan, ung thư Gan.
4 - Triệu chứng bệnh. 
     Viêm Gan siêu vi là một loại bệnh nhiễm trùng, làm suy giảm chức năng của Can, Tỳ.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như: Hay mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sẫm, có kèm theo vàng da, vàng mắt.
      Hoặc có trường hợp rám da, nhiều trứng cá, có nhiều u bã đậu trên mặt, đại tiện bất thường, tiểu vàng, hay khát nước. Sắc mặt xạm tối, đầu choáng, mệt mỏi, ăn kém, đau vùng Gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế, HbsAg dương tính. 







 Ảnh trên: Một số hình ảnh biểu hiện của bệnh viêm Gan B.

      Bệnh viêm Gan B, nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, bệnh có thể dẫn đến xơ Gan hoặc ung thư Gan.       
  
III - Điều trị viêm Gan B theo Đông y.
       Đông y cho rằng viêm Gan B là do Tỳ hư không bài trừ được thấp, thấp nhiệt khu trú trong Gan gây ra. Do vậy, bệnh thường phát ra ở những người thể tạng Tỳ hư,  nóng trong, hay uống rượu; ăn ngọt, mặn, béo quá nhiều.
Do đó, phải kiện Tỳ, lợi thấp. Hàn có thể sinh thấp, thấp có thể sinh nhiệt Hàn thấp hay thấp nhiệt tuỳ vào cơ địa, yếu tố chính yếu vẫn là do thấp. 
            Tuỳ theo sự mạnh yếu của chính khí, kiện Tỳ có thể chỉ là một vài vị thuốc cay, ấm để kích thích tiêu hoá như: Hậu phác, Vỏ bưởi, Gừng hoặc thêm một số vị để bổ khí như: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đinh lăng, Ngũ vị tử.  Lợi thấp thường dùng những vị thuốc lợi tiểu hoặc tả hạ để hoá thấp theo 2 đường đại, tiểu tiện, để thải độc tố ra ngoài.
      Theo nguyên tắc chung, để chữa bệnh này là làm mát Gan, khỏe Gan, đồng thời bài trừ thấp nhiệt (bài trừ virut). Từ đó, đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể. Đặc biệt ở trong Gan, loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm Gan. Từ đó ngăn ngừa, một bước trước giai đoạn xơ Gan, ung thư Gan.
       Để chữa trị, dùng bài Tiêu giao tán ( Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Bạc hà, Sinh khương mỗi vị 10g ~ 12g, Cam thảo 5g, sắc uống ngày 1 thang)/
      Hoặc bài Nhu can thang gia giảm ( Bạch thược, Bạch truật, Đương quy, Bán hạ chế, Nhân sâm, Phục linh, mỗi vị 10g ~ 12g; Cam thảo, Trần bị, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 1 thang) để kiện Tỳ, nhuận Gan.
Phương pháp điều trị:  Sơ Can, kiện Tỳ.
     Bài 1: Bán liên chi 10g, Xích thược 15g, Thanh bì 10g, Hậu phác 10g, Đảng sâm 15g, Bạch hoa xà 15g, Bạch thược 15g, Trần bì 10g, Thổ phục linh 10g, Bạch truật 15g, Bạch linh 15g, Bản lam căn 6g, Nhân trần 15g, Đương quy 10g, Kê nội kim 10g, Đan sâm 10g, Chỉ xác 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ.
     Bài 2:  Bài thuốc Nam đơn giản, có tác dụng kiện Tỳ, lợi thấp và nhuận Gan giải độc.
Nhân trần 20g, Vỏ bưởi 8g, Chó đẻ răng cưa  16g, Hậu phác 12g, Thổ phục linh 16g
Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ.

        Khuyến cáo: Thận trọng khi sử dụng Nhân trần.
       Rất nhiều gia đình hiện nay có thói quen uống nước nấu từ cây và lá Nhân trần, nhất là khi trong nhà có người mang thai, bị các bệnh Gan, Thận thể nhẹ. Theo Y học cổ truyền, đây là một vị thuốc tốt chữa các chứng bệnh liên quan đến bệnh Gan. Nhưng cho đến nay, các chuyên gia vẫn có những quan điểm trái chiều về tác dụng thực sự của loại cây này.
       Nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi Mật, nhuận Gan... Người ta chỉ cần lợi Mật khi Mật không tiết ra ( do mật viêm, tắc mật...) và nhuận Gan khi Gan có vấn đề.
Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt Gan và Mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết.               Dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về Gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng Nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều, sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, sau khi sinh, người mẹ thường bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
        Ngoài ra, Nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, hoặc nuôi thai, khiến cho cơ thể hoặc thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu... Thực tế cũng đã có trường hợp như vậy.

        Tóm lại: Nhân trần có tác dụng lợi Gan, dùng vị thuốc này, vô hình dung bắt Gan làm việc quá nhiều, sẽ gây ra bệnh sơ Gan. Hoặc dùng nhiều cây Chó đẻ cũng vậy, không những ảnh hưởng đến quá trình làm việc của Gan, mà còn gây nên bệnh suy Thận mạn tính…
       Những bài thuốc Đông y, đều tuân thủ theo nguyên tắc: Quân, Thần, Tá và Sứ. Mỗi vị thuốc có một chức năng riêng. Trong đó có vị thuốc làm chức năng điều hòa thuốc, nhằm hạn chế sự mãnh liệt của các vị thuốc khác. Cho nên không nên tự động dùng chỉ một vị thuốc nào đó để chữa bệnh, nhất là dùng trong thời gian quá dài.
     Chúng tôi khuyến cáo sơ bộ như vậy, để bạn đọc có cơ sở tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, ở những tài liệu khác đầy đủ hơn.
     Bệnh viêm Gan B, là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Để chữa trị bệnh này, Đông y có nhiều bài thuốc hay, chữa bệnh đạt hiệu quả cao, chi phí thấp.
Vậy bệnh nhân nào cần tư vấn điều gì, hoặc có nhu cầu chữa bệnh, hãy liên với chúng tôi theo địa chỉ sau:   Email: Ngocongtinh48@gmail. Com,
F acebook: ngo cong tinh  hoặc ĐTDĐ: 0912 53 41 51. 

     Phương thức điều trị theo Đông y:
       - Bệnh nhân nào ở khu vực Hà Nội có nhu cầu chữa bệnh, hãy đến phòng khám của chúng tôi tại Hà Nội, để khám và mua thuốc về nhà tự điều trị, theo quy trình và bản hướng dẫn kèm theo của chúng tôi.
     - Đối với những bệnh nhân ở xa, cho chúng tôi biết về nguyên nhân và tình trạng bệnh, thông qua điện thoại, Email, hoặc Facebook của chúng tôi. Sau đó chúng tôi sẽ tư vấn về căn bệnh này và cho biết phương pháp chữa trị. Nếu bệnh nhân có nhu cầu mua thuốc, chuyển tiền qua tài khoản của chúng tôi, cho chúng tôi biết họ tên, địa chỉ, số điện thoại, chúng tôi sẽ gửi thuốc qua đường chuyển phát nhanh của Bưu điện, xa thì chỉ 2~3 ngày là nhận được thuốc. /.
                                                                       
                                                                        Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2015.




Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng làm việc của Gan, các độc giả cần tham khảo thêm về phần giới thiệu dưới đây:

 

 

 

PHẦN LÝ LUẬN CỦA TÂY Y

 SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC LÀM VIỆC CỦA GAN.


I. Cấu tạo của Gan.
      Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta.
      Theo truyền thống, Gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lobes):  Thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng này nối liền Gan với hoành cách mô và thành bụng trước.
                    


Cấu tạo của Gan

  
     Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson's Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, Gan được xem là một cơ quan kỳ diệu (wonder organ).
      Tuy thế, tế bào Gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp, khi Gan bị "sưng phồng" lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau "tưng tức" hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới. Ðây là một số trường hợp của viêm Gan cấp tính hoặc khi lá Gan "sưng lớn" vì bị suy tim bên phải (right heart failure).
        Gan được che chở và bảo vệ bởi xương sườn, nên nếu trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong bụng như: Tụy tạng, lá Lách, v.v. 
           Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ Tim và 70% từ Tĩnh mạch cửa (portal vein). Máu từ Tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào Gan. Máu đến từ Tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như: Dạ dày (stomach), lá Lách (spleen), Tụy tạng (pancreas), túi Mật (gallbladder), ruột Non (small intestine), ruột Già (colon), cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng.
       Vì Gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, Gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế, sẽ phải đi qua Gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Ðây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang Gan một cách dễ dàng.
II. Chức năng làm việc của Gan.
1- Chuyển hóa nhiên liệu.
       Một trong những nhiệm vụ chính của Gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được Gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại, rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói.
        Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như: Tuyến Giáp trạng (thyroid glands), tuyến Tụy tạng (pancreas), tuyến Thượng thận (adrenal glands), cũng như Hệ thống thần kinh (parasympathetic & synpathetic systems…)
2- Chuyển hóa chất đường.
         Ðường là nguồn năng lượng chính cho óc, hồng huyết cầu, bắp thịt và Thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào Gan.
          Trong thời gian "nhịn ăn" này, Gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho óc. Khi Gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương, dễ đưa đến sự thăng ( lên), giảm ( xuống) thất thường của chất đường trong máu.
        Tinh bột (starch) cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai, v.v. Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.
3- Sản xuất và chuyển hóa chất Acid béo (Fatty Acid) và mỡ (lipids):
      Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ (lipids) quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà.
       Vì thế, khi Gan bị tổn thương, "nhà" sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ.  Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn, thành những chất đạm mỡ (lipoproteins). Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt đen (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua v.v.
4 – Bào chế & thoái biến chất đạm (Protein Synthesis & Degradation):
       Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày Gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể.
Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích (oncotic pressure), chất albumin này là những "xe vận tải" chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi Gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng (edema).  
         Ngoài ra, Gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu (clotting factors). Khi Gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm Gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

5
– Thanh lọc độc tố.
          Gan và Thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ tan trong nước (water soluble) sẽ được loại qua Thận. Những độc tố tan trong mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào Gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn.  Khi Gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.
6 – Tổng hợp chất Mật.
         Chất Mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào Gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi Mật. Sau mỗi bữa cơm, chất Mật sẽ theo ống dẫn Mật đi xuống Tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất Mật của người bị chai Gan sẽ từ từ giảm dần, gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, họ sẽ dần dần giảm cân ( cơ thể gầy còm), rồi trở nên thiếu dinh dưỡng, cũng như thiếu những vitamins tan trong mỡ như: Vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn,
         Tóm lại, Gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác "lang thang" trong máu.
        Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của Gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một "bộ phận siêu Việt" (super organ), Gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm Gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), Gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài.
7 – Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B.
Bệnh viêm gan B là bệnh nguy hiểm vì đây là bệnh rất khó điều trị, có diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhất cho người bệnh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh gan thì mỗi người cần có biện pháp phòng bệnh viêm gan B một cách tích cực, hiệu quả nhất thì việc phòng bệnh mới triệt để nhất.
       Dưới đây là những cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả và an toàn mọi người có thể áp dụng:
- Tiêm phòng vaccine viêm gan B. Đây là cách phòng bệnh an toàn đạt hiệu quả trên 85%
- Tình dục an toàn.          
- Không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình với người viêm gan B.   
- Không chạm vào máu của người bệnh viêm gan B.          
- Băng vết máu và vết bầm của người bệnh viêm gan B để tránh tiếp xúc với máu..          
- Tiêm phòng vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu sau sinh.
- Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá. Ân ít đường, chất cay nóng nhiều…
                                                           

                                              Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2015.

0 nhận xét: