Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

ĐÔNG Y VIỆT NAM CHỮA BỆNH VIÊM TẮC TĨNH MẠCH. Vietnam's oriental medicine healing thrombophlebitis.



 ĐÔNG Y VIỆT NAM
 CHỮA BỆNH VIÊM TẮC TĨNH MẠCH 
Vietnam's oriental medicine healing thrombophlebitis.

           Các độc giả cần đọc thêm về phần lý luận cơ bản của bệnh này để hiểu rõ hơn, ở các trang phía dưới. 
      Readers need to read more about the basic theory of the disease for better understanding, at the bottom of the page.
          Những bài viết về sau là những thông tin được cập nhật mới nhất, sẽ đăng ở đầu trang. Còn những bài viết đã đăng trước đó, vẫn còn lại, lần lượt ở cuối trang.
       The following article is the information about the latest updates, will be posted at the top. And the message was posted before, still remains, turn at the bottom.
.................................*   *   *....................................


     Tháng 7 năm 2013, tôi đã viết và đăng bài "  Phần lý luận cơ bản về: BỆNH VIÊM TẮC TĨNH MẠCH CHI DƯỚI".
        Từ đó đến nay ( tháng 3/2017), bài viết trên đã được rất nhiều độc giả đón đọc và chia sẻ với tôi. Nhiều độc giả đã liên hệ với tôi để nhờ tôi tư vấn cho cách điều trị bệnh này. Đặc biệt đã có hàng trăm bệnh nhân đã trực tiếp đến phòng khám bệnh của tôi khám và mua thuốc của tôi về nhà điều trị. Có những bệnh nhân ở xa, không có điều kiện đi khám được, đã chụp ảnh gửi cho tôi qua địa chỉ Email hoặc Facebook của tôi để tôi xem và tôi trao đổi về phương thức điều trị và mua thuốc.
      Qua hai năm, chúng tôi đã điều trị cho trên 95% bệnh nhân khỏi bệnh ( Khoảng 5% còn lại là số bệnh nhân không điều trị hết theo liệu trình của chúng tôi, mà tự đi Tây y phẫu thuật, tháo khớp). Phương pháp điều trị bằng thuốc sắc Đông y của chúng tôi rất dễ sử dụng, đạt hiệu quả cao, chữa hết tận gốc bệnh, lại không gây đau đớn gì. 
    Các bệnh nhân bị hai bệnh trên, chúng tôi nhận chữa, ở khắp các địa phương trong cả nước. Có một bệnh nhân sống ở tận nước Ca na đa kết hợp về thăm quê, từ miền Trung đã ra nhà tôi khám và mua thuốc về nhà tự điều trị. Có một cụ bà, ở Thành phố Hồ Chí Minh, bị viêm tắc Tĩnh mạch ngón chân cái, đi chữa khắp nơi, chi phí hết trên hai trăm triệu đồng mà không khỏi. Gia đình cụ đã liên hệ và mua thuốc Đông y của chúng tôi về nhà tự điều trị, chỉ một đợt dùng thuốc bệnh của cụ đã khỏi được 70~80%.
     Nói chung chữa bệnh theo phương pháp Đông y của chúng, chi phí chữa bệnh thấp, phù hợp với đại bộ phận các gia đình có bệnh nhân là cụ già, gia đình khó khăn về tài chính. Bệnh nhân lại không phải đi lại khó khăn, tốn kém.
     Đối với những bệnh nhân bị hoại tử các ngón tay, ngón chân, quá trình điều trị thì các ngón đó dần dần sẽ rụng đi, phần còn lại tự liền da và vết thương lành lặn. Về những ngón tay, ngón chân rụng ra đó, chúng tôi đã phổ biến cho gia đình bệnh nhân rửa sạch cho vào một cái lọ, ngâm rượu cất đi, để khi nào bệnh nhân qua đời thì cho vào quan tài. Sang kiếp sau người đó nếu lại được làm người thì cơ thể đầy đặn, không khiếm khuyết gì ( làm theo tâm niệm dân gian)
  Ví dụ: Như cụ bà ở Gia lâm Hà Nội ( ảnh minh họa bên dưới),  bị cảm một đêm, mà gây hoại tử hai bàn tay, bàn chân, gia đình đã đến lấy thuốc của chúng tôi về nhà tự điều trị. Qua mấy tháng điều trị, đến nay các ngón tay, ngón chân bị hoại tử của cụ đã rụng hết, phần còn lại da mới mọc ra, vết thương tự liền hết.
      Bệnh suy giãn Tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch, có tới trên 90 %  là các cụ bà và chị em phụ nữ mắc phải. Trong đó, có khoảng 40% là các cụ bà, từ 75 tuổi đến trên 90 tuổi bị bệnh viêm tắc Tĩnh mạch, dẫn đến hoại tử các ngón tay, ngón chân. Còn lại đa số các chị em tuổi từ 30 đến 55 là bị bệnh suy giãn Tĩnh mạch.
   Bệnh suy giãn Tĩnh mạch nông và sâu, là giai đoạn đầu của bệnh viêm tắc Tĩnh mạch. Bệnh này không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng phương pháp ( tức là không gặp thầy, gặp thuốc), lâu dần sẽ sinh ra các vết thương thâm tím, rồi bị hoại tử, gây cho bệnh nhân rất đau đớn, khó chịu và khó chữa. 
         Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn Tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch có nhiều, như:
             - Do phong hàn, phong thấp, làm cho khí trệ, huyết ứ; khí, huyết không được lưu thông bình thường gây ra. 
            - Đối với chị em phụ nữ: Do hành kinh không đều kéo dài; trong thời kỳ tiền mãn kinh, hoặc sau mỗi lần sinh đẻ không kiêng cữ, tiếp xúc với nước, gió lạnh sớm...cũng làm cho khí trệ, huyết ứ; khí, huyết không được lưu thông bình thường cũng gây ra....
   
        Để chữa bệnh này chúng ta cần nắm rõ hơn về hệ tuần hoàn, cấu tạo và cơ chế làm làm việc của Động mạch và Tĩnh mạch, như sau: 





 ĐỘNG MẠCH VÀ TĨNH MẠCH CÓ GÌ KHÁC NHAU ?

        Trong cơ thể con người có 2 hệ thống đường ống: Một to, một nhỏ đều nối đến Tim, đó là hệ Tuần hoàn. Hệ thống nhỏ đi từ Tim đến Phổi, rồi lại trở về Tim. Còn hệ thống ống to thì đi từ Tim đi đến các bộ phận khác trong cơ thể.
         Những đường ống to chính là Động mạch, Tĩnh mạch Mao mạch
                             - Trong Động mạch, máu từ Tim đi ra. 
                              - Trong Tĩnh mạch, máu từ các bộ phận quay trở lại Tim.
        Thông thường Động mạch đưa máu tinh khiết đi đến các bộ phận trong cơ thể. Còn Tĩnh mạch lại đem máu chứa đầy chất thải quay trở lại Tim.
       Mao mạch rất nhỏ, đưa máu từ Động mạch sang Tĩnh mạch.
      Động mạch lớn nhất xa quả Tim có van. Những mạch máu đó do nhiều bắp thịt có tính đàn hồi cấu tạo nên, có thể giãn ra hoặc co vào. Máu trong Động mạch có màu đỏ tươi, chảy theo dạng xung.
    Tĩnh mạch ở gần bề mặt da, máu trong Tĩnh mạch tương đối sẫm, chảy cũng tương đối đều. Các phần của Tĩnh mạch cứ cách một đoạn lại có một van.

Cấu tạo Tĩnh mạch chi dưới theo Tây y.
      Tĩnh mạch là một hệ thống các mạch máu phân bố khắp cơ thể. Có vai trò luân chuyển máu từ các cơ quan về tim, sau khi hệ Động mạch dẫn máu mang Ô xy từ Tim đi nuôi các cơ quan. Hệ thống Tĩnh mạch ở chân, được gọi là Tĩnh mạch chi dưới, được chia làm 3 hệ: Tĩnh mạch sâu, Tĩnh mạch nông và Tĩnh mạch xuyên.



                                    Hình trên: Van Tĩnh mạch mở, cho máu trở về tim;
                                   Hình dưới: Van Tĩnh mạch đóng, không cho máu chảy ngược lại.

1- Hệ Tĩnh mạch sâu:
       Các Tĩnh mạch này đi song hành với các Động mạch, đưa máu trở về Tĩnh mạch đùi rồi Tĩnh mạch chân, chứa tới 90% lượng máu của toàn hệ Tĩnh mạch.Tất cả các Tĩnh mạch này đều có các van Tĩnh mạch, để đảm bảo máu chỉ chảy theo một chiều từ cơ quan về tim, ngăn không cho máu chảy ngược lại. Các Tĩnh mạch này không bao giờ bị giãn, bệnh chủ yếu của hệ thống này là viêm tắc Tĩnh mạch.
2- Hệ Tĩnh mạch nông:
         Hệ Tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm: Tĩnh mạch hiển trong ( Tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài ( hay Tĩnh mạch hiển nhỏ), chứa 10% lượng máu của toàn hệ thống Tĩnh mạch.
       Tĩnh mạch hiển trong to, bắt nguồn từ các Tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong, rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi, cuối cùng đổ vào Tĩnh mạch đùi.
        Tĩnh mạch hiển ngoài nhỏ, cũng bắt nguồn từ các Tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân. Nhưng đi qua phía sau của mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo và đổ vào Tĩnh mạch khoeo.
       Các Tĩnh mạch nông đều có các van Tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược ra ngoại vi.Ở những chỗ các Tĩnh mạch này, đổ vào Tĩnh mạch sâu đều có các van Tĩnh mạch, rất chắc. Nhằm ngăn không cho dòng máu từ Tĩnh mạch sâu chảy ngược ra Tĩnh mạch nông. Bệnh lý suy Tĩnh mạch mạn tính thường hay xảy ra ở hệ thống này.
    3- Hệ Tĩnh mạch xuyên:
       Giữa 2 nhóm Tĩnh mạch nông, sâu và giữa 2 Tĩnh mạch của nhóm nông có rất nhiều nhánh nối với nhau, gọi là Tĩnh mạch xuyên (còn gọi là Tĩnh mạch nối, hay Tĩnh mạch thông). Các nhánh nối này, đóng vai trò rất quan trọng trong tuần hoàn Tĩnh mạch. Tất cả các Tĩnh mạch xuyên cũng đều có van. Ở những người khỏe, máu chỉ chảy theo một chiều từ các Tĩnh mạch nông và Tĩnh mạch sâu qua Tĩnh mạch thông.
       Máu di chuyển trong lòng Tĩnh mạch theo chiều từ nông vào sâu và từ dưới lên trên. Nhờ hệ thống van mở ra khi máu đi về trung tâm. Đóng lại không cho máu chảy ngược và lực hút do hoạt động của cơ hoành,  sức hút của tim; áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do cơ hoạt động co bóp.







 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH 
SUY GIÃN TĨNH MẠCH  VÀ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH TỨ CHI, ĐÃ ĐƯỢC ĐIÊU TRỊ. 



Ảnh bên dưới: Một số triệu chứng của bệnh " Suy giãn Tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch" tứ chi điển hình:
























1- Ví dụ ảnh bên dưới:  Quá trình chúng tôi chữa trị cho một cụ bà trên 90 tuổi ở TP Đà nẵng, bị viêm tắc Tĩnh mạch chân trái. Vì bệnh viện chữa trị không được, đã trả cụ về gia đình tự chữa. Nên gia đình đã liên hệ với chúng tôi và chúng tôi nhận chữa cho cụ, bằng phương pháp và các bài thuốc Đông y.
    Sau đây là một số hình ảnh minh họa quá trình chúng tôi chữa trị cho cụ già nói trên:
       

Ảnh trên: Chụp ngày 02/11/2015.



Ảnh trên: Chụp ngày 26/6/2015.





Ảnh trên: Bên trái chụp ngày 24/4/2015, ngày đầu tiên chúng tôi nhận chữa. 
                 Bên phải chụp ngày 30/4/2015, sau khi uống hết một thang thuốc Đông y .



2- Ví dụ dưới đây: Một số hình ảnh, quá trình chúng tôi điều trị cho một bệnh nhân ở Gia lâm - Hà Nội, bị viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi ( còn bài viết về diễn biến của bệnh nhân, ở dưới trang này độc giả nếu tìm hiểu, cần đọc sẽ biết rõ hơn). 











Ảnh trên: Chụp ngày 15 /10/ 2015.













Ảnh trên: Chụp ngày 8 /4/ 2015.









Ảnh trên: Chụp ngày 16 / 01 /2015 , ngày bắt đầu chúng tôi nhận chữa trị.






Ảnh trên: Chụp ngày 29/10/2015; 
        Đây là bệnh nhân nữ trên 30, có ba con. Do những lần sinh đẻ không kiêng cữ, tiếp xúc với nước, gió lạnh sớm, khi tắm lại kỳ kọ nhiều nên nổi gân xanh cả hai chân và hai tay. Bệnh nhân đã đi rất nhiều nơi chữa trị, nhưng không khỏi. Vừa qua bệnh nhân đi bệnh viện phẫu thuật, cắt một đoạn Tĩnh mạch chân trái ( đằng sau bụng chân).  Sau khi cắt Tĩnh mạch, những đám gân xanh nổi lên không còn nữa, nhưng bàn chân tự nhiên nóng đỏ và sưng đau, rất khó đi lại.
        Ngày 27/10/2015, bệnh nhân đã được gia đình đưa đến phòng khám của tôi khám và mua thuốc về nhà tự điều trị. Sau hai ngày uống thuốc và điều trị tại nhà, chân của bệnh nhân đã bớt sưng, đau như trước, như ảnh bên trên. 
   Tuy nhiên sau khi bệnh nhân này đã cắt Tĩnh mạch, hậu quả về sau như thế nào hiện chưa có thể biết được.
   Đây là một trường hợp đặc biệt, một bệnh nhân bị suy giãn Tĩnh mạch chi dưới đã đồng ý cho bệnh viện phẫu thuật, cắt đi một đoạn Tĩnh mạch sâu ( Tĩnh mạch chính ở sau bụng chân).
    Vậy chức năng đưa máu về Tim của Tĩnh mạch này không còn, thì những điều gì sẩy ra, mọi người hãy chờ xẹm hậu quả về sau trả lời sẽ biết!
     Chúng tôi đưa tin này để khuyến cáo với những bệnh nhân bị bệnh "suy giảm Tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch" để biết và tham khảo trong quá trình điều trị.

      - Trên đây là một số hình ảnh, minh họa về kết quả chữa bệnh của chúng tôi, cho một số bệnh nhân điển hình, bị bệnh SUY GIÃN TĨNH MẠCH và VIÊM TẮC TĨNH MẠCH tứ chi. Thông qua việc tìm hiểu qua Website: ngocongtinh.nghesi.vn, của tôi, các bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đã liên hệ với chúng tôi để chữa bệnh. Chúng tôi đã nhận lời và chữa trị theo phương pháp Đông y cho những bệnh nhân đó. Cuối cùng, việc chữa trị cho các bệnh nhân nói trên, chúng tôi đã thu được những kết quả như mong muốn. 

      - Độc giả nào có nhu cầu cần trao đổi việc gì, hoặc cần chữa bệnh hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
              Email : ngocongtinh48@gmail.com,            Website: ngocongtinh.nghesi.vn.
                   hoặc Facebook: Ngocongtinh,         Điện thoại di động0912 53 41 51.     
                                           
           
                                     Bài viết có bổ sung thêm so với bài viết những ngày trước đó.

                                                                                           Hà Nội, ngày 9 /3 /2017. 






PHẦN THAM KHẢO THÊM


      Tháng 7 năm 2013, chúng tôi đã viết bài này giới thiệu phương pháp và quy trình chữa bệnh này theo Đông y. Nay chúng tôi xin giới thiệu tiếp có bổ sung, sửa đổi bài viết lần trước để các độc giả tham khảo, như sau: 

  Chúng tôi có 2 loại thuốc chữa 2 dạng viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, gồm

 1- Thuốc chữa viêm tắc Tĩnh mạch đã và đang bị hoại tử ( Loại bệnh rất nặng, thâm đen):
  - Bệnh thường ở các ngón chân và cả bàn chân. Những phần bị thâm đen, khi dùng đủ liều thuốc thì những phần thâm đen ấy tự rụng và liền da. Còn những phần đang quá trình hoại tử  thì khỏi và trở lại bình thường. 


Ví dụ: Một bệnh nhân ở ngoài Bắc ( hình ảnh bên dưới), bị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân phải, đã chữa ở nhiều nơi mà không khỏi, không những tốn kém mà còn đau đớn vô cùng. 
Ngày 04/3/2015 gia đình gửi cho chúng tôi bước ảnh H-1, nhờ chúng tôi tư vấn cho cách chữa. Để điều trị bệnh này phải dùng đủ thuốc và điều trị theo một liệu trình nhất định. 

      Tuy nhiên, đối với bệnh nhân này, đã không điều trị đúng liệu trình và không dùng thuốc Đông y của chúng tôi, nên bệnh càng ngày càng nặng hơn.

 H-1                                                                  H-2                                            H -3


Về điều trị bệnh " suy giãn Tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch": Bệnh nhẹ thì dùng thuốc từ 1 ~ 3 đợt, còn bệnh nặng thì 6~ 7 đợt hoặc hơn nữa, dùng thuốc Đông y của chúng tôi thì khỏi bệnh. Sau đó những vùng bị hoại tử, nó sẽ dần dần teo đi và rụng ra.
 ( Phần xương rụng ấy, gia đình có thể chôn cất, lưu lại để khi nào bệnh nhân mất ( chết) sẽ cho vào quan tài theo, có nhiều ý nghĩa về sau. Tức là đáp ứng được yêu cầu theo quan niệm của dân gian: Sau này người ấy sang kiếp khác lại được làm người, vẫn lành lặn như thường, không bị tàn tật nữa....). 
Cụ thể đã có những người làm như vậy, chúng tôi đưa ra để mọi người biết mà tham khảo và tự lựa chọn, nếu có sự việc tương tự xẩy ra, sẽ xử lý như thế nào đấy cho hợp lý, hợp tình.
Phương pháp và bài thuốc chữa bệnh này là " Độc nhất vô nhị, chỉ có ở Việt Nam hiện nay". Đó là kiến thức và trí tuệ của người Việt Nam, đã biết kết hợp với những cây thuốc quý, hiếm đều sinh trưởng ở các địa phương tại Việt Nam chúng ta, mà chữa khỏi được bệnh này.
Kết quả bài thuốc chữa được tận gốc bệnh ( nguyên nhân gây ra bệnh) và cả ngọn bệnh ( triệu chứng, hiện tại của bệnh). Trong khi đó, chi phí chỉ bằng 1/10 số tiền, so với nếu phải đi bệnh viện cưa chân, tay hoặc tháo khớp...
Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ khỏe, hết đau đớn, trong thuốc điều trị có nhiều vị thuốc bổ nên người sẽ béo khỏe thêm.  

VÍ DỤMột số bệnh nhân dưới đây, đã được chúng tôi chữa trị kịp thời, dần dần khỏi bệnh. Nếu không chữa, để lâu hoặc chữa không đúng phương pháp thì sẽ bị hoại tử như chân của bệnh nhân nói trên.
Vì vậy gia đình nào có bệnh nhân bị bệnh "Viêm tắc và suy giảm tĩnh mạch tứ chi" hãy sớm điều trị để tránh hậu quả xấu sẩy ra về sau.
















Liệu trình và một đợt dùng thuốc điều trị như sau:
          Gia đình liên hệ với chúng tôi mua thuốc, về nhà bệnh nhân tự điều trị lấy. Nhưng phải theo đúng sự chỉ dẫn của chúng tôi, mới điều trị có kết quả.

        - Gồm, thuốc sắc để uống và thuốc đắp, thuốc ngâm ( sẽ có hướng dẫn cụ thể và chi tiết). 

1- Đối với thuốc sắc để uống:  Một đợt thuốc ( 10 thang thuốc) dùng trong khoảng 20 ngày  ~ 30 ngày. Bình quân 1 tháng thuốc sắc để uống từ 1~2 ngày, có thể là 3 ngày.
2- Đối với thuốc đắp: Những trường hợp bệnh nhân do viêm tắc tĩnh mạch gây ra, có những điểm hoại tử, lở loét, đau nhức phải dùng đến thuốc đắp hoặc thuốc ngâm ( bôi) để hút mủ, sát trùng và diệt giòi bọ nếu có.
        - Những bệnh nặng phải điều trị liên tục từ 1 ~ 6 đợt thuốc như trên, có khi còn nhiều hơn thế, thì mới khỏi được bệnh. Tuy nhiên, những phần họa tử ( như các ngón chân, ngón tay...) sẽ bị thâm đen và dần dần rụng đi. Những trường hợp này là phải giữ vệ sinh cho thật tốt vết để tránh nhiễm trùng. 
       - Khi bệnh nhân uống những thang thuốc đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy có sự đau tức, hoặc khi đại tiện, tiểu tiện có sự khác thường, đó là bệnh đang trong quá trình chuyển biến tốt lên. Do đó bệnh nhân cứ yên tâm mà điều trị cho nhanh khỏi bệnh. 
     - Tùy từng bệnh nhân, uống thuốc đủ liều và thực hiện đầy đủ, đúng theo như chỉ dẫn của chúng tôi, thì những phần bị hoại tử, thâm đen sẽ dần dần rụng ra. Cuối cùng phía trên phần rụng đó, da thịt tự nó bồi đắp kín, vết thương cứ thế lành lặn và khỏi hẳn. 
     - Sau khi khỏi bệnh, tức là bệnh đã được trừ tận gốc, nên không còn tái phát nữa. Người bệnh sẽ ăn ngủ được và béo khỏe ra. Đã có rất nhiều người được chữa khỏi bệnh này và đều được khỏe mạnh trở lại. 
      Nhưng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng, sau khi khỏi bệnh sẽ để lại khuyết tật ở tay, hoặc chân so với bình thường, là do các ngón tay, ngón chân rụng ra rồi mất đi.

 2- Thuốc chữa suy giãn Tĩnh mạch tứ chi ( bệnh còn ở giai đoạn đầu của viêm tắc tĩnh mạch, còn nhẹ).
     - Bệnh thường ở bụng chân, gót chân, trên đùi và có ít ở trên tay: Nóng đỏ, sưng đau hoặc ngoằn ngoèo như giun bò ,như hình minh họa bên dưới.

   - Gồm thuốc sắc để uống hoặc nếu bệnh nhân uống được rượu thì có thuốc ngâm rượu uống thêm cho tăng thêm hiệu quả. Một đợt điều trị dùng thuốc sắc uống trong khoảng 20 ngày  ~ 30 ngày. Một tháng thuốc sắc để uống bình quân từ 1~2 ngày.
   - Bệnh suy giãn tĩnh mạch là giai đoạn đầu của bệnh viêm tắc tĩnh mạch, nên số đợt điều trị sẽ ít hơn. Thường dùng liên tục từ 1 ~ 3 đợt thuốc điều trị thì sẽ khỏi được bệnh.         
  Lưu ý:  
      -  Dùng phương pháp chữa như trên, không hề đau đớn. Lại không phải phẫu thuật như theo Tây y, nên không tốn kém và nguy hiểm.
     - Bệnh nhân nào có nhu cầu chữa một trong hai loại bệnh nói trên, hãy liên hệ với chúng tôi. Trước tiên gửi từ 3 ~4 ảnh, chụp ở 3 ~ 4 vị trí, các góc độ bị bệnh, cho chúng tôi theo địa chỉ:
 Email: Ngocongtinh48@gmail. com, hoặc Facebook: ngocongtinh, để chúng tôi nghiên cứu và đề ra phác đồ điều trị.      
     -  Bệnh nhân nào hoặc người nhà của bệnh nhân, cần liên hệ chữa bệnh, hãy trao đổi với chúng tôi qua điện thoại di động: 0912 53 41 51, cho nhanh và cụ thể . 
      Sau khi hai bên trao đổi và đi đến thống nhất, bệnh nhân cần chữa bệnh và mua thuốc, hãy chuyển tiền cho chúng tôi theo Tài khoản ngân hàng. 
       Tiếp đó chứng tôi sẽ chuyển thuốc đến tên, địa chỉ của gia đình, qua đường chuyển phát nhanh của Bưu điện, xa nhất cũng chỉ 2~3 ngày là thuốc đến nơi. 
        Trong thuốc, chúng tôi sẽ hướng dẫn rất cụ thể việc sử dụng loại thuốc đó.
       - Độc giả nào có nhu cầu cần trao đổi việc gì, hoặc cần chữa bệnh hãy liên hệ với chúng tôi qua:
              Email : ngocongtinh48@gmail.com   hoặc Facebook: Ngocongtinh,
                          Điện thoại di động0912 53 41 51.     
                                           

                                                                                  Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015.






BỆNH VIÊM TẮC TĨNH MẠCH TỨ CHI
 DO PHONG HÀN, TÁO THẤP GÂY RA.








Bài và ảnh: Lương y Ngô Công Tình - ảnh chụp ngày 16/01/2015, tại Hà Nội.

     Ảnh trên: Cụ bà là bệnh nhân năm nay gần 80 tuổi. Sau một đợt bị cảm ốm, chỉ 1~2 ngày sau các ngón chân, ngón tay tự nhiên thâm tím và đau đớn vô cùng. Gia đình đã đưa cụ đi điều trị tại bệnh viện cấp Quận và bệnh viện Tim mạch TW, tất cả gần chục ngày mà không khỏi. Thấy cụ già yếu, không thể tháo khớp được nên bệnh viện đã cho cụ xuất viện, trả cụ về nhà tự chữa. 
        Những ngày nằm viện và ở nhà cụ không ăn, không ngủ được, chỉ có ngồi chịu đau, các con phải phục vụ mọi sinh hoạt cho cụ. 
         Trong khi đó, bác sĩ ở quê tiếp cho cụ một chai đạm, còn bệnh viên thì đã truyền cho cụ trên 20 chai nước. Đạm và nước truyền vào, người cụ càng lạnh, bệnh càng đau, hai bàn tay, hai bàn chân sưng phồng và thâm tím...
         Biết và đọc tin trên  trang Website của tôi, gia đình đã điện và nhờ tôi đến giúp xem bệnh cho cụ. Rất may, nhà cụ ở gần trên đường tôi từ quê Bắc Ninh về Hà Nội. Mặc dù mưa to, gió lớn và rét buốt, ngày 11 tháng 01 năm 2015, tôi đã tranh thủ đến nhà khám bệnh cho cụ.
           Theo tôi chẩn đoán: Bệnh của cụ là do phong Hàn và phong Thấp gây ra. Tuy nhiên bệnh mới phát, nên còn dễ chữa. Nếu để lâu không chữa, lại chữa không đúng phương pháp, thì cả hai bàn chân, hai bàn tay đó sẽ bị hoại tử hết. Lúc đó, cụ phải đi bệnh viện tháo khớp cả tứ chi, thì vô cùng đau đớn và tốn kém. 
            Tôi đưa ra phương pháp điều trị là:  Dùng bài thuốc Đông y để: Khu phong, tán Hàn, trừ Thấp, khứ ứ, hoạt Huyết, bổ Thận, mát Gan, lợi tiểu, thông tiện ... uống một, hoặc hai đợt thuốc là bệnh sẽ đỡ dần và khỏi. Nghe tôi nói như vậy, gia đình cụ rất yên tâm và phấn khởi.
           Ngay chiều ngày 11 tháng 01 năm 2015, gia đình cụ đã cho người đến nhà tôi ở Hà Nội lấy thuốc. Thuốc về, là gia đình sắc cho cụ uống ngay. 
           Chiều 14 tháng 01, một người con của cụ đã thông báo cho tôi biết, bệnh của cụ đã đỡ nhiều, bớt đau, đêm đã ngủ được. Đặc biệt là cụ đã đi lại nhúc nhắc được đôi chút. Nghe nói vậy, tôi rất mừng cho cụ và gia đình.
          Sáng 16 tháng 01 năm 2015, tôi đã đến nhà thăm lại bệnh cho cụ. Thấy cụ bớt đau, bệnh đã thuyên giảm nhiều, người tỉnh táo, đi lại trong nhà khá hơn. Thấy tận mắt cụ như vậy, tôi càng mừng.
          Tuy nhiên, theo tôi, một số ngón chân, ngón tay của cụ thâm tím coi như đã bị hoại tử. Tuy những ngón đó bớt đau, vẫn cử động bình thường được, nhưng về lâu dài khó có thể trở lại như cũ, mà có thể trở thành cố tật.
        Với trường hợp bệnh nhân như trên, chúng tôi giới thiệu để các bạn đọc biết mà tham khảo. Nếu chẳng may, độc giả nào có người thân bị bệnh như vậy, hãy sớm trao đổi với chúng tôi, để chúng tôi tư vấn cho cách điều trị. Hoặc kịp thời cần chúng tôi chữa trị cho, thì bệnh sẽ nhanh khỏi,  lại hạn chế được hậu quả để lại về sau. 
          Địa chỉ cần liên hệ:
   Email : ngocongtinh48@gmail.com   hoặc Facebook: Ngocongtinh,
       Điện thoại di động0912 53 41 51.     
                                                                                  Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2015.








BẠN CẦN BIẾT
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH 
VÀ VIÊM TẮC TĨM MẠCH TỨ CHI 


         Qua theo dõi và trực tiếp chữa bệnh cho các bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch và viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi nói chung, tôi tạm chia ra làm 2 loại, như sau:

          1- Bệnh nặng: Các ngón chân, ngón tay đã bị hoại tử, thâm đen do bị viêm tắc Tĩnh mạch.

           Những bệnh nhân là đối tượng loại này, đa số là các cụ ông, cụ bà từ 80 tuổi đến trên 90 tuổi, một số ít là trên 70 tuổi. Trong số này, nhiều người bị bệnh cao áp huyết, bệnh đái đường, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, bệnh thấp khớp, bệnh viêm đa khớp....
              Ngoài ra, một số người trẻ tuổi cũng bị, là do ngón tay, ngón chân bị vật lạ đâm vào, như: Mảnh chai, mảnh kính, đinh nhọn, mụn nhọt...v.v...lại không chữa trị kịp thời, không đúng phương pháp, nên bị nhiễm trùng. Có trường hợp bị bệnh vi trùng uốn ván, hoặc gây ra hoại tử vùng bị thương. Lâu ngày các Động mạch và Tĩnh mạch cũng bị họai tử, rồi vỡ ra. Do đó, máu không lưu thông được, không nuôi dưỡng được những vùng bị tổn thương, lâu dần vùng đó bị thâm đen, đau đớn vô cùng.
             Gần đây nhất, tôi có nhận chữa cho một bệnh nhân, anh này năm nay trên 40 tuổi, do bị viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, hiện đã bị cắt hai chân đến đùi. Tháng 7 vừa qua anh lại phải đi viện, bệnh viện đã cắt ở cả hai bàn tay, mỗi bàn tay cắt từ 2 ~ 3 ngón tay của anh.
            Ngày 04 tháng 8 năm 2014 vừa qua, người nhà anh ấy trực tiếp đến mua thuốc của tôi và cho biết: 
        Năm 2003, anh ấy lội xuống ao của nhà, chẳng may bị một cái gai găm vào ngón chân. Ngón chân sưng lên, lâu ngày bị hoại tử và bị bệnh vi trùng uốn ván. Khi đi viện, chữa khỏi được bệnh vi trùng uốn ván gây ra. Khi về nhà, thì ngón chân bị thương đó vẫn không khỏi và ngày càng đau đớn hơn, lan ra cả bàn chân. Anh ấy lại phải đi nằm viện, bệnh viện đã cắt bỏ nửa bàn chân cho anh. Tuy vậy, bệnh vẫn không khỏi, ít lâu sau, bệnh càng ngày càng nặng, bệnh viện đã phải cắt bỏ đến đùi cho anh. 
            Năm năm sau đó, bệnh lại lan sang chân bên kia, bệnh viện lại phải cắt đến đùi cho anh. Tháng 7 vừa qua bệnh lại lan đến hai tay và cả hai bàn tay của anh đã phải cắt bỏ đi mấy ngón.
            Qua câu chuyện nói trên cho thấy, đúng như các cụ chúng ta vẫn nói: " Cái sảy nó nảy cái ung", đúng là như vậy.
            Đây là một câu chuyện có thực, cũng là một thông điệp của tôi, muốn gửi đến các độc giả trong và ngoài nước được biết, để khi có bệnh cần phải được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp, nhất là bệnh viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, đã nói ở trên.
        
          2- Bệnh nhẹ: Là bệnh suy giãn Tĩnh mạch.
                 Như chúng tôi đã phân tích về bệnh suy giảm Tĩnh mạch. Bệnh này là hiện tượng của giai đoạn đầu của bệnh  viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi.
                 Đối tượng của bệnh này thường là các ông, các bà trên 50 tuổi. Thậm chí có cả nam, lẫn nữ, thường từ 25 đến 45 tuổi, tỉnh, thành phố nào cũng có. Đặc biệt một số người hay ngồi thiền, tụng kinh, niệm phật, hay những người là nữ tu sĩ ở các nhà thờ đạo, cũng có người mắc phải bệnh này. Tất cả là do ngồi lâu, ít vận động.
             Còn một số khác là phụ nữ đang ở tuối sinh đẻ cũng bị bệnh nhiều. Số này, sau khi sinh, đẻ đã không kiêng kỵ kỹ, sớm tiếp xúc với sương, gió, nắng, mưa, nước lạnh nhiều, nên bị mắc phải bệnh. Triệu chứng là tay, chân sưng nóng đỏ, nổi gân xanh, gân đỏ, trong người khó chịu và mất thẩm mỹ.
               Có nhiều trường hợp là nam giới, là bộ đội đóng quân nơi biên giới, hải đảo hoặc có một số là thủy thủ đi tàu viễn dương cũng bị. Những trường hợp này, bị bệnh đa số là thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa, phong tà, ẩm thấp.....làm cho kinh mạch trong người bị tắc nghẽn; gây nên Khí trệ, Huyết ứ, máu không lưu thông được bình thường. Do đó, mà gây nên hiện tượng máu đông trên các thành mạch. Làm cho gân cơ co cứng, nóng đỏ sưng đau, đi lại khó khăn, tinh thần buồn bã.
              Bệnh suy giãn tĩnh mạch, tuy nhẹ hơn nhiều so với bệnh viêm tắc Tĩnh mạch, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, không đúng phương pháp, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, lúc đó sẽ gây nên những hậu quả rất xấu sẩy ra (như đã giới thiệu ở trên).
             Để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, tùy từng đối tượng và từng nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi dùng thuốc Đông y ( gồm thuốc Nam và thuốc Bắc, là loại thuốc thang phải sắc). Thuốc chữa bệnh loại này, gồm các nhóm thuốc, như sau: Khu Phong, tán Hàn, trừ Thấp ( đối với muà đông), hoặc thanh nhiệt giải độc (đối với mùa hè). 
              Thêm vào đó là các nhóm thuốc để tiêu tích Khí trệ, Huyết ứ; khứ ứ, hoạt Huyết; bổ Thận, mát Gan, nhuận tràng, thông tiện, an thần định chí...
               Với những phương pháp chữa bệnh và dùng bài thuốc như trên, từ khi giới thiệu hai loại bệnh này, qua Website của tôi trên mạng Internet, hơn một năm qua, tôi đã chữa cho rất nhiều người khỏi được bệnh, với chi phí thấp, lại không phải đi xa, không tốn kém gì.  
      Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh điển hình, một số bệnh nhân mà tôi đã chữa khỏi, về bệnh suy giãn Tĩnh mạch và bệnh viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi, như sau:








Các ảnh trên:
           Phương pháp chữa các dạng do viêm tắc tĩnh mạch là vừa uống thuốc và chích các vùng máu đông tích tụ.

     Những hình ảnh trên đây là bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, chủ yếu do bệnh Phong thấp gây ra
Thường bệnh này, nó chạy từ trên người xuống dưới bàn chân là chủ yếu. Có khi nó chạy từ chân phải sang chân trái, nếu bị chân trái thường là rất nặng. 
   Biện pháp chữa trị của bên Tây y, họ tháo khớp hoặc cưa chân là chính, vậy rất đau đớn và tốn kém.
    Bệnh này cần chữa trị sớm bằng thuốc Đông y, nếu không có thể dẫn đến hoại tử cả bàn chân hoặc cả chân thì rất nguy hiểm.  
     Phương pháp điều trị của Đông y là kết hợp giữa uống thuốc với việc hút hết máu độc ra ở những vùng bị thâm tím, thì mới có khả năng nhanh khỏi bệnh ( như 3 hình ảnh bên trên - chụp 28/10/2014).





     Còn ảnh trên ( chụp đầu tháng 10/ 2014), đây là chân trái của một bệnh nhân đã hoại tử hoàn toàn bàn chân ( do bệnh Phong thấp chạy từ chân phải sang). Khi chích máu ở xung quanh bàn chân chỉ thấy dịch nước vàng chảy ra, không có một giọt máu nào. Cả bàn chân tê bì, không cảm giác thấy đau đớn gì. Các ngón chân, đều thâm khô không còn giọt máu. Từ đầu gối trở xuống đến khuỷu chân, sưng to, đau đớn, thâm tím hết, chích chỗ nào máu loãng chảy ra đen như nước Maggri, Xì dầu. 
    Đây là trường hợp rất nặng, bệnh nhân này sau khi điều trị bằng thuốc Đông y khoảng 20 ngày thì  từ dóng chân đến cả bàn chân bên trái đã tự rụng ra, bớt đau đớn. Nhưng nếu dùng thuốc tiếp tục thì phần còn lại tự liền và khỏi hẳn. Tuy nhiên cần phải giữ gìn cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
    
    Chúng tôi xin giới thiệu thêm một số trường hợp bệnh Viêm tắc tĩnh mạch và Suy giảm tĩnh mạch chi dưới ở trên, để các độc giả tham khảo. 


                                                                          Bài viết có phần bổ sung thêm so với kỳ trước
                                                                            Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2014.               





Phần lý luận cơ bản về


BỆNH VIÊM TẮC TĨNH MẠCH CHI DƯỚI 


          I- VIÊM TẮC TĨNH MẠCH CHI DƯỚI LÀ GÌ?
         Viêm tắc và suy giảm Tĩnh mạch chi dưới ( chân), là tình trạng viêm có liên quan đến cục máu đông trong Tĩnh mạch chi. Hiện nay các bệnh lý về Tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến. Song, theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do trường đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ xướng thì đa số bệnh nhân (77,6%) không hề biết về bệnh Tĩnh mạch trước đó. Điều này phản ánh thực trạng về bệnh lý Tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng.
         Trong đó, có 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% bệnh nhân được điều trị không đúng phương pháp. Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như Aspirin, lợi tiểu…Do đó bạn phải quan tâm đến các triệu chứng của bệnh để khám và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. 
       Vậy biểu hiện của bệnh viêm tắc Tĩnh mạch chi như thế nào? 
      Ở giai đoạn đầu, chân xuất hiện những đám Tĩnh mạch nổi ở dưới da, tạo thành hình vằn vện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân, hoặc chằng chịt như hình mạng nhện rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lâu dần, máu bị ứ trệ ở chân gây căng tức bắp chân, nặng chân, mỏi chân, đau tê, phù…gây khó chịu. Sự khó chịu đó sẽ giảm khi vận động hoặc gác chân lên cao. Ở mức độ nặng hơn nữa, màu da ở chân sẽ đổi màu, bị chàm. Tình trạng viêm tắc Tĩnh mạch này có thể gây biến chứng loét, hoại tứ chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
       Viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới được chia làm hai loại:
         a-  Viêm tắc Tĩnh mạch nông chi dưới xảy ra ở các Tĩnh mạch nông, thường gặp khi bệnh nhân bị giãn Tĩnh mạch nông.
        b-  Viêm Tắc tĩnh mạch sâu chi dưới thường gặp sau chấn thương, bỏng, sinh khó hoặc sẩy thai ở phụ nữ hay sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa, tiết niệu.
           Bệnh có tỷ lệ mắc tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác như: Tư thế đứng, nghề nghiệp, béo phì và chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa. Đây là một bệnh lý rất phức tạp, cần được theo dõi để chẩn đoán xác định và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.


       

                
Bệnh viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới ( chân).

 
      Viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới có khi còn ảnh hưởng đến sự suy giãn Tĩnh mạch chi dưới ( chân), hay suy van Tĩnh mạch chi dưới là chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về Tim của hệ thống Tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về Huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm.
         Có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối...
        Suy giãn Tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới, tức là chân. Do hệ thống Tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trong lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
           Tĩnh mạch chân bị suy giãn mạn tính thường ít nguy hiểm, nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...      

 

Bệnh suy giãn Tĩnh mạch chân.


       Nguyên nhân của bệnh suy giãn Tĩnh mạch chân mạn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đã xác định bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn Tĩnh mạch chân. Gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ Tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
          a- Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch...
         b- Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
        c- Các yếu tố nguy cơ như: chế độ làm việc (phải đứng nhiều, làm việc trong môi trường ẩm thấp), béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin.
         Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về cấu tạo, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và phương pháp chữa bệnh viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới, để mọi người tham khảo và nghiên cứu. Từ đó, hãy quan tâm đến loại bệnh này của mình và người thân của mình. Mà sớm chủ động phòng bệnh và chữa bệnh sao cho kịp thời, đúng phương pháp, để tránh hậu quả đáng tiếc về sau: 



II- ĐỘNG MẠCH VÀ TĨNH MẠCH CÓ GÌ KHÁC NHAU 
        Trong cơ thể con người có 2 hệ thống đường ống: Một to, một nhỏ đều nối đến Tim, đó là hệ Tuần hoàn. Hệ thống nhỏ đi từ Tim đến Phổi, rồi lại trở về Tim. Còn hệ thống ống to thì đi từ Tim đi đến các bộ phận khác trong cơ thể.
         Những đường ống to chính là Động mạch, Tĩnh mạch và Mao mạch. Trong Động mạch, máu từ Tim ra. Trong Tĩnh mạch, máu từ các bộ phận quay trở lại Tim.
        Thông thường Động mạch đưa máu tinh khiết đi đến các bộ phận trong cơ thể. Còn Tĩnh mạch lại đem máu chứa đầy chất thải quay trở lại Tim.
       Mao mạch rất nhỏ, đưa máu từ Động mạch sang Tĩnh mạch.
      Động mạch lớn nhất xa quả Tim có van. Những mạch máu đó do nhiều bắp thịt có tính đàn hồi cấu tạo nên, có thể giãn ra hoặc co vào. Máu trong Động mạch có màu đỏ tươi, chảy theo dạng xung.
    Tĩnh mạch ở gần bề mặt da, máu trong Tĩnh mạch tương đối sẫm, chảy cũng tương đối đều. Các phần của Tĩnh mạch cứ cách một đoạn lại có một van.

Cấu tạo Tĩnh mạch chi dưới theo Tây y.
Tĩnh mạch là một hệ thống các mạch máu phân bố khắp cơ thể. Có vai trò luân chuyển máu từ các cơ quan về tim, sau khi hệ Động mạch dẫn máu mang Ô xy từ Tim đi nuôi các cơ quan. Hệ thống Tĩnh mạch ở chân, được gọi là Tĩnh mạch chi dưới, được chia làm 3 hệ: Tĩnh mạch sâu, Tĩnh mạch nông và Tĩnh mạch xuyên.
 


                                    Hình trên: Van Tĩnh mạch mở, cho máu trở về tim;
                                   Hình dưới: Van Tĩnh mạch đóng, không cho máu chảy ngược lại.

1- Hệ Tĩnh mạch sâu:
       Các Tĩnh mạch này đi song hành với các Động mạch, đưa máu trở về Tĩnh mạch đùi rồi Tĩnh mạch chân, chứa tới 90% lượng máu của toàn hệ Tĩnh mạch.Tất cả các Tĩnh mạch này đều có các van Tĩnh mạch, để đảm bảo máu chỉ chảy theo một chiều từ cơ quan về tim, ngăn không cho máu chảy ngược lại. Các Tĩnh mạch này không bao giờ bị giãn, bệnh chủ yếu của hệ thống này là viêm tắc Tĩnh mạch.
2- Hệ Tĩnh mạch nông:
         Hệ Tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm: Tĩnh mạch hiển trong ( Tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài ( hay Tĩnh mạch hiển nhỏ), chứa 10% lượng máu của toàn hệ thống Tĩnh mạch.
       Tĩnh mạch hiển trong to, bắt nguồn từ các Tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong, rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi, cuối cùng đổ vào Tĩnh mạch đùi.
        Tĩnh mạch hiển ngoài nhỏ, cũng bắt nguồn từ các Tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân. Nhưng đi qua phía sau của mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo và đổ vào Tĩnh mạch khoeo.
       Các Tĩnh mạch nông đều có các van Tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược ra ngoại vi.Ở những chỗ các Tĩnh mạch này, đổ vào Tĩnh mạch sâu đều có các van Tĩnh mạch, rất chắc. Nhằm ngăn không cho dòng máu từ Tĩnh mạch sâu chảy ngược ra Tĩnh mạch nông. Bệnh lý suy Tĩnh mạch mạn tính thường hay xảy ra ở hệ thống này.
    3- Hệ Tĩnh mạch xuyên:
       Giữa 2 nhóm Tĩnh mạch nông, sâu và giữa 2 Tĩnh mạch của nhóm nông có rất nhiều nhánh nối với nhau, gọi là Tĩnh mạch xuyên (còn gọi là Tĩnh mạch nối, hay Tĩnh mạch thông). Các nhánh nối này, đóng vai trò rất quan trọng trong tuần hoàn Tĩnh mạch. Tất cả các Tĩnh mạch xuyên cũng đều có van. Ở những người khỏe, máu chỉ chảy theo một chiều từ các Tĩnh mạch nông và Tĩnh mạch sâu qua Tĩnh mạch thông.
       Máu di chuyển trong lòng Tĩnh mạch theo chiều từ nông vào sâu và từ dưới lên trên. Nhờ hệ thống van mở ra khi máu đi về trung tâm. Đóng lại không cho máu chảy ngược và lực hút do hoạt động của cơ hoành,  sức hút của tim; áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do cơ hoạt động co bóp.





 Hiện trạng bệnh nhân bị tắc Tĩnh mạch bàn chân.



       III- ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TẮC TĨNH MẠCH CHI DƯỚI.

            Viêm tắc Tĩnh mạch, Đông y gọi là "thoát thư". Bệnh thường thấy ở tay, chân. Hay gặp nhiều nhất là ở chân. Bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch.
          Nguyên nhân chủ yếu là do mạch lạc bị nghẽn tắc. Khí, Huyết không được lưu thông, tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng, gây ra hoại tử.
     Bệnh có thể chia ra làm 3 thời kỳ:
     1 - Thời kỳ đầu: Vệ khí, Dinh, Huyết không điều hoà, máu lưu thông kém, đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, ngón chân. Nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại như kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi.
    2-   Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ, Huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ, dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được.
   3-   Thời kỳ cuối: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hoá hoả, hoả độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tuỳ thuộc vào hoả độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít. Cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử thậm chí rụng đốt xương.




                                     Hậu quả của bệnh viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới (bàn chân).

Sau đây là một số bài thuốc điều trị sớm khi biết có hiện tượng bệnh viêm tắc Tĩnh mạch tứ chi ( tay, chân) để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Lưu ý:  Những bài thuốc này không thể chữa được những chi đã bị hoại tử. Khi những chi bị hoại tử, nên chữa theo phương pháp như giới thiệu ở đầu trang này.
 
            1- Thể hư Hàn ( lạnh):
Triệu chứng: Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu. Cẳng chân, hoặc cẳng tay hay giật; đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi). Tiểu tiện nước trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch trầm trì vô lực.
Phương pháp điều trị: Khư Phong, tán Hàn, trừ Thấp, ôn kinh, hoạt Huyết, thông lạc.
Bài thuốc 1: Độc hoạt, Ma hoàng, Quế chi, Đan sâm, Thổ phục linh, Liên kiều, Hoàng kỳ, Đương quy, Trạch tả, Cam thảo. Mỗi vị 10g; riêng Quế chi, Cam thảo mỗi vị 5g, sắc uống ngày một thang.
 2- Thể Khí trệ, Huyết ứ:
Triệu chứng: Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt rứt dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm, mạch trầm tế.
            Phương pháp điều trị: Hoạt Huyết khứ ứ, hành Khí giải uất.
Bài thuốc 2 : Xuyên khung, Đan sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Sinh địa, Trần bì, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Mộc thông, Liên nhục, Cam thảo. Mỗi vị 10g, riêng Cam thảo 5 g; sắc uống ngày một thang.
3- Thể nhiệt độc thịnh:
Triệu chứng: Sắc mặt sạm khô, người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng. Đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử. Chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng; mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt Huyết thông lạc.
Bài thuốc 3: Bồ công anh, Kim Ngân Hoa, Liên kiều, Ma hoàng, Bán hạ, Xuyên khung, Đào nhân, Tỳ giải, Mộc thông, Đương quy, Hoàng kỳ, Huyền sâm, Cam thảo. Mỗi vị 10g, riêng Cam thảo 5 g; sắc uống ngày một thang.

Lưu ý:   
        Bệnh viêm tắc Tĩnh mạch nói chung, cần được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và chủ yếu phải dùng thuốc Đông y chữa mới khỏi nhanh bệnh, đạt hiệu quả cao, chi phí lại thấp...
 Nếu thấy từ hai bụng chân, xuống hai bàn chân căng phù, nóng đỏ là có hiện tượng viêm tắc Tĩnh mạch giai đoạn đầu. Hiện tượng này thường được gọi là " bệnh suy giảm Tĩnh mạch".
Phương pháp chữa: Trước tiên kiếm một vài nắm lá có tinh dầu, như lá: Dâu, bưởi, chanh, tre, sả, củ gừng, thêm ít muối...đun sôi kỹ. Tiếp theo lấy một tấm vải rộng, khổ lớn hoặc vỏ chăn quấn chùm hai chân, đặt 2 chân lên hai thanh tre hoặc gỗ chắc chắn gác trên nồi nước xông, xông từ đầu gối trở xuống. Xông hơ có tác dụng làm cho 2 chân đổ càng nhiều mồ hôi càng tốt. Mồ hôi đổ ra được, thì bệnh sẽ khỏi dần. Cứ thế có thể xông tiếp thêm 1, 2 lần nữa, kết hợp với uống thuốc Đông y như trên, chắc chắn hai chân sẽ trở lại bình thường. Hàng ngày, kết hợp nước Gừng, pha ít muối đun nóng ấm ngâm chân và xoa bóp, vận động cho Khí, Huyết lưu thông. 
Những người làm việc, hai chân thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh lâu, nhất là mùa đông, buổi tối trước khi đi ngủ, cần ngâm hai chân với nước nóng như trên để phòng bệnh viêm tắc nh mạch và bệnh tê thấp. 
Có thể dùng cái sấy tóc hơ hai chân bị lạnh, thay cho việc ngâm chân như trên cũng rất tốt. Nhất là các các cụ già về mùa đông giá rét, hai chân thường lạnh cứng, nên dùng nước gừng nóng ngâm chân cho các cụ. Hoặc lấy cái sấy tóc hơ chân cho các cụ để Khí, Huyết được lưu thông, sẽ hạn chế được bệnh viêm tắc Tĩnh mạch chi dưới.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có chửa cấm dùng 03 bài thuốc nói trên. Vì trong các bài này có nhiều vị phá Khí và phá Huyết, nếu dùng thì sẽ bị sẩy thai.
                                                                                          
                                                                                                       Hà Nội, tháng 7 năm 2013
                                                                                              Bài viết có tham khảo Báo SK&ĐS.


0 nhận xét: