Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Thuốc chữa bệnh sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, lở loét miệng ( Mục chữa bệnh).








Năm 2014, là đây, 
Chúc các Độc giả, tràn đầy sức xuân.
Vì mình, vì Nước, vì dân,
Đẩy lùi bệnh tật, đang cần chúng ta.
Mỗi người Độc giả gần, xa,
Chung tay, góp sức ắt là Thành công!



     Nhân dịp năm mới Giáp ngọ 2014, Tôi xin chúc các Độc giả và toàn thể gia đình: Sang năm mới đạt được nhiều Thắng lợi mới!
   Tôi xin chân thành cảm ơn các Độc giả, năm 2013 đã có trên 15 700 lượt các Độc giả đón đọc và chia sẻ cùng trang Website này của tôi!                                                                                     
                                                                                                Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2014.
                                                                                                                 Ngô Công Tình
















        Đầu xuân, năm 2014 tôi xin kính tặng nhân dân ta,cũng như các độc giả trong và ngoài nước một Bài thuốc đặc biệt, người nào cũng sẽ cần đến nhiều lần trên đời để phòng và chữa bệnh: 



BÀI THUỐC NAM 
ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA CÁC BỆNH VỀ RĂNG - MIỆNG.

          LỜI NÓI ĐẦU: 
          Mỗi một con người được sinh ra, lớn lên và về già, ở bất kỳ Quốc gia nào, thời đại nào đi chăng nữa, cũng nhiều lần mắc phải các bệnh về răng - miệng .
        Hiện nay, trên thế giới chưa thấy nước nào có những bài thuốc và có phương pháp nào hay, đơn giản để giúp cho mọi người trong xã hội, tự mình áp dụng vào việc ngăn ngừa, phòng chống được các bệnh tật.
        Tôi xin giới thiệu bài viết, với một mục đích và ý nghĩa rất đặc biệt, được coi là có giá trị nhất của đời tôi đăng trên Website này. Nhằm đề xuất và kính tặng cho nhân dân và Đất nước ta, cũng như nhân dân thế giới về:  "Bài thuốc để Phòng và Chữa các bệnh về Răng - miệng ".        
        Mong rằng, các thế hệ người Việt Nam chúng ta, ở trong nước và ngoài nước, thậm chí cả người nước ngoài, hãy nhiệt tình hưởng ứng và thường xuyên áp dụng Bài thuốc này, vào thực tế hàng ngày.
       Bài thuốc rất là đơn giản, người nào cũng áp dụng được. Nhưng ý tưởng và phương pháp nói trên, mà lại được đông đảo mọi người trong Cộng đồng, xã hội hưởng ứng mới là Vĩ đại!  
       Cả nước làm được như vậy, tin rằng rồi đây: Việt Nam ta sẽ là nước đầu tiên trên Thế giới khống chế lâu dài được các bệnh về răng - miệng!
                                                                           (Lương y Ngô Công Tình - 01/01/2014) .   

                     
 THẬT  VẬY:
                 Nhân dân ta vẫn thường nói:
“ Thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng”.
Hoặc “ Cái răng, cái tóc là góc con người”

               Nói như vậy, mới thấy răng và miệng của mỗi con người quý giá biết chừng nào!




            NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP
            PHÒNG VÀ CHỮA CÁC BỆNH VỀ RĂNG - MIỆNG.

Bệnh răng - miệng nói chung thường hay gặp ở mọi lứa tuổi, nước nào cũng có. Đặc biệt Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh này thuộc hàng cao nhất thế giới. Trong đó, một số tỉnh phía Nam nước ta, người dân thường hay ăn ngọt, uống nước lạnh nhiều nên có tỷ lệ cao hơn so với cả nước. 
Nói chung, bệnh răng - miệng đều do các loại vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong răng, miệng gây ra. Đối tượng mắc bệnh này, thường bắt đầu từ trẻ em là chính.
Nên việc phòng bệnh và chữa bệnh răng - miệng, cũng hãy bắt đầu từ những đối tượng này trở đi.
Bệnh về răng - miệng gồm một số bệnh cụ thể, như sau: Sâu răng, viêm lợi (tức viêm bọng răng), chảy máu chân răng, răng lung lay, lở loét miệng ...
 
1- Bệnh sâu răng.
Sâu răng gây ra đau buốt, có thể làm vỡ răng, làm mất thẩm mỹ và gây ra hôi miệng. Nó còn ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sức khỏe và sự tiếp súc với mọi người xung quanh.
a- Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng là do vi khuẩn, chất đường trong thức ăn còn tồn tại trong răng - miệng. Những vi khuẩn loại này bám vào bề mặt răng, tiêu hóa chất đường để tạo ra A xít. Chúng ăn mòn chất vô cơ ở men răng, gây ra tiêu tủy răng, làm thành lỗ sâu (thường gọi là sâu cối).
b- Triệu chứng của bệnh sâu răng.
Răng bị sâu khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt… sẽ gây ra đau, buốt. Nếu tủy răng bị viêm, lại không được vệ sinh thường xuyên có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng.
Đối với trẻ em, nếu bị nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này. Đặc biệt, có trường hợp nhiễm trùng răng sữa gây ra nhiễm trùng Huyết ( tức nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm, có khi ảnh hưởng đến cả tính mạng con người) hoặc nhiễm trùng sang các vùng khác trên mặt


                                                                                                                  Bệnh sâu răng, viêm lợi.                
  Cấu tạo về răng, lợi, chân răng.                 
  

c- Cách phòng bệnh và chữa bệnh sâu răng.
+. Phòng bệnh:  
- Cần phải thường xuyên giữ gìn và vệ sinh răng, miệng sau khi ăn uống. Đánh răng hàng ngày, đúng phương pháp. 
- Dùng bàn chải mềm, chải quanh răng. Khi chải phải nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến lớp men bên ngoài bảo vệ răng.
- Ngậm thuốc chống sâu răng thường xuyên, theo định kỳ.
+. Điều trị: Khám răng định kỳ, khi răng bị sâu phải điều trị kịp thời ở những cơ sở chuyên khoa răng có uy tín. 

2- Bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm lợi hoặc chảy máu chân răng, cũng là do các loại vi khuẩn gây nên. Khi răng - miệng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzyme ( enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học) có khả năng phá hủy sự liên kết của các biểu mô.
Đối với trẻ em, triệu chứng ban đầu là sốt, nhức đầu, đau miệng, khó nuốt và nổi hạch cổ. Sau đó là giai đoạn xuất hiện các mụn nước trên lợi, lưỡi, môi, má. Mụn nước màu xám, đột ngột vỡ ra sau vài giờ và để lại vết loét màu vàng nhạt, rất đau, gây ra viêm lợi, chảy máu chân răng.
Tóm lại: Bệnh về răng - miệng thường gây ra đau, buốt, ảnh hướng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt, học tập và làm việc của mỗi người.
Đối với những chiếc răng bị sâu thường không ảnh hưởng chung đến cả hàm răng.
Còn bệnh viêm lợi ( viêm bọng răng), gây cho lợi bị hoại tử và chảy máu chân răng. Lâu dần vì mất chỗ dựa, nhiều răng bị lung lay, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả hàm răng.
Do đó, bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ nguy hiểm hơn bệnh sâu răng rất nhiều.
- Bệnh chảy máu chân răng, nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp dễ dẫn đến bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng Huyết như đã nói ở trên.

3- Bài thuốc để phòng và chữa bệnh về răng - miệng.
Đã trên 50 năm qua, tôi thường xuyên ngậm thuốc chữa sâu răng để phòng và chữa các bệnh v răng - miệng. Đến nay tôi đã gần 67 tuổi, bộ răng của  tôi vẫn còn trắng và bền chắc gần được như xưa kia. Lúc còn trẻ tôi ăn mía cây như thế nào, đến nay tôi vẫn ăn được như thế.
Để chữa bệnh về răng - miệng nói chung, tôi có rất nhiều bài thuốc hay. Nhưng nay tôi xin giới thiệu một bài thuốc Nam đơn giản, lại dễ kiếm, dchế biến, người nào cũng làm được. Hiệu quả chữa bệnh lại cao, nhanh khỏi bệnh, không để hậu quả gì về sau.
Mong rằng các độc giả, nhất là thanh niên, sinh viên, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là chị em phụ nữ, những người đang và sẽ làm cha, làm mẹ… hãy đi tiên phong trong việc áp dụng Bài thuốc này. Khi thấy áp dụng có hiệu quả, sẽ tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng làm.
Nhiều người làm được như vậy, tin rằng sau này ở Việt Nam chúng ta, sẽ có những lớp người có bộ răng không những trắng đẹp mà còn bền chắc nữa...
Sau đây tôi xin giới thiệu Bài thuốc để phòng và chữa các bệnh về răng - miệng.


BÀI THUỐC 
ĐỂ PHÓNG VÀ CHỮA CÁC BỆNH VỀ RĂNG - MIỆNG.
           Sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, lở loét miệng ...

( Ví dụ thuốc làm cho một gia đình; nếu làm cho một đơn vị, tập thể thì liều lượng cao hơn, dùng sao cho phù hợp).
 Gồm các vị:
             - Búp Bàng hoặc lá Bàng non: 300 ~ 400g,
 - Vỏ quả Thạch lựu: 200 ~ 300g ( mua quả ở chợ về ăn, sau lấy vỏ dùng), nếu không có vỏ Thạch lựu thì dùng số lương búp Bàng tăng gấp đôi để bù vào cũng được.
- Hành khô bóc vỏ: 200~300g.
- Vỏ cây Xà cừ: 400~500g ( cạo sạch lớp vỏ ngoài).
Nếu người nào có điều kiện thì ra chợ mua thêm: 100 ~ 200g Phèn chua, 100~200g Ngũ bội tử  ( Ngũ bội tử mua ở hiệu thuốc Bắc, về đập vỡ rồi rửa sạch) và thêm 100~ 200g Quế chi cho thơm. Một hoặc cả ba vị này nếu ngâm cùng với các vị thuốc trên, thì công dụng của bài thuốc snâng lên rõ rệt.
1- Có 2 cách chế biến: Ngâm rượu và đun sắc lấy nước.
a- Ngâm rượu.
Các vị thuốc đem rửa sạch, phơi se thuốc, cho vào một cái bình sạch, đổ rượu ngâm ngập từ 10 ~ 15cm.
Thuốc ngâm độ hai tháng thì dùng được. Mỗi khi dùng, lắc thuốc cho đều, chắt nước ra qua một miếng vải sạch để lọc cho sạch. Nước đó đổ vào chai Lavi nhđể dùng dần.
Có thể pha thêm ít nước sôi để nguội cho thuốc bớt cay, nóng. Chai thuốc này lấy ra chỉ nên đủ dùng cho 1 ~ 2 tháng. Không nên dùng lâu, vì khi pha nước sôi thuốc s giảm nồng độ.
Lưu ý: Bình thuốc cạn lại đổ rượu vào ngâm tiếp đến lần thứ 2. Thuốc hết làm tiếp bình thuốc khác. Thuốc làm phải sạch, càng để lâu càng tốt.
 
b- Đun, sắc lấy nước đặc ( chủ yếu dùng cho trẻ em và người sợ rượu cay đắng).
Các vị thuốc khi đun bằng 1/2 các vị thuốc nói trên, cho nước ngập độ 3 đốt ngón tay, cho thêm ít muối ăn, Phèn chua 20g và Ngũ bội tử 20g (nếu có) để đun cùngThuốc đun sôi âm ỷ khoảng 2~3 giờ thì dùng được.
Thuốc đun xong để cho nguội, cũng dùng vải sạch để lọc cho sạch nước thuốc. Loại  thuốc này vì không ngâm với rượu nên không thể lâu được. Vì vậy hãy đóng vào các chai hoặc lọ để ở tủ lạnh dùng dần.
2- Cách sử dụng:
a- Đối với người lớn: Mỗi  khi thấy có hiện tượng bị các bệnh như: Sâu răng, viêm bọng răng, chảy máu chân răng, răng lung lay, đau nhức chân răng, lở loét miệng…lấy thuốc ra, đổ vào 2 ~ 3 nắp chai Lavi để ngậm và xúc miệng từ 5~ 10 phút, xong rồi nhổ đi.
Ngày ngậm thuốc từ 1 ~ 2 lần, ngậm sau khi ăn uống. Nên ngậm thuốc vào các thời điểm như: Sáng sớm sau khi đánh răng xong, trước khi ăn khoảng 1 giờ và trước khi đi ngủ về ban đêm. Sau khi ngậm thuốc không nên ăn hoặc uống cái gì tiếp theo.
Theo định kỳ, có thể từ 1~ 2 tháng một lần ngậm thuốc để diệt khuẩn và phòng các bệnh về răng - miệng.  
 Ngậm thuốc có tác dụng diệt được vi khuẩn bám ở tất cả các vị trí trong răng, miệng. Do đó, dùng phương pháp này để phòng và chữa bệnh răng  - miệng là có hiệu quả nhất.
b- Đối với trẻ em: Nên dùng loại thuốc đã đun để ngậm, xúc miệng (nếu dùng thuốc ngâm rượu, pha thêm nước sôi để nguội, với liều lượng nhiều hơn người lớn để bớt cay, đắng).
Với các cháu lớn tuổi, bố mẹ các cháu nên thường xuyên động viên và hướng dẫn cách ngậm thuốc cho các con, để phòng và chữa bệnh về răng - miệng.
Đối với các cháu , khi các cháu ngủ say, cha mẹ các cháu hãy dùng que bông sạch, thấm vào thuốc đã đun, bôi vào những chiếc răng bị sâu và xung quanh chân răng, cả hai hàm cho các cháu.

Lưu ý: Loại nước thuốc ngâm rượu, ngoài chữa bệnh các về răng - miệng, còn có thể dùng để chữa được một số bệnh như sau:
-   Dùng để uống: Chữa sôi bụng, ăn uống không tiêu, bị tiêu chảy.
-   Dùng bôi chữa bệnh ngoài da: Ghẻ lở, hắc lào, vết thương bị nhiễm trùng.
Pha thêm một phần tư nước sôi để nguội, còn chữa các bệnh: Đau mắt, ngứa mắt; viêm, tắc mũi; ngậm nuốt từ từ chữa viêm họng, ngứa họng
- Mỗi người nên cho thuốc vào một chiếc lọ nhỏ, có thể luôn mang đi bên mình, khi cần là có thuốc dùng ngay.
-  Bài thuốc trên có thể áp dụng tốt cho mọi đối tượng, các thế hệ là người Việt Nam, hoặc cả người nước ngoài. Đặc biệt là các cháu mẫu giáo, học sinh các trường phổ thông, chuyên nghiệp; những chiến sĩ thuộc các đơn vị trong lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên cương, hải đảo.
-Trong quá trình chế biến và sử dụng thuốc, các độc giả có vấn đề gì cần trao đổi hoặc có nhận xét gì hãy liên hệ với Lương y theo:
                         Email: ngocongtinh48@gmail.com hoặc ĐTDĐ: 0912 53 41 51.
                                                                       
                                                                             Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2013.








Giới thiệu cách
CHỮA VẾT THƯƠNG BỊ NHIỄM TRÙNG.


       Phần này chúng tôi giới thiệu về chuyên đề: " Chữa vết thương bị nhiễm trùng".
       Bài đầu tiên, chúng tôi đã đăng bài " Phương pháp chữa vết thương bị nhiễm trùng bằng dụng cụ Giác hơi", từ tháng 5 năm 2013. Bài này được coi là bài cơ bản nhất, giới thiệu về các bước tiến hành và cách sử dụng dụng cụ Giác hơi trong quá trình chữa loại bệnh này.
      Những độc giả nào muốn tìm hiểu và tự áp dụng hãy nghiên cứu kỹ trước khi tiến  hành chữa bệnh. Nếu cần có thể liên hệ với tác giả để được tư vấn đầy đủ hơn.
      Sau bài này, là các bài đăng về sau, cũng về chuyên đề chữa bệnh nói trên, sẽ được đăng ở đầu trang. Tiếp theo là đến các bài đã đăng trước đó.
     Như vậy, bài đăng đầu tiên " Phương pháp chữa vết thương bị nhiễm trùng bằng dụng cụ Giác hơi" , sẽ ở cuối trang của phần này. 
     Chúng tôi giới thiệu để mọi người tiện theo dõi và tìm đọc...    

  Sau đây là các bài đăng tiếp:
Gồm các bài đã đăng: 02 bài.
          Một số bệnh nhân đã chữa khỏi vết thương bị nhiễm trùng; Phương pháp chữa vết thương bị nhiễm trùng bằng dụng cụ Giác hơi ( cuối trang).



MỘT SỐ BỆNH NHÂN
 ĐÃ CHỮA KHỎI VẾT THƯƠNG BỊ NHIỄM TRÙNG.

      Sau khi xem bài, giới thiệu về "hai bệnh nhân" được tôi chữa cho khỏi vết thương bị nhiễm trùng bên dưới. Đã có rất nhiều người đọc và áp dụng để tự chữa những vết thương bị nhiễm trùng lâu ngày cho mình và những người khác. Theo đúng như phương pháp chữa của tôi đã giới thiệu.
      Kết quả chữa bệnh đạt hiệu quả cao: Nhanh khỏi bệnh, không hề đau đớn, dễ áp dụng, lại không phải dùng đến một loại thuốc men nào. 
       Bên cạnh đó, cũng có một số người đã gọi điện thoại trực tiếp, hoặc gửi tin qua Email cho tôi, để hỏi về những vấn đề còn chưa được hiểu kỹ. Qua đó, tôi đã tư vấn cho họ những vấn đề có liên quan, trước khi họ áp dụng thực tế vào chữa bệnh. 
      Để thuận tiện hơn, có một số người đã gửi ảnh cho tôi qua địa chỉ Email, để tôi nhìn trực tiếp mà xem xét, đưa ra những lời khuyên chuẩn xác hơn. Cuối cùng, là tôi hướng dẫn cách sử dụng bộ giác hơi và các bước tiến hành trong quá trình chữa chứng bệnh đó.
      Nhiều bệnh nhân ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động; do chó, mèo hoặc chuột cắn... Những bệnh nhân này nói chung, vết thương bị nhiễm trùng thường đã nhiều tháng, đi chữa ở nhiều nơi ( cả bệnh viện và chữa ngoài), mà vẫn không khỏi. Khi họ biết tôi giới thiệu trên Website và đã tự áp dụng chữa vết thương của mình rất nhanh khỏi, lại không hề đau đớn, tốn kém gì.
         Lưu ý: Đối với những phụ nữ mới bị viêm vú, nhọt ở vú hoặc vú đã lên mủ cũng có thể dùng dụng cụ Giác hơi này để chữa. Đảm bảo khi chữa không đau đớn, lại nhanh khỏi, không tốn kém, không để hậu quả về sau. 
        - Còn đối với một số nhọt hoặc vết thương bị nhiễm trùng mưng mủ, ở những vị trí không thể dùng dụng cụ giác hơi để hút hết mủ và độc tố bên trong được, như ngón tay, ngón chân...thì phải đi bệnh viện trích mủ mới khỏi được bệnh. Mục đích là phải đào thải hết độc tố bên trong vết thương. Vi khuẩn, vi trùng không còn để mà làm cho vết thương sưng đau tiếp. Sau khi trích vết thương xong, mới có thể đắp thuốc vào vết thương. Ví dụ như đắp Hành khô trộn mật ong vào là để chống nhiễm trùng. Còn tác dụng ngăn ngừa vết thương bị vít miệng. Nhờ đó làm cho dịch độc còn lại trong vết thương tự chảy ra ngoài hết, mới có cơ hội nhanh khỏi bệnh. 
       - Những vết thương, hoặc nhọt sau khi trích mủ  xong, không nên rắc bất kỳ một loại thuốc bột nào vào đó, như thuốc Cloxit bột chẳng hạn. Nếu rắc nó sẽ làm cho vết thương sớm kín miệng, nước dịch còn lại không tự chảy ra ngoài được hết, vết thương sẽ khó mà khỏi được. 

         Xin giới thiệu một bệnh nhân là nữ, vừa tốt nghiệp Đại học ( TP HCM) chân bị tai nạn giao thông nhiễm trùng. Đã nhiều tháng đi chữa ở nhiều nơi, cả bệnh viện và chữa ngoài vẫn không khỏi. Khi lên mạng biết được, đã nhờ tôi tư vấn cho cách chữa. Qua Email, tôi đã hướng dẫn cho cô rất chi tiết về các bước chữa bệnh này.
        Bệnh nhân đã áp dụng và tự chữa cho mình. Chỉ 1~2 tuần sau, vết thương đã khỏi, qua Email, cô rất vui mừng cảm ơn tôi và gửi ảnh kết quả chữa bệnh cho tôi được biết. 
      Qua bệnh nhân cho biết đã chữa khỏi bệnh, là một thầy thuốc, tôi cũng rất vui mừng cùng cô!  



                                                                                             Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2013





Bài chữa vết thương nhiễm trùng cơ bản nhất, để mọi người nghiên cứu và áp dụng:


PHƯƠNG PHÁP CHỮA
 VẾT THƯƠNG BỊ NHIỄM TRÙNG BẰNG DỤNG CỤ GIÁC HƠI

            Những vết thương bên ngoài do ngã, kẻ xấu đâm chém, con vật cắn (chó, mèo, rắn, rết, chuột…) hoặc vô tình bị vật lạ đâm vào gây sây sát, chảy máu. Nếu chữa trị không tốt dễ bị nhiễm trùng, gây ra đau đớn, sốt cao. Lâu ngày không khỏi rất khó chữa, tình trạng xấu nhất sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người.
             Để chữa những vết thương loại này, ngay lúc sơ cứu và chữa trị ban đầu rất quan trọng. Cần phải áp dụng những phương pháp chữa trị tốt nhất để làm cho vết thương nhanh khỏi, không bị nhiễm trùng.
           Thời gian qua, tôi (Ngô Công Tình) đã trực tiếp chữa cho một số bệnh nhân, do vết thương bị nhiễm trùng, bằng dụng cụ giác hơi. Áp dụng phương pháp này không gây đau đớn cho bệnh nhân, vết thương nhanh lành, lại không tốn kém.
            Sau đây, tôi xin giới thiệu phương pháp chữa vết thương bị nhiễm trùng để mọi người cùng tham khảo và áp dụng:

            Bệnh nhân thứ 1:

               Cụ Ngô Thị Khu – 93 tuổi ( chị ruột của Cha tôi).
            Năm 2009: Cụ và cụ Ngô Văn Sự cha tôi, đã được Nhà nước phong tặng là Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh.
            Tháng 3 năm 2013: Vào một buổi tối chập choạng, cụ đi chẳng may giẫm phải con chó của nhà mới đẻ con, bị nó đớp ngay vào bàn chân phải.
            Một tháng sau cụ lại giẫm phải con mèo của nhà đang ngủ, bị nó cắn vào bàn chân trái. Cả hai lần cụ rất đau đớn, sốt cao, nằm li bì và không ăn uống gì được.
            Rất may cả hai lần tôi đều về quê chơi ( làng Diềm Bắc Ninh). Thấy cụ như vậy tôi tiến hành chữa cho cụ ngay.
            Trước tiên tôi dùng loại kim trích, trích một, vài mũi vào vết thương. Sau đó dùng dụng cụ giác hơi để hút máu độc trong vết thương của cụ ra ( dụng cụ này tôi luôn để ở cốp xe máy, mang đi theo người để dùng mỗi khi cần đến).
          Làm cách này bao nhiêu máu độc trong vết thương tự chảy ra ống giác hơi hết. Máu độc chảy ra đến đâu, trong người thấy bớt đau đến đấy. Khi máu độc đã ra hết, cuối cùng tôi dùng Hành khô thái dọc thớ, đắp và băng vết thương lại cho cụ.
           Một tuần sau tôi lại về quê, đến thăm cụ, thấy miếng Hành tôi đắp cho cụ vẫn còn, nhưng quắt lại, màu đen kịt, vết thương lành lặn như thường.
          Cụ cho biết, sau khi hút máu độc ở vết thương ra, cụ không cần uống một viên thuốc nào nữa, vết thương cứ thế khỏi dần./.


            Bệnh nhân thứ 2:
                 Anh Nguyễn Văn Th... - 50 tuổi, quê thôn Viêm xá, xã Hòa Long, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh:                       
          Một lần tôi về quê, gặp anh Th... ở đám cưới, tôi chủ động hỏi về vết thương trên tay của anh.
          Anh Th... cho tôi biết:
          - Một lần cháu trực bảo vệ cho một doanh nghiệp, đang đi xe máy trên đường về nhà, thì bị một kẻ lạ mặt chém vào cánh tay trái, máu chảy đầm đìa. Ngay sau đó, cháu đã đến một cơ sở Y tế tư nhân, họ đã sơ cứu và khâu vết thương cho cháu.
           - Đến nay đã được 3 ~ 4 tháng, vết thương vẫn không khỏi mà luôn đau nhức, nước vàng rỉ ra liên tục.
            Nhìn vết thương ( như hình ảnh trên), tôi đã phân tích cho anh:
           - Thứ nhất: Khi sơ cứu và khâu vết thương cho anh, người đó đã không làm vệ sinh sạch sẽ, diệt trùng không đảm bảo. Hoặc có thể họ rửa bằng loại cồn có nồng độ quá cao. Vì thế đã làm chết các tế bào trong vết thương. Lâu dần vết thương bị hoại tử, nên nước vàng cứ thế rỉ ra ngoài.
           - Thứ hai: Do miệng vết thương khâu kín quá, không để lại một lỗ nhỏ hoặc đặt một ống xông vào, máu ứ đọng không tự chảy ra ngoài được, nên vết thương bị nhiễm trùng.          
           -  Để chữa trị vết thương này, sẽ dùng dụng cụ giác hơi để hút máu độc ra. Đó là phương pháp đơn giản nhất, không gây đau đớn cho bệnh nhân, lại nhanh khỏi, không hề tốn kém.
           Sáng ngày hôm sau tôi tiến hành chữa cho anh. Tôi dùng kim trích trích xung quang vết thương, Sau đó dùng dụng cụ giác hơi, chỉ làm một lần, giác xung quang vết thương cho anh và làm đi, làm lại đến 5 ~ 6 lần. Máu độc, dịch nước vàng trong vết thương ứ đọng lâu ngày đều tự chảy ra ống hết.                                       Không còn thấy máu độc ra nữa, tôi dùng Hành khô giã nhỏ vừa, trộn ít Mật ong đắp vào vết thương và băng lại cho anh ( Vết thương lớn thì phải dùng đến nhiều Hành nên phải giã nhỏ vừa mới đủ để đắp, nhưng phải giữ lấy nước Hành . Vết thương nhỏ có thể thái dọc củ Hành đắp lên là được).
   Để giúp anh Th... tự điều trị cho mình, tôi đã hướng dẫn anh Th... phương pháp rửa vết thương, thay băng, đắp thuốc ...cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
         Anh Th... đã làm đúng như tôi đã hướng dẫn.          
        Một tháng sau về quê, tôi đã đến thăm anh Th.... Khi kiểm tra vết thương của anh, tôi thấy vết thương đã khỏi hẳn.

                                                                                                         Hà Nội, tháng 5 năm 2013.








  
 

                                                                                               


0 nhận xét: