Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

THUỐC ĐÔNG Y, CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP..

LỜI NÓI ĐẦU.

      Trang "Thuốc Đông y, chữa một số bệnh thường gặp", tôi sẽ cố gắng sưu tầm và thông qua cách hiểu biết của tôi, tôi sẽ biên soạn lại thật toán tắt, dễ hiểu, nhưng đủ ý, một số loại bệnh mà nhân dân ta thường gặp.
       Nhằm phục vụ cho mọi đối tượng; với đủ trình độ, lứa tuổi, giới tính khác nhau. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu được một cách dễ dàng và tự áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
       Mỗi loại bệnh, tôi sẽ giới thiệu phần tổng quát trước, sau đó là theo quan điểm và nhận định của Tây y và Đông y. 
     Về phần Đông y, tôi sẽ nói sâu về: Phần lý luận cơ bản có liên quan, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện, phương pháp chữa và các bài thuốc Đông y. Cuối cùng có thể có phần phân tích ( biện luận) các bài thuốc trong đó, để mọi người hiểu sâu hơn.
      Những bài thuốc Đông y, tôi thường áp dụng những bài thuốc Cổ phương ( trong Phương tễ học đã được các bậc tiền nhân đúc rút ra và lưu truyền từ ngàn năm cho đến nay).
     Tuy nhiên tôi cũng gia giảm thêm theo kinh nghiệm của tôi ( gia là thêm vào, giảm là bớt đi) cho phù hợp với từng người và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
     Các bài thuốc, tôi chủ yếu dùng thuốc Nam là chính, nó sẽ nâng cao được giá trị chữa bệnh hơn, đạt hiệu  quả cao hơn, lại phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người.

  Lưu ý: Những bài đăng về sau sẽ được đăng tiếp, để trên đầu trang này, nhằm giúp cho mọi người dễ cập nhật. Tiếp theo là các bài đã đăng trước đó, cho đến cuối trang.
      Tổng số bài đã đăng trên trang này: 02 bài.
    Gồm các bài:  Chữa bệnh viêm Phế quản cấp; chữa bệnh nhiệt miệng.



THUỐC ĐÔNG Y

CHỮA BỆNH NHIỆT MIỆNG

Còn gọi là lở loét khoang miệng, lưỡi và chân răng.

 

NHỮNG  HÌNH ẢNH BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NHIỆT MIỆNG

Ảnh 1.                                                                                                   Ảnh 2.

 Ảnh 1: Bệnh nhiệt miệng mới phát bệnh.       

Ảnh 2: Bệnh đã bị biến chứng thành ung thư, hiện đã nhiều lần xạ trị và truyền hóa chất. Hiện đã bị cắt một phần đầu lưỡi, răng lung lay, miệng luôn có mùi hôi, ăn uống rất khó khăn...            

Ảnh số 1: Bệnh “ Nhiệt miệng”, hay bệnh về khoang miệng, lưỡi và chân răng bị lở loét là một. Nếu bệnh mới phát sinh, mà biết cách chữa , thì rất đơn giản và ít ngày là khỏi, không để lại hậu quả gì về sau.
Để chữa bệnh này, từ lâu nhân dân ta đã biết dùng những bài thuốc có sẵn trong dân gian để chữa. Đó là  những vị thuốc thường có ở quanh làng, ngoài đồng ruộng, nơi  núi đồi, nướng bãi…được hái đem về sắc uống hoặc ngậm súc miệng...
Tuy nhiên, bệnh này mà không biết cách chữa, để lâu sẽ bị biến chứng thành ung thư, nhiễm trùng máu…thì vô phương cứu chữa.
Ảnh số 2 – Bệnh nhân ảnh số 2, năm nay trên 50 tuổi. Ông này bị nhiệt miệng vào khoảng tháng 5 hoặc 6 năm 2009. Nguyên nhân chính là do có thói quen hàng ngày ăn nhiều ớt cay, lại còn hút nhiều thuốc lá và uống rượu nặng. Từ khi bệnh mới phát, chữa không đúng phương pháp, lại để lâu, bệnh ngày càng nặng thêm. Tuy bệnh nhân đã đi chữa rất nhiều nơi, nhưng đều không khỏi,
Vào tháng 11 năm 2009, bệnh nhân mới đi bệnh viện sinh thiết tế bào dưới lưỡi. Kết quả xét nghiêm cho biết, bệnh nhân bị ung thư tế “bào vải”.. Từ đó bệnh nhân đã phải đi điều trị tại bệnh viên K, tại Hà Nội. Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân đã phải xạ trị, truyền hóa chất và điều trị khác nhiều lần, kéo dài từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010, mới ra viện,
Sau đợt trị ở bệnh viên K, bệnh nhân còn phái nằm điều trị ở nhiều bệnh viện tuyến Trung ương khác, cả Đông y, lẫn Tây y.
Năm 2013, ung thư tế “bào vải” đã biến chứng, ảnh hưởng đến cả phần lưỡi, nên bệnh nhân đã phài đi bệnh viện điều trị và bị cắt một phần đầu lưỡi.
 “Từ cái vảy, nảy cái ung”, tiền đã mất, tật lại mang, gia đình đã phải bán đi, mua lại mấy lần nhà đất để chữa bệnh cứu người.
Hiện tại, bệnh nhân người gầy, yếu, tóc rụng, cả hàm răng dưới lung lay, miệng mồm có mùi  hôi khó chịu, máu thiếu không lên não, da dẻ trắng bệch…. Khó khăn nhất là việc ăn uống, đi lại và  tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Chứng tôi đưa ra một ví dụ sơ bộ về bệnh “ Nhiệt miệng”, do bị biến chứng ở trên, để các độc giả tham khảo và nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh này.

Vậy chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và cách chữa “ Nhiệt miệng”, như sau:

Nguyên nhân và cách chữa bệnh nhiệt miệng.

Khái quát chung: Bệnh “ Nhiệt miệng” làm tổn thương niêm mạc, gây ra lở loét khoang miệng, lưỡi và chân răng.

1 - Nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
Thường xuyên ăn nhiều đồ cay, nóng ( ớt, tỏi, hạt tiêu, gừng, riềng); uống nhiều rựơu có nồng độ cao; hút thuốc lá nhiều, lại hay tiếp xức với những nơi có nhiệt độ cao…
Ngoài ra còn do bệnh sâu răng, viêm chân răng, chảy máu chân răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn gây ra...

2 - Triệu chứng:
Tại những vết thương, thường có triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu, nhất là khi ăn uống.
Có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, áp xe tiền đình trên hay dưới lưỡi, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng.
 Khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau. Thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn. Khi bệnh chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

3 - Phương pháp chữa trị:
            A – Phương pháp Tây y:
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
Khi có những biểu hiện nhiễm trùng nặng, như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng,  thì cần phải lấy máu, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác, như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn. Có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng, không có giới hạn, chảy máu. Hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc. Bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

B – Phương pháp theo Đông y.
Bệnh nhiệt miệng nói chung, cả người lớn, lẫn trẻ em, người nào cũng bị một vài lần trong đời. Bệnh này nước nào cũng có, đặc biệt ở Việt Nam, có rất nhiều người mắc bệnh.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu biết phương pháp chữa bệnh này thì rất đơn giản, không tốn kém, lại nhanh khỏi. Nhưng không biết chữa, để lâu trở thành bệnh mạn tính, hoặc gây nên biến chứng, thành bệnh ung thư khoang miệng nói chung, hay bệnh nhiếm trùng máu… thì rất khó chữa. Lại còn ảnh hưởng đến việc ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày, thậm trí còn liên quan đến cả tính mạng con người ,,,.

            Bài thuốc Đông y đơn giản:  Chủ yếu là dùng các bài thuốc Dân tộc, để Thanh nhiệt, giải độc, bổ Thận, mát Gan, lợi tiểu, thông lâm. Dùng các vị thuốc có sẵn trong dân gian, nơi nào cũ có, như:

          Bài 1 ( tự kiếm trong dân gian): Sài đất, Đơn hoa đỏ, Đơn mặt trời, Đơn tướng quân, Bông mã đề, Cối xay, Đậu đen; mỗi vị 15 ~ 20 g. Sắc ngày một thang, uống 3~4 lần trong ngày. Có thể dùng từ 2 ~ 3 thang là khỏi. Bài thuốc có thể thiếu 1 hoặc 2 vị cũng được.
          Bài 2 ( phải muâ ở các hiệu thuốc Đông y): Bồ công anh, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Thổ phục linh, Tỳ giải, Mộc thông; mỗi vị 10~ 15g; Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3~4 lần uống. Dùng từ 2~ 3 thang một đợt điều trị là khỏi.

            Bài 3 (thuốc ngậm): Hành khô 5~7 củ, một nắm lá hoặc búp bàng tươi, vỏ cây Xà cừ vài thanh, sắc đặc, lấy nước  ngậm sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, ngậm khoảng 5~ 10 phút thì nổ đi. Một ngày ngậm từ 3 ~ 5 lần, làm thuốc từ 2~ 3 ngày, là khỏi.

Tuy nhiên, bệnh nhân nào không tự kiếm được thuốc, hoặc không có điều kiên đi mua thuốc ở các hiệu thuốc Đông y, nếu cần tư vấn điều gì, hoặc có nhu cầu chữa bệnh, hãy liên với chúng tôi theo địa chỉ sau:  

                       Email: Ngocongtinh48@gmail. Com,
                        Facebook: ngo cong tinh  hoặc ĐTDĐ: 0912 53 41 51. 
                                                                       

                                                                        Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015.






THUỐC ĐÔNG Y
CHỮA BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CẤP


nước ta, nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc miền Trung, cứ vào thời kỳ chuyển mùa, đang từ tiết trời mùa thu mát mẻ, lại chớm chuyển sang đầu mùa đông lạnh giá, là nhiều người mắc bệnh cảm cúm, viêm Phế quản, ho, viêm họng...
Bệnh nhân thường là trẻ em, người già và những người mắc bệnh Viêm phế quản mạn tính, hoặc bệnh hen suyễn mạn tính.
Bệnh viêm Phế quản có 2 loại:
1-     Bệnh viêm Phế quản cấp tính.
2-     Bệnh viêm Phế quản mạn tính.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến bệnh viêm Phế quản cấp tính.
Vậy bệnh viêm phế quản cấp tính là gì, cách phòng và phương pháp chữa bệnh này như thế nào, sẽ được nêu tóm tắt, như sau:
I -Theo Tây y:
        Phế quản là những ống nhỏ dẫn khí vào trong buồng Phổi. Viêm Phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh và ngắn hạn ở các Phế quản.
Viêm Phế quản cấp tính, sẽ gây ra sưng và tăng tiết dịch (đờm) sinh ra khó thở. Có thể gây ra ho nhiều và thở khò khè, do lượng dịch xuất tiết nhiều trong Phế quản.
      Nguyên nhân: Viêm Phế quản cấp thường do siêu virus tấn công vào lớp niêm mạc của Phế quản.
      Triệu chứng: Viêm Phế quản cấp sẽ gây ra ho, sốt, người mỏi mệt; ăn, ngủ kém… kéo dài vài tuần, thậm chí điều trị không đúng phương pháp, sẽ kéo dài vài tháng và có thể dẫn đến bệnh viêm Phế quản mạn tính.
       Sưng tiết dịch là hậu quả của những phản ứng chống lại sự nhiễm khuẩn. Cần phải có thời gian để cơ thể tiêu diệt loại siêu virus đó và làm lành các tổn thương ở Phế quản.

 





   
Bệnh viêm Phế quản cấp theo Tây y

2 –Theo Đông y:
            Đông y coi bệnh viêm Phế quản cấp thuộc phạm vi của chứng khái thấu, Đàm ẩm.
             Là một bệnh thường xẩy ra ở những người có tình trạng dị ứng thời tiết nói chung.
 Bệnh xẩy ra mạn tính hay tái phát, gây khó thở, hơi thở gấp và phát ra tiếng rít ở khí quản, khí quản bị co thắt.
Đông y cũng chia bệnh Viêm Phế quản làm 2 thể: Cấp tính và mạn tính.

Nguyên nhân, phương pháp điều trị bệnh viêm Phế quản cấp:          
1- Nguyên nhân: Có thể do phong Hàn, phong Nhiệt, Khí táo hoặc về Nội thương ( Các Tạng, Phủ bị tổn thương, hư nhược) gây ra, như sau:
a- Do phong Hàn, hoặc phong Nhiệt xâm phạm vào cơ thể, làm Phế khí mất khả năng tuyên giáng, gây ra ho, đờm nhiều, sốt, đau đầu…
b- Do Khí táo: Về mua thu làm cho Tân dịch của Phế giảm sút gây ho khan, ngứa họng .
c- Về Nội thương: Do công năng của 3 Tạng: Phế, Tỳ Thận âm bị giảm sút, Hàn, Thấp, thương Tỳ sinh Đàm ẩm; Nhiệt thương Phế, làm Phế, Thận âm hư đều đưa đến, ho, đờm nhiều.
2- Phương pháp điều trị:
Nếu do phong Hàn, dùng bài: Tiểu thanh long thang gia giảm.
Nếu do Khí táo, dùng bài: Thanh táo cứu thế thang gia giảm.
Ví dụ: Thường nhiều bệnh nhân viêm Phế quản cấp do thời tiết chuyển mùa, gặp lạnh ( do phong Hàn) gây nên, vậy hãy dùng bài thuốc sau:
Bài: Tiểu thanh long thang gia giảm.
Công dụng: Giải biểu, trừ ẩm, giảm ho, bình suyễn.
Gồm các vị thuốc sau: Ma hoàng, Thược dược, Bán hạ, mỗi vị 10g; Quế chi, Tế tân, Can khương, Ngũ vị tử, Cam thảo, mỗi vị 3 ~ 5g. Gia thêm: Cát cánh 10g.
Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
3- Chủ trị:
Phong Hàn khách biểu, thủy ẩm đọng trong cơ thể, sốt ớn rét, không ra mồ hôi, ho suyễn, đờm nhiều mà loãng. Hoặc Đàm ẩm ho suyễn, nằm xuống không yên, thân thể đau dần, đầu mặt chân tay sưng phù, rêu lưỡi trắng chơn, mạch phù.
4- Phân tích bài thuốc:
Trong bài thuốc có Ma hoàng, Quế chi để giải biểu, cho ra mồ hôi, tuyên Phế bình suyễn.
Thược dược phối hợp với Quế chi để điều hòa Dinh, Vệ.
Can khương, Tế tân ôn Phế, hóa ẩm, lại trợ giúp Ma hoàng , Quế chi giải biểu.
Bán hạ táo thấp hóa Đàm, quyên ẩm giáng trọc, trừ ẩm, lọc cái vẩn đục.
Ngũ vị tử liễm Phế, dứt ho, lại đề phòng các thuốc ôn tán thái quá mà làm mất Phế khí.
Cát cánh chữa cảm mạo phong Hàn, ho, tiêu viêm.
Cam thảo làm hòa hoãn các dược tính, ích Khí, hòa trung.
Tóm lại: Có sự phối hợp của các vị thuốc trên thì giải được biểu, hòa ẩm, chỉ khái, bình suyễn.
5- Giải thích thuật ngữ:
Giải biểu: Phép điều trị, giải tà khí có ở trong người ( làm ra mồ hôi).
Liễm Phế, chỉ khái: Phép điều trị, không cho Phế khí nghịch, lại cầm ho bằng thuốc liễm Phế và chỉ ho ( Chỉ là cầm) để chữa các chứng ho lâu, Phế hư, Khí âm hao tổn, gây khó thở, tự ra mồ hôi, mạch hư.
Hóa ẩm: Chữa cho bệnh nhân trong người bị thủy ẩm, cảm Hàn tà, với triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho, khó thở, đờm nhiều loãng, không khát, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn. Hóa được ẩm, thì ẩm trở nên hòa ( hòa ẩm).
Bình suyễn: Không còn hen suyễn, Phế khí trở lại hoạt động bình thường.
            6- Phòng bệnh viêm Phế quản.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh lâu. Đi ra ngoài do thời tiết lạnh phải đội mũ, mặc ấm.
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng, nếu có.
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em.
- Nếu bị bệnh viêm Phế quản, phải sớm điều trị, đúng phương pháp để không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cơ thể.
      Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2013.














                                           

0 nhận xét: