Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

NHỮNG CÂY THUỐC QUÝ VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN VIỆT NAM - Phần thứ nhất



Phần thứ nhất

NHỮNG CÂY THUỐC QUÝ 
VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN VIỆT NAM
Để chữa bệnh cứu người.


Người sưu tầm và phổ Thơ: Lương y, Nhà thơ Ngô Công Tình.
........…....…….…..…….*   *   *……….......................…
            Mục đích
                   Nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cùng đông đảo các độc giả trong và ngoài nước để  tham khảo, nghiên cứu. Tự áp dụng những bài thuốc Nam, trong dân gian Việt Nam vào việc phòng bệnh, chữa bệnh cho mình, người thân của mình và nhân dân trong cộng đồng Dân tộc...
            Các bài thuốc này đều dùng từ những cây, cỏ, hoa, lá, hạt, vỏ, rễ, con vật... có trong nước để làm thuốc chữa bệnh được ( Những vị thuốc này hầu hết đều sinh trưởng ở Việt Nam, ngoài ra có một số vị thuốc còn phải nhập ngoại)
             Thuốc Nam chữa bệnh đạt hiệu quả cao, lại rẻ tiền, dễ kiếm, nơi nào cũng có. Đã được nhân dân ta nối tiếp nhau, truyền tụng từ ngàn năm cho đến nay.                 
          Đây là những bài thuốc sẽ khác những bài thuốc theo Cổ phương (trong Phương tễ học), có trong  “ Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh” của Lương y. Sách này đã được xuất bản và lưu hành rộng rãi trong nhân dân, cũng như các độc giả trong và ngoài nước đón nhận, từ quý IV năm 2011.    
 - Những tư liệu này, được coi là " Độc quyền" của Tác giả Ngô Công Tình, do chính Tác giả sưu tầm, biên soạn, được giới thiệu và đăng trên Website: WWW: ngocongtinh.nghesi.vn - Bắt đấu từ tháng 5 năm 2013 trở đi. 
- Tư liệu sẽ được lưu trữ lâu dài về sau, để các thế hệ độc giả trong và ngoài nước đọc, tham khảo. Đồng thời, mọi người nên giới thiệu cho các thành viên trong gia đình, bạn bè biết về những giá trị chữa bệnh của thuốc Nam - nguồn thuốc vô tận của Việt Nam chúng ta. Từ đó, mọi người hãy tham khảo, áp dụng vào việc phòng bệnh và chữa bệnh, cứu người.
 -  Độc giả nào có nhu cầu cần trao đổi gì, hãy liên hệ với Tác giả theo:
                                              ĐTDĐ: 0912 53 41 51 -
Hoặc Email : ngocongtinh48@gmail.com.   


.................................................................*   *.................................................................
    
 Tổng số: 65 bài, đã đăng trên trang này ( Phần thứ nhất).
       - Mỗi cây thuốc sẽ được minh họa bằng một bài thơ Lục bát và được giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh điển hình từ những cây thuốc đó.
        - Những bài đăng về sau, sẽ được đăng trên đầu trang, tiếp theo là các bài đã đăng trước đó, cho đến hết.
        - Gồm các bài Thơ là các cây thuốc đã đăng, như sau: 
  Chỉ thực, Kê huyết đằng, Tỳ giải, Hoài sơn, Cam thảo, Trinh nữ hoàng cung, Chút chít, Mộc hương, Thạch xương bồ, Thổ phục linh, Vối, Hoắc hương, Đu đủ, Ba kích, Hy thiêm, Dây đau xương, Cốt toái bổ, Cẩu tích, Sả, Canh châu, Sử quân tử, Dành dành, Thạch lựu, Núc nác, Đinh lăng, Lạc tiên, Sen, Cau, Vông nem, Trạch tả, Sinh địa, Muống biển, Quế Thanh hóa, Phèn đen, Nhân trần, Nhọ nồi, Nghệ vàng, Nga truật, Ngũ gia bì, Hòe hoa, Ngô đồng, Cua đồng, Hành, Dâu, Xấu hổ, Đơn mặt trời, Hoàn ngọc, Kim Ngân Hoa, Bọ mắm, Hương phụ, Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Ngải cứu, ích mẫu, Cối xay, Đậu đen, Gừng, Tía tô, Kinh giới, Sài đất, Mã đề, Rễ cỏ tranh, Xạ can, Đan sâm, Hạt cải ( cuối trang)./.









CÂY CHỈ THỰC
 (  Chỉ xác, Xuyên chỉ thực, Xuyên chỉ xác).


Chỉ thực, cây thuộc họ Cam,
Quả dùng làm thuốc, khi làm còn non.
Chỉ xác quả chín, căng tròn,
To hơn Chỉ thực, sau còn bổ đôi.
                     *   *
Cây này, mọc ở khắp nơi,
Miền Nam, miền Bắc nhiều nơi đang trồng.
Tháng 5, tháng 6 mưa dông,
Quả non rụng lắm, nhặt xong mang về.
                     *   *
Nếu quả to quá, chớ chê,
Bổ đôi từng quả, chẳng hề khó khăn.
Đừng phơi nắng quá, sợ rằng:
“Nửa đôi, trong đó sẽ tăng sắc vàng”.
                     *   *
Chỉ xác, hè muộn, Thu sang,
Đi hái quả chín, nhẹ nhàng bổ đôi.
Tiếp đó đem sấy, hoặc phơi,
Khi mà làm thuốc, cần thời có ngay.
                     *   *
Làm thuốc, hai vị cây này,
Việt Nam, Trung Quốc xưa, nay đều làm.
Vị chua, hơi đắng; tính Hàn,
Tác dụng tiêu tích, hóa Đàm nhanh tan.
                     *   *
Phá Khí, trừ bĩ giỏi giang,
Khoan hung, lợi thủy, sau sang trừ đờm.
Chỉ xác tác dụng yếu hơn,
Để lâu, lại thấy tốt hơn ban đầu.
                     *   *
Hai vị tác dụng giống nhau,
Giúp sự tiêu hóa trước, sau bình thường.
Chữa ai đường ruột tổn thương,
Khó khăn đái, ỉa dùng thường đi ngay.
                     *   *
Thuốc làm yên vị Dạ dày,
Trừ ho, đờm suyễn lâu nay đều dùng.
Những người gầy, yếu nói chung,
Hư hàn Tỳ, Vị; không dùng thì hơn.  

Giải thích: 
            - Trừ bĩ, tức báng ở bụng. 
         - Khoan hung: Phép điều trị là giải uất, khai uất, làm ngực nở ( khoan), làm khoan khoái bằng  thuốc, có tác dụng lý Khí, giải uất,để sơ giải cái Khí đang tích trệ ở ngực, sườn.
         - Lợi thủy: Phép điều trị, làm đường nước thông lợi, cũng là lợi tiểu bằng thuốc, để chữa chứng bí đại, tiểu tiện..

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ quả cây Chỉ thực:
1- Dùng chữa các chứng ruột, Dạ dày tích trệ, Khí kết tức đầy, trướng đau, đại tiện táo: Chỉ thực, Bạch truật, Bạch linh, Thần khúc, Trạch tả, Hoàng cầm, mỗi vị 10g; Đại hoàng, Hoàng liên, Gừng sống, mỗi vị 3 ~ 5g. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
            2- Chữa bụng tức đầy, ăn kém ngon, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khó: Chỉ thực, Hậu phác, Bán hạ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Mạch nha, mỗi vị 10g; Cam thảo chích, Gừng khô, mỗi vị 3g. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
                                                                                           Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013.








CÂY KÊ HUYẾT ĐẰNG
( Huyết đằng, Đại hoạt đằng, Hoạt huyết đằng,
 Hồng đằng, Đại huyết đằng, Dây máu người).


Thường gọi là cây Huyết đằng,
Đại hoạt đằng, Hoạt huyết đằng đấy thôi.
Dây máu người, gọi đồng thời,
Cắt ra, màu nhựa đỏ tươi lạ kỳ.
                     *   *
Dây leo, cứ thế bò đi,
Thân dài 10 mét, có khi hơn nhiều.
So le, lá mọc cách đều,
Gồm 3 lá chét, cuống đều dài ra.
                     *   *
Hoa từ kẽ lá mọc ra,
Cụm hoa, dài tới trên là chục phân.
Quả mọng, hình trứng đa phần,
Vàng màu khi chín, sau dần nâu đen.
                     *   *
Nhân dân ta đã dùng quen,
Có nhiều cây mọc, những ven núi rừng.
Phía Bắc các tỉnh nói chung,
Lạng sơn, Bắc cạn, hay vùng Lào cai.
                     *   *
Thời gian thu hoạch rất dài,
Tốt nhất tháng 9, lai dai tháng 10.
Nó là vị thuốc tuyệt vời,
Được dùng từ rất lâu đời, đến nay.
                     *   *
Tính bình, vị đắng cây này,
Trước là Thông lạc, sau này khử Phong.
Chữa người giun lắm bên trong,
Làm thuốc bổ Huyết, dùng xong Huyết hành.
                     *   *
Uống vào gân, cốt khỏe nhanh,
Lưng đau, gối mỏi, dùng lành được ngay.
Không đều kinh nguyệt dài ngày,
Muốn kinh đều đặn, thuốc hay đem dùng.

Giải thích: Tên Huyết đằng: Vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu ( Huyết là máu, đằng là dây); hoặc gọi Kê huyết đằng là dây máu gà.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Kê huyết đằng:
Công năng chủ yếu của Kê huyết đằng là bổ Huyết hoặc hành Huyết; trị Huyết hư, kinh nguyệt không đều. Có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ yếu trị lưng đau, gối mỏi, gân xương tê dại, phong hàn thấp tý.
1- Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng, cây Mua núi, rễ Gối hạc, rễ Phòng kỷ, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim, Dây đau xương, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
2- Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng 10g, Tô mộc 5g, Nghệ vàng 4g, sắc uống làm 2 lần trong ngày (Phụ nữ có mang không được dùng, nếu dùng sẽ ra thai).
                                                                                 Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013.









CÂY TỲ GIẢI
( Xuyên Tỳ giải, Tất giã, Phấn Tỳ giải).


Cây leo, thuộc loại sống lâu,
Rễ lớn thành củ, vàng nâu vỏ ngoài.
Bên trong vàng trắng, chẳng sai,
So le, lá mọc, cuống dài, lắm gân.
                     *   *
Hoa mọc đơn tính, trên thân,
Cánh màu xanh nhạt, lớn dần thành bông.
Có dìa, quả nhỏ khó trông,
Ra hoa cuối hạ, lấn chồng sang thu.
                     *   *
Tính bình, Vị đắng có dư,
Dùng khu Phong thấp, còn trừ viêm sưng.
Chữa người đau gối, mỏi lưng,
Đau gân, nhức cốt, thuốc từng chữa hay.
                     *   *
Mụn nhọt, lở ngứa dài ngày,
Uống vào, bệnh sẽ hết ngay tức thì.
Đi tiểu nước đục mỗi khi,
Hoặc bệnh Bạch đới, dùng thì khỏi luôn.

Giải thích:
 Bệnh Bạch đới, tên gọi tắt của bệnh Bạch đới hạ: Phụ nữ ra khí hư, chất dịch trắng, nặng thì có mùi hôi, chảy ra nhiều ở âm đạo. Nguyên nhân thường do ngoại cảm Hàn thấp, Thấp nhiệt, Thấp độc, uất nộ làm tổn thương Tỳ, hoặc phòng dục quá độ làm tổn thương Thận.
Phương pháp chữa: Do Hàn thấp, Thấp nhiệt thì dùng phép thanh Nhiệt, lợi Thấp, chỉ đới. Do Thấp độc dùng phép thanh Nhiệt giải độc, trừ Thấp, chỉ đới. Do Tỳ hư thì kiện Tỳ ích Khí, thăng dương trừ thấp. Do Thận hư thì dùng phép ôn bổ Thận dương, cố nhâm, sáp đới.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ củ cây Tỳ giải:
1- Chữa chứng di tinh, khát nước nhiều, tiểu tiện đỏ: Tỳ giải, Bồ công anh, Hoài sơn, Ý dĩ, Cỏ nhọ nồi, Hoàng bá, Mẫu lệ, mỗi vị 10g; Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang, dùng 3~5 thang.
2- Chữa bệnh Bạch đới, nước tiểu trắng như nước vo gạo: Tỳ giải, Thạch xương bồ, Ô dược, Ích trí nhân, Phục linh, Hoạt thạch,  mỗi vị 10g; Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang, dùng 3~5 thang.

                                            Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013.









CÂY HOÀI SƠN
( Sơn dược, Củ mài, Khoai mài, Chính hoài).


Còn gọi Sơn dược, Khoai mài,
Dân gian vẫn gọi Củ mài đã lâu.
Hoài sơn thuộc họ củ Nâu,
Dây leo, từ dưới đất màu mọc lên.

                     *   *
Củ to cứ thế lớn lên,
Dài tới một mét, dài thêm cũng nhiều.
Thân cây hơi góc cạnh đều,
Ở những kẽ lá, có nhiều củ non.
                     *   *
Dái củ dài”, tên củ con,
Hoặc “ Thiên hoài” gọi, tên còn rất quen.
Lá đơn mọc đối, bon chen,
Hình Tim phía cuống, nhọn trên phía đầu.
                     *   *
Hoa đực, hoa cái khác nhau,
Quả hình 3 cạnh, về sau khô dần.
Tháng 7 hoa nở trên thân,
Mùa quả tháng 9, còn lân tháng 10.
                     *   *
Mọc hoang rừng rậm, núi đồi,
Nước ta nhiều tỉnh, lắm nơi đã trồng.
Mùa thu hoạch củ, Thu - Đông,
Mang về, rửa sạch, những trông nõn nà.
                     *   *
Vỏ ngoài, gọt hết bỏ ra,
Thái xong, đem sấy, hoặc là mang phơi.
Hoài sơn công dụng tuyệt vời,
Thường là làm thuốc, đói thời để ăn.
                     *   *
Đông y, làm thuốc nói rằng:
Dùng để bổ dưỡng, sức tăng thêm nhiều.
Chữa người ăn uống không tiêu,
Kinh niên viêm ruột, ra nhiều mồ hôi.
                     *   *
Dùng chữa tả ly lâu rồi,
Nhiều lần tiểu tiện, đái thời ban đêm.
Di tinh, đới hạ chữa thêm,
Muốn chữa tiêu khát, thuốc trên sẵn sàng.
                     *   *
Hoài sơn chữa bệnh giỏi giang,
Bổ Thận, bổ Phế, sau sang bổ Tỳ.
Sinh tân, bổ Vị mỗi khi,
Sáp tinh, bình suyễn, dùng thì rất hay.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ củ cây Hoài sơn:
1- Dùng chữa nam giới mắc các chứng: Thận hư gây hoạt tinh, di tinh, mộng tinh, đái vặt không giữ được. Phụ nữ bệnh đới hạ ( Bạch đới).      
            Bài thuốc: Bí nguyên tiễn thang. Gồm: Hoài sơn, Kim anh tử, Bạch truật, Nhân sâm, Viễn chí, Khiếm thực, Toan táo nhân, Phục linh, mỗi vị từ 8~ 10g; Chích Cam thảo, Ngũ vị tử, mỗi vị 3~5g. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
Công dụng: Ích Khí, dưỡng Tâm, kiện Tỳ, cố sáp (cố sáp: chữa các chứng di tinh, hoạt tinh, mộng tinh)..
Chủ trị: Di tinh, hoạt tinh đã lâu, đới hạ bạch trọc, tinh thần uể oải, sức kém, dễ quên, tâm thần hoảng hốt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch tế nhược.
Giải thích bài thuốc: Đây là bài thuốc điều trị 3 Tạng: Tâm, Tỳ, Thận bất túc, di tinh, hoạt tinh, đới hạ bạch trọc.
            Trong bài có Nhân sâm để kiện Tỳ, ích Khí, dưỡng Tâm an thần.
 Khiếm thực, Kim anh tử kiện Tỳ, bổ Thận, cố tinh, chỉ di ( cầm di tinh).  Ba vị đó phối hợp với nhau, trên là bổ Tâm, giữa bổ Tỳ, dưới cố Thận ( ôn Thận ích Khí), đều cùng là chủ dược.
Bạch truật, Phục linh, Hoài sơn, Cam thảo giúp Nhân sâm bổ Khí, kiện Tỳ.
Toan táo nhân, Viễn chí, giúp Nhân sâm dưỡng Tâm an thần.
Ngũ vị tử cố Thận, sáp tinh.
Các vị thuốc trên hợp lại, có công năng ích Khí, dưỡng Tâm, kiện Tỳ, cố Thận.

            2- Dùng chữa Âm hư, Tân dịch khô kiệt, sốt cao, miệng khát, đái tháo đường:
Bài thuốc: Ngọc dịch thang. Gồm: Hoài sơn, Hoàng kỳ, Cát căn, Thiên hoa phấn, Tri mẫu, Ngũ vị tử, Sinh kê nội kim ( Màng mề gà), mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
Công dụng: Ích Khí, sinh Tân, nhuận táo, chỉ khát.
Chủ trị: Bệnh tiêu khát, Thận hư, Vị táo, miệng khát muốn uống, tiểu tiện nhiều, nước tiểu đục, người mỏi mệt…
Kiêng kỵ: Những người có Thấp nhiệt, thực tà không uống được.

                                                                     Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2013.








CÂY CAM THẢO
(Bắc Cam thảo, Sinh Cam thảo, Quốc lão).

Cam thảo sống rất là lâu,
Thường cao một mét, đứng đầu mét hai.
Thời gian cây sống rất dài,
Có lớp lông nhỏ, bên ngoài thân cây.

                     *   *
Lá kép, hình trứng đây này,
Mép nguyên, đầu nhọn, tựa bầy lông chim.
Mùa hạ hoa nở ưa nhìn,
Màu đen, quả giáp, thoáng nhìn cong cong.
                     *   *
Mặt quả có rất nhiều lông,
Những tới 8 hạt bên trong đây này.
Cam thảo làm thuốc rất hay,
Đông y dùng trước, sau này Tây y.
                     *   *
Làm nước giải khát mỗi khi,
Kỹ nghệ thuốc lá dùng thì rất thơm.
Cam thảo chích, tính hơi ôn,
Khi nướng vị lại ngọt hơn, tính bình.
                     *   *
Nó vào tất cả đường kinh,
Mười hai kinh đấy, quá trình nó đi.
Tác dụng để bổ Vị, Tỳ,
Còn muốn nhuận Phế, dùng thì nhuận ngay.
                     *   *
Điều hòa các thuốc rất hay,
Dùng sinh Cam thảo, Hỏa này thanh luôn.
Những người ỉa chảy chớ buồn,
Cam thảo đem nướng, uống luôn sẽ cầm.
                     *   *
Vị hư, khát nước nhiều lần,
Phế hư ho lắm, hãy cần Thảo đây.
Còn chữa viêm loét Dạ dày,
Trúng độc, mụn nhọt, thuốc hay đem dùng.

Ghi chú: -  Sinh Cam thảo: Cam thảo sống.
                - Chích Cam thảo: Cam thảo đem nướng lên.
 - Không nên dùng nhiều Cam thảo; mỗi thang thuốc chỉ dùng từ 3 ~ 5g, để tránh tích nước, gây phù nề, nặng mặt.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Cam thảo:
1- Dùng chữa các chứng Khí hư, Huyết hư, Tim hồi hộp, tự ra mồ hôi, mạch đập không đều: Thục địa, Mạch môn đông, Đảng sâm, A giao, Hỏa a nhân, mỗi vị 10g; Chích Cam thảo, Quế chi, mỗi vị 3g, Đại táo 5 quả, Gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày một thang, dùng 3~ 5 thang.
2- Chữa ngộ độc phát lở ngứa mới mắc, thời kỳ đầu: Sinh Cam thảo 3g, Phòng phong 10g, Sắc uống ngày một thang, dùng 3~ 5 thang. Nếu bị ngộ độc phát lở ngứa đã lâu: Cam thảo sống 5g, thêm ít Đậu xanh nấu chín lấy nước uống.
3- Ngoài ra Cam thảo thường có trong các bài thuốc Đông y. Có tác dụng giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của những vị thuốc có dược tính mạnh.
Thí dụ:
a- Trong bài “ Thừa khí thang”, gồm: Đại hoàng 12g, Mang tiêu 12g, Chích Cam thảo 6g; Cam thảo có nhiệm vụ hòa hoãn vị Đại hoàngMang tiêu.
            b- Trong bài: “ Tiểu Sài hồ thang”, gồm: Sài hồ 12g, Nhân sâm 9g, Sinh khương 9g, Bán hạ 9g, Hoàng cầm 9g, Chích Cam thảo 6g, Đại táo 4 quả; Cam thảo có nhiệm vụ làm cho Sài hồ, Hoàng cầm đỡ tính Hàn (lạnh), hòa hợp với tính ấm của Đảng sâm, Bán hạ.
- Nói chung Cam thảo là một vị thuốc thông dụng, quý dùng cả trong Đông y lẫn Tây y.
          - Trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc thì dùng Cam thảo sống. Trong các bài thuốc bổ thì dùng Cam thảo chích ( nướng).
Kiêng kỵ:
- Người Dạ dày trướng đầy, có thấp không được uống nước Cam thảo.
             - Cam thảo kỵ: Hải tảo, Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa.
             - Khi uống nước Cam thảo phải kiêng ăn cá.
                                                                                    Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013.









CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG


Tên cây Trinh nữ hoàng cung,
Hoàng cung trinh nữ, vẫn cùng tên chung.
Biết bao trinh nữ vào Cung,
Đã lâu, sống ở cấm Cung thiệt thòi.
                     *   *
Chưa hề, Vua động đến người,
Ốm mà chữa bệnh, dùng thời rất hay.
Dần dần tên gọi, cây này,
“Hoàng cung “, “Trinh nữ” xưa nay được dùng.
                     *   *
Rằng cây, Trinh nữ hoàng cung,
Là một loại cỏ, đã từng mọc hoang.
Nay được, trồng cấy đàng hoàng,
Thân Hành, củ lớn, thuộc hàng Hành tây.
                     *   *
Có nhiều lá mỏng trên cây,
Độ dài một mét, rộng đầy tám phân.
Song song phiến lá có gân,
Mặt trên rãnh lõm, dưới phần sống cao.
                     *   *
Lắm hoa, nhìn đẹp biết bao,
Cánh dài, sắc trắng ai nào cũng yêu.
Củ con, cây mọc thêm nhiều,
Tách ra từng củ, muốn nhiều trồng thêm.
                     *   *
Dùng chữa các bệnh, có tên:
U nang buồng trứng, trên nền khối u.
Tiền liệt tuyến bị ung thư,
Hoặc người phụ nữ vú u” chữa liền.

Công dụng và liều dùng từ cây Trinh nữ hoàng cung:
- Trong các bài thuốc Đông y, chúng tôi chưa sưu tầm được bài thuốc nào cụ thể dùng cây Trinh nữ hoàng cung để chữa được những bệnh gì.
- Nhưng theo dân gian, từ lâu đã có bài thuốc dùng lá cây Trinh nữ hoàng cung (TNHC) để chữa các bệnh khối u, như: U xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt), u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú…
- Sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, có đề cập đến công dụng và liều dùng của cây này, đó là:
Dùng lá cây (TNHC) để chữa các bệnh: Ung thư tử cung, ung thư vú ( nữ giới), u xơ tuyến tiền liệt ( nam giới): Lá cây TNHC rửa sạch, phơi khô, sao khô màu hơi vàng, một ngày uống 3 lá, uống 7 ngày, nghỉ 7 ngày, tổng cộng 3 đợt uống 63 lá. Nhiều người chỉ uống nước sắc (TNHC) cũng khỏi bệnh
- Đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm ở cả trong và ngoài nước, TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự đã chứng minh được cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum Latifolium, L) có chứa các hoạt tính sinh học kháng u, vì vậy có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại sản phẩm phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh khối u. 
- Tuy nhiên, bài này tôi chỉ có khả năng viết đến đây.
- Độc giả nào, nếu mà quan tâm nhiều đến những công dụng và liều dùng của cây thuốc này, hãy tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn ở những tài liệu khác…
Tôi xin cảm ơn!
                                                            Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2013.








CÂY CHÚT CHÍT
( Trút trít, Lưỡi bò, Ngưu thiệt, Dương đề).


Chút chít thuộc loại thuốc Nam,
Ruộng đồng, bờ bãi, mọc hoang đất màu.
Trẻ con cọ lá vào nhau,
Tiếng kêu “ Chút chít”, về sau tên thành.
                     *   *
Là một loại cỏ, tươi xanh,
Thường cao bốn tấc, hoặc thành mét hai.
So le, lá mọc vươn dài,
Mép hình lượn sóng, dọc hai bên lề.
                     *   *
Đến mùa, đào rễ mang về,
Rửa sạch, đem sấy chẳng hề khó khăn.
Thu hoạch, có thể quanh năm,
Nhưng mà tốt nhất, mùa rằng Thu - Đông.
                     *   *
Chữa người, đại tiện không thông,
Hắc lào mà chữa, thành công tức thì.
Chữa nhọt, lở ngứa mỗi khi,
 Ăn uống tiêu chậm, dùng thì tiêu ngay.
                     *   *
Làm thuốc tiêu hóa cũng hay,
Nhuận tràng, thông tiện, thuốc này đảm đương.
Gặp khi ghẻ, lở bất thường,
Sưng đau, Huyết ứ, hãy nhường thuốc đây.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng cây Chút chít:
1-      Chữa hắc lào và các loại lở ngứa:
Rễ Chút chít tươi 200~ 300g ( nếu khô 100g), vỏ quả Thạch lựu 50g, ngâm với 01 lít rượu nồng độ cao, sau khoảng một tháng thì dùng được.
Cách dùng: Các vết hắc lào, lở ngứa vệ sinh sạch, cho rớm máu, bôi một lớp mỏng mật Ong để nhử cho con cái ghẻ lên ăn. Độ 5 phút sau lấy thuốc này ra bôi. Có thể bôi ngày 1 ~ 2 lần, cho đến khi khỏi. Còn dùng bôi chữa các vết thương bị nhiễm trùng, mụn trứng cá, ghẻ lở…
2- Làm thuốc nhuận tràng, thông tiện:
 Rễ Chút chít, Nhân trần, Thổ phục linh, Hậu phác, Bạch truật, Đào nhân, Thảo quyết minh, Trạch tả, Y dĩ; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3~ 5 thang.
                                                                                    Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013.







CÂY MỘC HƯƠNG



Đông y dùng vị Mộc hương,
Là một cây thuốc, sống thường rất lâu.
Rễ to, ngoài vỏ màu nâu,
Đường kính rễ lớn, đứng đầu 5 phân.
                     *   *
Lá dài, phiến lá có gân,
Hình hài ba cạnh, đa phần giống nhau.
Mép lá lượn sóng trước sau,
Răng cưa ngoài mép, đua nhau hình thành.
                     *   *
Hoa màu lam tím, lá xanh,
Quả bế, hơi dẹt, chín thành sắc nâu.
Mùa hoa, tháng 7 bắt đầu,
Quả vào tháng 8, nếu lâu tháng 10.
                     *   *
Công dụng, ta đã biết rồi,
Tính ôn, vị đắng, nhấm thời hơi cay.
Kinh Tỳ, Can, Phế vào ngay,
Dùng làm thuốc bổ Dạ dày, an thai.
                     *   *
Chữa đau, tả lỵ kéo dài,
Bụng đầy, nôn mửa nếu sài khỏi ngay.
Điều Khí, chỉ thống càng hay,
Kiện Tỳ, hòa Vị, sau này ăn ngon.
                     *   *
Chữa bệnh ỉa chảy trẻ con,
Trừ đờm, lợi tiểu, sau còn chữa ho.
Những người đau ngực chớ lo,
Mộc hương có sẵn, bảo cho nhau dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng cây Mộc hương:
1-Dùng chữa các chứng cảm Hàn, Khí trệ; ngực, bụng trướng; tiêu hóa kém; nôn; sôi bụng:
Mộc hương, Đinh hương, nhân Bạch đậu khấu, lá Hoắc hương, Sa nhân; mỗi vị từ 10g, Cam thảo 4g,  sắc uống ngày một thang.
      2- Chữa ruột già Khí trệ, kiết lỵ, đau bụng:
            Mộc hương, Hạt cau, Hoàng bá, Hương phụ, Khiên ngưu, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Tam lăng, Nga truật, mỗi vị 8~10g; Đại hoàng, Ngô thù du, Cam thảo, mỗi vị 3~5g. Sắc uống ngày một thang, dùng 3~5 thang ( Phụ nữ có thai cấm dùng).
            3- Chữa tiêu hóa không tốt, biếng ăn:
Mộc hương, Bạch truật, Chỉ thực, tán bột làm hoàn. Mỗi ngày uống 8~10g, ngày 2 lần, chiêu với nước Gừng sống.
4- Chữa viêm loét dạ Dày, tá tràng: Mộc hương; Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Kỷ tử, Đại táo, Xuyên khung, Táo nhân, Ngũ vị tử, Trần bì, mỗi vị 10g; Gừng 3g. Sắc uống ngày một thang; dùng 3 ~ 5 thang.
                                                            Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013.






CÂY THẠCH XƯƠNG BỒ


Nói về cây Thạch xương bồ,
Nó mọc chi chít, là đồ cỏ hoang.
Có nhiều thân rễ tủa ngang,
Đường kính thân rễ, to đàng ngón tay.
                     *   *
Rễ có nhiều đốt, đây này,
Phía trên lá sẹo, thẳng ngay lên trời.
Chiều dài năm tấc đấy thôi,
Sáu ly bản rộng, nhìn thời thấy ngay.
                     *   *
Bông mo, hoa mọc đẹp thay,
Phủ bởi lá bắc, cao gầy trên hoa.
Làm cho các cụm của hoa,
Trông như nó lệch sang là một bên.
                     *   *
Quả mọng sắc đỏ, nhạt nền,
Khi khô, có hạt ở bên trong này.
Quanh hạt có một lớp nhầy,
Đến mùa thu hoạch, đem ngay về dùng.
                     *   *
Công dụng làm thuốc nói chung,
Đông y dùng lắm, còn dùng Tây y.
Nếu theo tính, vị Đông y,
Tính ôn, còn vị nó thì đắng cay.
                     *   *
Tác dụng tẩy uế rất hay,
Khai khiếu, tuyên khí, tiếp ngay trừ đờm.
Thuốc làm trạng vị được ôn,
Sáng tai, sáng mắt, sớm hôm tinh tường.
                     *   *
Thần kinh suy nhược tổn thương,
Phong Hàn, Tê thấp thuốc thường chữa hay.
Gặp khi trẻ sốt đêm ngày,
Lấy nấu nước tắm, khỏi ngay tức thì.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng cây Thạch xương bồ.
1- Dùng chữa các bệnh do Thấp trọc (cặn bã), lấp kín các khiếu sinh hôn mê, bất tỉnh kéo theo nhiều đờm, dãi tắc khó thở:
a- Chữa đờm dãi lấp kín khiếu của Tâm, sinh mê sảng, mất trí:
                        Bài: Thạch xương bồ, Uất kim thang:
            Thạch xương bồ, Uất kim, Hoa cúc, Hoạt thạch, Liên kiều, hạt Ngưu bàng, Mẫu đơn bì, quả Dành dành sao; mỗi vị 8 ~ 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
            b- Chữa đờm dãi, bất tỉnh, mất trí:
Thạch xương bồ, Hoàng cầm, lá Tía tô, Hậu phác, Hoàng liên, Lô căn, Bán hạ chế; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
2-     Chữa các chứng bệnh cảm lạnh, bụng đầy hơi, trướng đau: Thạch xương bồ, Hương phụ, Mộc hương; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
3-     Chữa các chứng bệnh tiêu hóa kém, các chất cặn bã tắc trong Dạ dày, sinh cấm khẩu, nôn mửa, biếng ăn:
Thạch xương bồ, Hoàng liên, Nhân trần, Hạt sen, cuống lá Sen, Phục linh, Trần bì, Đan sâm, Nhân hạt Bí đao, Gạo lâu năm; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
Ý nghĩa của Xương bồ: Xương là phồn thịnh, bồ là thứ cỏ; Xương bồ là thứ cỏ bồ mọc chi chít.

Kiêng kỵ: - Người Huyết hư ( thiếu máu), hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi, cấm dùng.
                 - Kỵ đồ làm bằng Sắt, ghét Ma hoàng, địa đởm, thịt Dê, đường và mật mía.

                                                                        Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013.









CÂY THỔ PHỤC LINH
( Củ khúc khắc, Củ kim cang).


Còn gọi là Củ kim cang,
Hay Củ khúc khắc, vẫn nàng Phục linh.
Lâu năm, cây sống hết mình,
Dài bốn, năm mét, lại sinh cành nhiều.
                     *   *
Trái xoan, hình lá thon đều,
Hoa mọc thành tán, có nhiều chùm ra.
Mọc hoang, ở khắp nước ta,
Đến nay trồng trọt, những là nhiều thêm.
                     *   *
Thu - Đông mùa tới, chớ quên,
Thu hoạch thân rễ, đào lên về dùng.
Rửa sạch đất, cát nói chung,
Cắt bỏ rễ phụ, sau cùng đem phơi.
                     *   *
Phục linh làm thuốc tuyệt vời,
Đông y dùng lắm, cả thời Tây y.
Dựa theo tính, vị Đông y,
Thuốc có vị ngọt, nhiều khi tính bình.
                     *   *
Nói về công dụng, Phục linh,
Chữa người mắc phải, bệnh tình giang mai.
Ác sang, phù thũng kéo dài,
Đau xương, nhức khớp nếu sài khỏi ngay.
                     *   *
Còn làm thuốc bổ Dạ dày,
Lợi gân, khỏe cốt, thuốc hay lại nhiều.
Thủy ngân ngộ độc, chưa tiêu,
Phục linh giải độc, vài liều hết luôn.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng cây Thổ phục linh:


1- Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Thổ phục linh, Dây đau xương, Thiên niên kiện, Đương quy, Bạch chỉ, Cốt toái bổ,  mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
2 Chữa giang mai: Thổ phục linh, Hà thủ ô, vỏ Núc nác, gai Bồ kết đốt tồn tính, Ké đầu ngựa, mỗi vị  8 ~10g, sắc uống ngày một thang.
4 Chữa ung thư đường tiêu hóa: Thổ phục linh, Mộc hương, Bạch truật, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
5 Giải ngộ độc Thủy ngân: Thổ phục linh 10g, Cam thảo bắc 5g, Đậu xanh (lục đậu) 10g, sắc uống ngày một thang.
6- Chữa viêm da mủ: Thổ phục linh, Bồ công anh, Kim Ngân Hoa, Bèo cái, vỏ Núc nác, mỗi vị 10g, Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang.
                                                                       Hà nội, ngày 04 tháng 9 năm 2013.








CÂY VỐI


Cây cao sáu mét, hoặc hơn,
Cành hình bốn cạnh, khi non hơi tròn.
Cuống dài lá những hình thon,
Lá dài hai tấc, lại còn rất dai.
                     *   *
Hoa không có cuống mới tài,
Màu hoa trắng nhạt, sớm mai nở đều.
Quả hơi hình trứng đã nêu,
Cành non, lá, nụ, phần nhiều mùi thơm.
                     *   *
Cây trồng nhiều ở nông thôn,
Dùng nấu nước uống, tiêu cơm tức thì.
Ngoài da lở loét mỗi khi,
Lấy lá sắc đặc, rửa thì khỏi ngay.
                     *   *
Đông y dùng cả cây này,
Tác dụng chữa bệnh, đã hay lại nhiều.
Làm thuốc tiêu hóa, nhanh tiêu,
Chữa ho, viêm họng, dùng đều khỏi ngay.

Một số bài thuốc chữa bệnh dùng cây Vối:
1- Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ Ổi rộp 10g, núm quả Chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 ~3 ngày.
2- Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân cây Vối 6 - 10g, sắc kỹ lấy nước đặc uống, 2 lần trong ngày.
- Hoặc nụ Vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
3 - Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá Vối lượng vừa đủ, nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
4 - Chữa bỏng: Vỏ cây Vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
5- Chữa viêm Gan, vàng da: Dùng rễ Vối 20g, sắc nước uống hàng ngày.
6 - Viêm da lở ngứa: Lấy lá Vối , sắc đặc ấy nước để rửa, bôi vết thương.
                                                                                           Hà nội, ngày 04 tháng 9 năm 2013.








CÂY HOẮC HƯƠNG
( Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương).


Còn gọi là Quảng hoắc hương,
Hoặc tên gọi khác, Thổ hoắc hương đấy mà.
Trồng nhiều, phía Bắc nước ta,
Lá dùng làm thuốc, sau gia thêm cành.

                     *   *
Thuộc là cây cỏ tươi xanh,
Lâu năm cây sống, phân thành nhánh con.
Cao chừng ba tấc hoặc hơn,
Cuống lá hơi ngắn, mùi thơm hắc nồng.
                     *   *
Hoa tím, thường mọc thành bông,
Mọc từ kẽ lá, vươn thông đầu cành.
Tháng sáu hoa nở rất nhanh,
Tháng mười mùa quả, sau thành chín cây.
                     *   *
Có những công dụng sau đây:
Chữa ai đau bụng, bụng đầy, miệng hôi.
Giúp sự tiêu hóa tuyệt vời,
Làm ăn ngon miệng, sau thời tiêu nhanh.
                     *   *
Nhức đầu, cảm mạo nó hành,
Mình mẩy đau đớn, tiến hành dùng ngay.
Còn làm thuốc mạnh Dạ dày,
Bụng sôi, tiêu chảy, thuốc hay thường dùng.
                     *   *
Là hương liệu quý nói chung,
Lá khô để cất, hoặc chưng tinh dầu.
Nước hoa chế biến từ lâu,
Định hương cao cấp, tinh dầu Hoắc hương.

Một số bài thuốc dùng cây Hoắc hương:
1- Chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi: Hoắc hương 6 ~ 10g , dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như: Kinh giới, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu, liều lượng như nhau, sắc uống ngày một thang.
2- Chữa ho: Hoắc hương phối hợp với lá: Chanh, Gừng, Chua me đất, Cam thảo đất, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa ăn uống không tiêu, sôi bụng: Hoắc hương, Thạch xương bồ, hoa cây Đại, vỏ Bưởi đào (sao cháy), mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
4- Chữa cảm mạo, sốt ăn không tiêu, đau bụng: Hoắc hương, Tô diệp, Thương truật, mỗi vị 10g; Cam thảo 3g, Trần bì 5g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3g, Phục linh 8g, sắc uống ngày một thang ( trẻ em không dùng).

Kiêng kỵ:
Cơ thể háo nhược, thiếu máu, huyết áp cao, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít, vàng đỏ, không nên dùng.
                                                                                              Hà nội, ngày 04 tháng 9 năm 2013.








CÂY ĐU ĐỦ
( Phan qua thụ, Lô hong phlê ( Campuchia),
Mắc hung ( Lào), Cà lào, Phiên mộc).


Đu đủ còn gọi Cà lào,
Hoặc Phan qua thụ, tiếng Lào: Mắc chung.
Đông y làm thuốc hay dùng,
Lá, hoa, quả, nhựa, sau cùng rễ cây.
                     *   *
Cây cao tới bảy mét tây,
Thường là mọc thẳng, ít cây tách trồi.
So le, lá mọc không thôi,
Phiến to, lá rộng, cuống thời rỗng trong.
                     *   *
Cánh hoa, đa số trắng trong,
Quả to, có hạt bên trong rất nhiều.
Việt Nam, đang được trồng nhiều,
Quy mô phát triển, là điều chưa cao.
                     *   *
Đu đủ, quý giá biết bao,
Chọn khi quả chín, ăn vào ngọt, thơm.
Quả xanh làm món ăm cơm,
Ninh xương, ninh thịt nhừ hơn bình thường.
                     *   *
Hoa đực đem hấp với đường,
Chữa viêm ống Phổi, trẻ thường bị ho.
Nhựa dùng, giun lắm chớ lo,
Uống vào giun hết, còn lo ngại gì.
                     *   *
Thịt gà mà cứng mỗi khi,
Lá tươi gói kỹ, ninh thì mềm ngay.
Những người băng Huyết dài ngày,
Rễ cây sắc uống, thuốc hay khỏi liền.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Đu đủ:
1 - Chữa viêm Dạ dày: Quả Đu đủ 30 gam, Đại táo 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
2 – Chữa Tỳ, Vị hư nhược: Quả 
Đu đủ 30 gam, Hoài sơn 15 gam, Sơn tra 6 gam, gạo Nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều).
3- Chữa đau lưng mỏi gối: Quả 
Đu đủ, Ngưu tất, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, Câu kỳ tử, mỗi vị 10g; Cam thảo 4 gam, sắc uống ngày một thang.
4- Chữa ho do Phế hư: Quả 
Đu đủ 100 gam, Đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
5- Trị mụn nhọt: Lá Đu đủ giã nát, đắp.

                                                                          Hà nội, ngày 03 tháng 9 năm 2013.







CÂY BA KÍCH
( Ba kích thiên, Cây Ruột gà, Chẩu phóng xì,
 Thao tày cáy, Ba kích nhục, Liên châu Ba kích).


Còn gọi là cây Ruột gà,
Ba kích nhục , hoặc là Ba kích thiên.
Loại cây sống rất lâu niên,
Lá cứng, mọc đối gắn liền thân leo.
                     *   *
Lúc đầu hoa trắng, bé teo,
Sau hoa nở lớn, rồi theo sắc vàng.
Cây này có lắm, mọc hoang,
Bụi bờ, đồi rậm, bãi hoang ven rừng.
                     *   *
Mọc nhiều, các tỉnh nói chung,
Nhưng có nhiều nhất, là vùng Quảng ninh.
Thu hoạch theo một lộ trình,
Đào rễ, rửa sạch, chúng mình đem phơi.
                     *   *
Gần khô, số rễ đang phơi,
Đem ra đập dẹp, thế rồi lại phơi.
Ba kích làm thuốc tuyệt vời,
Tính ôn, vị ngọt, nhấm thời hơi cay.
                     *   *
Chữa gân cốt yếu rất hay,
Vì nó ôn Thận, sau này trợ Dương.
Chữa người nam giới liệt dương,
Không đều kinh nguyệt, thuốc thường chữa hay.
                     *   *
Lưng đau, gối mỏi đêm ngày,
Uống rượu Ba kích, ít ngày khỏe ra.
Nam giới mơ mộng, tinh ra,
Dùng nhiều Ba kích, uống là khỏi luôn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Ba kích:
1 -Trị lưng đau do phong Hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích, Ngưu tất, Khương hoạt, Quế tâm, Ngũ gia bì, Đỗ trọng, Can khương; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
2- Bổ Thận, tráng dương, tăng cường cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích, Cúc hoa, Câu kỷ tử, Thục địa, mỗi vị 10g, Phụ tử (chế) 5g, sắc uống ngày một thang.
3- Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh ( nam giới), lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư: Ba kích, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Thục địa, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
4- Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích, Tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
                                                          Hà nội, ngày 03 tháng 9 năm 2013.








CÂY HY THIÊM
( Cỏ đĩ, Cứt lợn, Hy kiểm thảo, Hy tiên, Niêm hồ thái,
 Chư cao, Hổ cao, Chó đẻ, Nụ áo rìa).


Còn gọi Cỏ đĩ, Hy tiên,
Chó đẻ, Cứt lợn, đi liền Hổ cao.
Hay Niêm hồ thái, Chư cao,
Hoặc Hy kiểm thảo, tên nào cũng hay.
                     *   *
Nói về cây thuốc, vị này,
Nó thuộc loại cỏ, xưa nay thường dùng.
Cao chừng nửa mét, nói chung,
Cành nhiều, lá lắm đều cùng có lông.
                     *   *
Lá ra mọc đối, mà trông,
Thuôn hình quả trám, lớp lông phủ ngoài.
Đầu cành, hoa nở sớm mai,
Có loại hoa trắng, hoặc lai hoa vàng.
                     *   *
Cây này, thường nó mọc hoang,
Mọc trên bờ bãi, đường làng, ven đê.
Tháng năm, tháng sáu gặt về,
Đem phơi, dưới nắng bốn bề nóng ran.
                     *   *
Hy thiêm vị đắng, tính Hàn,
Kinh Thận nó tới, kinh Can nó vào.
Hiệu quả chữa bệnh rất cao,
Khư Phong, trừ Thấp, uống vào khỏe gân.
                     *   *
Gặp người tê bại tay, chân,
Gối đau, lưng mỏi, yếu chân chữa liền.
Mụn nhọt, lở ngứa triền miên,
Không đều kinh nguyệt, Hy tiên đem dùng. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Hy thiêm:
1-     Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi: Hy thiêm, Ngưu tất, Thổ phục linh, Lá lốt , mỗi vị 10g; sắc uống ngày một thang.
2-     Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn: Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.
3-     Chữa bán thân bất toại, méo miệng, mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non Hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6 g, nếu uống được rượu thì nên dùng rượu để chiêu thuốc, uống sau bữa ăn.
4-     Chữa tăng Huyết áp: Hy thiêm, Ngưu tất, Thảo quyết minh, Hoàng cầm, Trạch tả, Chi tử, Long đởm thảo, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
5-     Chữa mụn nhọt, mụn đầu đinh ở sau lưng: Hy thiêm thảo, Ngũ trảo long, Tiểu kế, Đại táo, mỗi thứ 10g, sắc uống ngày một thang.
6-     Chữa vẩy nến: Hy thiêm; Hòe hoa, Sinh địa, Thạch cao, Thổ phục linh, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Cam thảo đất, mỗi vị 10g; sắc uống ngày một thang.
7-     Chữa tổ đỉa: Hy thiêm, Thổ phục linh 20g, Ké đầu ngựa, Ý dĩ, Sinh địa, Kim ngân hoa, Tỳ giải, Kinh giới, Cam thảo đất, mỗi vị 10g; sắc uống ngày một thang.  

Kiêng kỵ: Không có Phong thấp mà thuộc Âm hư thì cấm dùng.
                                       Hà nội, ngày 02 tháng 9 năm 2013.








DÂY ĐAU XƯƠNG
( Khoan cân đằng).

Thường gọi là Dây đau xương,
Tác dụng, chữa bệnh đau xương tuyệt vời.
Cây leo ta đã biết rồi,
Dài bảy, tám mét, cành thời dài ra.
                     *   *
Lúc đầu lông ít mọc ra,
Sau dây vỏ nhẵn, lá mà hình tim.
Phía cuống hõm lại, khi nhìn,
Lượn tròn hai phía, thoáng nhìn thấy ngay.
                     *   *
Hoa mọc chụm lại đẹp thay,
Quả xanh trắng nhạt, sau này đỏ tươi.
Cây mọc khắp chốn, khắp nơi,
Đồng bằng, miền núi, cây thời mọc hoang.
                     *   *
Vị đắng, tính mát rõ ràng,
Thanh nhiệt, hoạt Huyết, sau rằng chữa đau.
Chữa người thấp khớp, xương đau,
Nhức mỏi gân cốt, hoặc đau liên sườn.
                     *   *
Bị đòn, hoặc ngã tổn thương,
Phải khi rắn cắn, dùng thường khỏi ngay.
Nếu làm thuốc bổ càng hay,
Uống vào gân cốt, ít ngày khỏe ra.

Một số bài thuốc từ Dây đau xương: 
1- Lá tươi được giã nát vắt lấy nước uống, bã trộn với rượu trắng đắp lên các chỗ đau nhức, vết thương bầm tím.
         -  Hoặc theo Đông y, có thể dùng 15 ~ 30g lá cây, đun sôi trong 500ml nước uống trong ngày.
         - Có thể  ngâm rượu theo tỷ lệ 1 phần lá, 5 phần rượu; mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng          30ml.
       - Dùng thân thái mỏng, phơi khô ngâm rượu riêng hoặc phối hợp thêm các vị thuốc khác như: Thiên niên kiện, Cốt toái bổ, Cốt khí và Đậu đen, ngâm chung 7 ~ 10 ngày, thêm một ít Mật ong khi uống ( tỷ lệ như trên).
2- Thường dùng chữa sốt rét, Phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, bị đòn, do ngã tổn thương, trị rắn cắn và bồi bổ sức khỏe:
        - Lá tươi giã nhỏ đắp vào vết thương.
        - Dùng 15~ 30g thân, cành lá đun sôi uống. Cũng có thể dùng thân ngâm rượu uống cho khỏe gân cốt. 
                                                                                                  Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2013.






CÂY CỐT TOÁI BỔ
( Cốt toái bổ, Co tạng tó ( tiếng Thái ở châu Quỳnh nhai), Co in tó ( Tiếng Thái ở Điện biên),
Cây tổ phượng, Cây tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá).


Tên cây, còn gọi Tổ điều,
Hay Cốt toái bổ và nhiều tên chung.
Tên Tắc kè đá cũng dùng,
Hoặc Co in tó, tên vùng Điện biên.
                     *   *
Cây mọc hốc đá, sống riêng,
Trên ven sườn núi, bên triền đám rêu.
Sống trên cây lớn cũng nhiều,
Cây si cổ thụ, hay nhiều cây đa.
                     *   *
Lâu năm, cây sống đến già,
Rễ phủ nhiều vẩy, sắc mà vàng thau.
Có hai loại lá khác nhau,
Loại dài vươn thẳng, loại sau thấp tè.
                     *   *
Núi đá, cây mọc trong khe,
Tháng tám, tháng chín mới nghe thu về.
Trừ bỏ lá mọc lê thê,
Rửa sạch đất cát, mới hề đem phơi.
                     *   *
Tác dụng ta đã biết rồi,
Khả năng bổ Thận, trị thời đau xương.
Hành Huyết, phá Huyết khẩn trương,
Thường chữa xương dập, vết thương nhiễm trùng.
                     *   *
Làm thuốc hòa hoãn nói chung,
Bong gân, sai khớp nếu dùng khỏi ngay.
Tai ù, hư Thận lâu ngày,
Răng đau nhức nhối, thuốc hay đem dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Cốt toái bổ:
            1- Trị chứng răng đau, răng lung lay, răng chảy máu do Thận hư:
   -  Bột Cốt toái bổ lượng vừa đủ sao đen xát vào răng.
             - Cốt toái bổ, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, mỗi thứ 10g; Tế tân 5g, sắc uống ngày một thang.
2 - Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín:
-  Cốt toái bổ, lá Sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, mỗi thứ 10 ~ 15g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc bã đắp ngoài.
-  Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn Vaselin bôi vùng đau.
Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.

Kiêng ky: Người Âm hư, Huyết hư không nên dùng.
                                             Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2013.







CÂY CẨU TÍCH
( Rễ lông cu ly, Kim mao cẩu tích, Cẩu tồn mao, Cây lông khỉ).


Còn gọi là Cẩu tồn mao,
Hay Cây lông khỉ, Kim mao vẫn dùng.
Cẩu là con chó nói chung,
Tích là xương sống, hay lưng chó nằm.
                     *   *
Loại cây, sống rất lâu năm,
Cây cao, thường tới hai trăm phân dài.
Lá dài, hai mét đâu sai,
Vẩy vàng, bóng phủ bên ngoài lá cây.
                     *   *
Thân rễ, lông mọc phủ đầy,
Toàn màu vàng óng, như bầy chó con.
Mọc hoang, nay thấy ít còn,
Phải trồng, mùa gặt thu gom về dùng.
                     *   *
Bỏ rễ, lông, lá nói chung,
Rửa sạch, thái mỏng, sau cùng đem phơi.
Công dụng ta đã biết rồi,
Mát Gan, bổ Thận, chữa người lưng đau.
                     *   *
Chữa chứng phong thấp, gối đau,
Người già tiểu lắm, khớp đau lâu ngày.
Chữa bệnh phụ nữ càng hay,
Khí hư, bạch đới thuốc này chữa luôn.
                     *   *
Những ai chảy máu chớ buồn,
Lấy lông mà đắp, máu tuôn phải cầm.
Áp dụng kinh nghiệm nhân dân,
Cẩu tích chữa bệnh, khi cần có ngay.
  

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Cẩu tích: 
1- Trị đau lưng, gân, khớp chân khó cử động: Cẩu tích, Đỗ trọng, Khương hoạt,Tỳ giải, Ngưu tất, Tang ký sinh, mỗi vị 10g; Cam thảo, Phụ tử chế 5g; sắc uống ngày một thang.
2- Trị Can, Thận hư suy, phong thấp, lưng chân đau: Cẩu tích, Đan sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Phòng phong, mỗi vị 10g; sắc uống ngày một thang.
3- Trị lưng đau, gối mỏi thuộc Thận âm hư: Cẩu tích, Thỏ ty tử, Đương quy, Phục linh, mỗi vị 10g; sắc uống ngày một thang.
4- Bổ Thận cường yêu (yêu = cột sống), Can, Thận bất túc, đau mỏi thắt lưng, tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ: Cẩu tích, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Sơn thù du, Đỗ trọng, Thục địa, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.

    
                                                                                                  Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2013.





CÂY SẢ
( Cỏ sả, Lá sả, Sả chanh, Hương mao).


Còn gọi Cỏ sả, Sả chanh,
Hương mao, Lá sả, tên thành câu ca.
Trồng nhiều ở khắp nước ta,
Thường là làm thuốc, sau là để ăn.
                     *    *
Loại cỏ, cây sống lâu năm,
Thường mọc thành bụi, cao rằng trăm phân.
Thân rễ tím, hay trắng ngần,
So với lá lúa, lá gần giống nhau.
                     *   *
Cụm hoa, bông nhỏ trên đầu,
Cây thơm, để cất tinh dầu lâu nay.
Làm thuốc tiêu hóa rất hay,
Dùng trong công nghiệp dầu này chế ra.
                     *   *
Xà phòng, cùng với nước hoa,
Hoặc thuốc đuổi muỗi, cũng là dầu đây.
Lá pha nước uống hàng ngày,
Uống vào mát dạ, sau này nhanh tiêu.
                     *   *
Củ Sả còn tác dụng nhiều,
Chữa cảm, thông tiện, xông nhiều mồ hôi.
Một số thịt, cá biết rồi,
Nếu mà ướp Sả, ăn thời mới ngon.
                     *    *
Muốn chữa chướng bụng, buồn nôn,
Sả đây có sẵn, dùng luôn khỏi liền.
Ai mà đau bụng triền miên,
Dùng tinh dầu Sả, uống liền hết đau. 

Một số bài thuốc chữa bệnh và làm gia vị thức ăn từ cây Sả:
1- Chữa cảm sốt, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa.
2- Chế tinh dầu, làm hương liệu: Tinh dầu sả trừ muỗi, khử mùi hôi tanh. Tinh dầu cho Công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm.
3- Làm gia vị, ướp thức ăn.
4- Nấu nước xông hoặc dùng trong xông hơi, thân lá Sả 50-100g , có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.                         
                                     
                                                                                Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2013.






CÂY CANH CHÂU
( Chanh châu, Trân châu, Kim châu).


Còn gọi là cây Chanh châu,
Trân châu hoặc gọi Kim châu vẫn dùng.
Thu hoạch cành, lá nói chung,
Phơi khô, làm thuốc khi dùng có ngay.
                     *   *
Nói về vị thuốc, cây này,
Là thân cây nhỏ, cành đầy gai con.
Có lông, ở những cành non,
Lá trên mọc đối, lại còn cứng dai.
                     *   *
Phiến lá hình trái xoan dài,
Xung quanh mép lá hình hài răng cưa.
Phía dưới lá mọc lưa thưa,
Năm ly lá rộng, dài vừa chục phân.
                     *   *
Thành bông, hoa nở to dần,
Mọc ngay kẽ lá, hay gần ngọn cây.
Còn non, lông mịn phủ đầy,
Đài hoa màu lục, cánh đây nhỏ đều.
                     *   *
Canh châu, ngày trước có nhiều,
Miền Trung, miền Bắc cây đều mọc hoang.
Đến nay thấy ít mọc hoang,
Để dùng làm thuốc, phải mang đi trồng.
                     *  *
Lá tươi nấu nước tắm, xông,
Chữa ai ghẻ lở, thành công tức thì.
Canh châu, trẻ mọc mỗi khi,
Sắc lấy nước uống, sau thì khỏi ngay.
                     *  *
Chữa sởi mọc chậm, lâu ngày,
Rễ cây thái mỏng, sắc ngay uống vào.
Mụn nhọt, lở ngứa làm sao,
Muốn nhanh khỏi bệnh, dùng vào Canh châu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Canh châu:
     1-     Chữa trẻ con lên Canh châu: Cành và lá Canh châu 15 ~ 20g, sắc nước uống, ngày một thang,    chia làm 3 lần uống; uống trong 2 ~ 3 ngày. 
2-     Chữa lở loét: Lá Canh châu, lá Đuôi tôm, lượng bằng nhay, Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp vào. 
3-     Chữa trẻ em lên sởi, sốt ho, khát nước: Cành và lá Canh châu 20g, Tầm gửi cây khế 20g, Hương nhu 10g, Hoắc hương 10g, Cam thảo 3g, sắc nước uống, ngày một thang. 
4-     Chữa lở ngứa ngoài da, mụn nhọt: Cành và lá Canh châu 20g, Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh 20g, rễ cỏ Sước 20g, Đơn đỏ 10g, sắc nước uống, ngày một thang.
5-     Chữa sởi chậm mọc: Rễ Canh châu 30g, ( hoặc lá 40g) thái mỏng, sắc nước uống, ngày một thang.

Ghi chú: Những người Tỳ, Vị hư hàn, đại tiện lỏng không nên dùng.
                                                                          
                                                                                     Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2013.






CÂY SỬ QUÂN TỬ
( Cây quả giun, Quả nấc, Sứ quân tử).


Tên Sử quân tử rất quen,
Mỗi khi làm thuốc nhớ tên cây này.
Nó thuộc là một loại cây,
Dây leo, mọc tựa vào cây bên ngoài.
                     *    *
Lá đơn, mọc đối đâu sai,
Hình trứng, phía cuống hình hài trái tim.
Hoa ra hình ống, dễ nhìn,
Lúc đầu sắc trắng, sau xin đỏ, hồng.
                     *    *
Quả khô, hình trứng mà trông,
Có chứa một hạt, trong lòng quả đây.
Mọc hoang khắp đó, khắp đây,
Trong Nam, ngoài Bắc, có đầy miền Trung.
                     *   *
Gia đình một số còn dùng,
Trồng làm cây cảnh, nói chung tuyệt vời.
Quanh năm, cây những tốt tươi,
Hoa màu đỏ đẹp, nở thời tháng tư.
                     *    *
Tháng tám, quả chín từ từ,
Hái về đem sấy, cũng như phơi ngày.
Quả khô, đập lấy nhân đây,
Nhân đem phơi tiếp, cất ngay dùng dần.
                     *   *
Chữa nhiều giun đũa, theo phân,
Mỗi khi làm thuốc, lấy nhân sao vàng.
Thóc mầm, rồi cũng đem rang,
Hai thứ tán nhỏ, sau mang trộn đều.
                     *  *
Trẻ con giun đũa có nhiều,
Thuốc hòa nước uống, vài liều hết ngay.
Những ai răng nhức đêm ngày,
Trẻ em hư thũng, thuốc hay đem dùng...

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Sử quân tử:
Bài 1: - Trị giun đũa, giun kim: Sử quân tử người lớn 10 ~ 20 hạt, sao vàng, tán nhỏ. Trẻ em, mỗi tuổi một hạt, không quá 10 hạt một ngày, ngày dùng một lần, uống liền 3 ngày.
Bài 2: -Chữa đau nhức răng: Sử quân tử (cả quả) đập nát 10 quả, thêm vào 1 bát nước đun sôi và giữ sôi 15 phút. Ngậm thuốc trong ngày, độ 10 phút rồi nhổ đi, có khi uống nước này để làm giun ra..
Bài 3- Chữa trẻ em hư thũng, mặt chân sưng phù (theo Giản tiện phương - tài liệu cổ): Sử quân tử 40g đập bỏ vỏ quả, lấy nhân tẩm với mật nướng hay sao cho khô, tán bột, mỗi ngày uống 4~5g hòa với nước cơm hay nước cháo.
Bài 4: Trị chứng cam tích trẻ em do Tỳ hư:
- Sử quân tử, Kha tử đều 10g; Trần bì, Hậu phác đều 5g, Cam thảo 3g, sắc nước uống. Trị trẻ bụng đầy tiêu chảy biếng ăn.
- Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 150g, Hoàng liên, Thần khúc đều 300g, Mộc hương 60g, Binh lang 20 hạt, tất cả sao vàng tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần (dưới 1 tuổi giảm liều) uống với nước sôi ấm.
Bài 5: - Thuốc chữa cam tích, ra giun, bổ Tỳ: Dùng cho trẻ em kém ăn, xanh xao, gầy còm, bụng ỏng, miệng chảy nước nước bọt: Nhân quả giun (sao vàng thơm giòn, tán bột) 20g, Thóc ngâm nẩy mầm (sao khô tán nhỏ) 20g, Đậu xanh nẩy mầm (sao vàng tán nhỏ) 10g. Cả ba vị sấy khô trộn đều, đựng vào lọ kín. Ngày uống 1 - 2 thìa Cà phê bột trộn với cháo đường hay Mật ong.
Liều thường dùng và chú ý:
- Trẻ em mỗi tuổi 1 hạt ( tức 1 liều 6 - 10g),  tổng liều 1 ngày không quá 10 hạt. Uống lúc đói liên tục 2 ~ 3 ngày. Bỏ vỏ lấy nhân sắc hoặc sao uống.
- Chú ý: Uống quá liều hoặc uống với trà dễ gây nấc cụt, nôn, váng đầu, để giảm nấc có thể dùng nước sắc Đinh hương hoặc nhai Cam thảo.
                                                                                 Hà nội, ngày 26 tháng 8 năm 2013.






CÂY DÀNH DÀNH
( Sơn chi tử, Chi tử).

Nói về cây thuốc Dành dành,
Là loại cây nhỏ, tươi xanh bốn mùa.
Cao chừng hai mét, có thừa,
Lá ra mọc đối, lưa thưa đầu cành.
                     *    *
Mặt lá bóng sẫm, sắc xanh,
Hoa ra đơn độc, cánh thanh trắng màu.
Sang hè hoa nở đua nhau,
Quả như cái chén, chín màu đỏ tươi.
                     *    *
Mọc hoang khắp chốn, khắp nơi,
Đến nay trồng trọt, cây thời nhiều thêm.
Dành dành làm thuốc nổi tên,
Quả vị đăng đắng, lại thêm tính Hàn.
                     *    *
Tác dụng chữa chảy máu cam,
Thanh nhiệt, mát Huyết, còn làm tiêu viêm.
Lợi niệu, chữa bệnh Gan viêm,
Chữa sốt, mất ngủ, chữa liền răng đau.
                     *    *
Chữa phù, viêm Thận đã lâu,
Tiểu tiện ra máu, mắt đau lâu ngày.
Hoa thơm làm thuốc càng hay,
Chữa ai kiết lỵ, bệnh này tử cung.
                     *    *
Chỉ Huyết, cầm máu, sát trùng,
Chữa nôn ra Huyết, nếu dùng khỏi ngay.
Đái, ỉa ra máu hàng ngày,
Dành dành có sẵn, đem ngay ra dùng… 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Dành dành:
1 - Viêm Gan nhiễm trùng vàng da: Dùng Chi tử 10g, Nhân trần 10g, Đại hoàng 5g, sắc uống. Hoặc dùng 15 quả Dành dành rang vàng và 1 chén Đậu đỏ, 20g bông Mã đề cho vào 2 bát nước đun cạn còn một bát gạn ra để uống.
2 - Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ sưng đau: Dùng Chi tử, Kim cúc, mỗi vị 10g, Cam thảo 3g, sắc uống.
3 - Thổ Huyết, chảy máu cam, đái ra máu: Dùng Chi tử, lá Trắc bá mỗi vị 10g, Sinh địa, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
  - Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh sử dụng Dành dành sao, Hoa hoè sao, Sắn dây, mỗi vị 20g, sắc rồi hoà thêm tý muối uống chữa thổ Huyết.
4 - Ỉa ra máu tươi: Lấy quả Dành dành đốt cho cháy đen gần thành than, tán nhỏ cho uống một thìa con với nước để nguội. Nếu bị kiết lỵ ra máu cũng có thể uống được.
 5 - Chứng mất ngủ, nóng ruột bồn chồn: Lấy 10 quả Dành dành rang vàng với lưng chén Đậu đen rang, cả hai thứ cho vào 2 bát nước đun cạn, còn nửa chén gạn ra để nguội uống sẽ ngủ được.
                                                                                               Hà nội, ngày 22 tháng 8 năm 2013.






CÂY THẠCH LỰU
( Bạch lựu, thạp lựu, Lựu chùa tháp).

Cây thuộc họ mộc đấy mà,
Cao chừng bốn mét, nhưng là nhỏ cây.
Lá dài, nhỏ, mỏng, không dày,
Thành cụm, mọc đối, lá bày so le.
                     *    *
Mùa hạ hoa nở đỏ hoe,
Hoặc hoa sắc trắng, cũng hè ra hoa.
Quả to bằng nắm tay ta,
Có màu sắc lục ngoài da, vỏ dày.
                      *    *
Khi chín vỏ những đổi thay,
Đỏ, vàng lốm đốm quả đầy trên cây.
Cây trồng khắp đó, khắp đây,
Tác dụng làm thuốc, với đầy công năng.
                      *    *
Công dụng làm thuốc nói rằng:
Chữa người bệnh sán, sâu răng tuyệt vời.
Cầm khi tiêu chảy không thôi,
Gặp người kiết lị, thuốc thời chữa luôn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Thạch lựu:
        1- Để chữa sán, có thể dùng vỏ rễ Lựu 40g, Đại hoàng 4g, hạt Cau 4g, nước 750ml, sắc tới khi còn 300ml.
        Tối hôm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 2-3 lần. Sau khi uống thuốc cần nằm nghỉ, khi nào thật buồn đại tiện thì mới đi. Khi đại tiện cần nhúng mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Các đơn thuốc chữa sán bằng Thạch lựu không được dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em.
        2 - Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ vỏ thân Lựu còn có tác dùng làm thuốc ngậm chữa sâu răng, chữa đi ngoài, đi lị. Nhưng để chữa lị, đi ngoài thường dùng vỏ quả.
         Ngoài ra còn dùng để thuộc da, làm mực.
                                                                                             Hà nội, ngày 21 tháng 8 năm 2013.






CÂY NÚC NÁC
( Hoàng bá nam, Nam hoàng bá, So đo thuyền, Lin may, Mộc hồ điệp, Ung ca, K’ nốc…).

 Rồng rắn lên rừng, 
 Có cây Núc nác,
 Có nhà điểm binh,
Hỏi thăm thầy thuốc,
Có nhà hay không? ( Cao dao).

Còn gọi K’ nốc, Ung ca,
Hoặc Mộc hồ điệp, hay là Lin may.
Đông y dùng vỏ cây này,
Phơi khô, hoặc sấy, thuốc hay dùng dần. 
                      *    *
Hạt cây Núc nác cũng cần,
Hạt như bướm gỗ, trông gần giống nhau.
Nên tên được gọi như sau:
Mộc hồ điệp, trước sau vẫn dùng.
                     *   *
Trong Nam, ngoài Bắc mọi vùng,
Mọc hoang, cây lắm, nói chung rồi dào.
Núc nác thuộc loại cây cao,
Thấp là bảy mét, thường cao hơn nhiều.
                      *    *
Thân nhẵn, nhánh chẳng bao nhiêu,
 Vỏ cây màu xám, vàng đều bên trong.
Màu hoa đỏ tím dễ trông,
Thành chùm, hoa mọc vươn thông đầu cành.
                     *   *
Lá hình bầu dục tươi xanh,
Đều to, mọc kép, tựa thành lông chim.
Quả nang to lớn dễ nhìn,
Dài bảy, tám tấc; rộng nhìn bảy phân. 
                     *    *
Bên trong, lắm hạt to dần,
Bao quanh màng mỏng, có phần hơi trong.
Mùa thu hoạch hạt sang Đông,
Hái lấy quả chín, phơi hong khô dần.
                     *   *
Tách ra lấy hạt khi cần,
Sấy khô, cất giữ dùng dần về sau.
Hạt dùng chữa những bệnh sau:
Ho, viêm phế quản, hoặc đau Dạ dày.
                    *    *
Tác dụng nhuận Phế cũng hay,
Chỉ thống, chỉ khát, sau này bình Can.
Dùng chữa lở loét tràn lan,
Ho, hen, đau bụng, thuốc càng chữa hay.
                     *   *
Vỏ chữa ỉa chảy lâu ngày,
Ngoài da dị ứng, vỏ này chữa luôn.
Những ai có bệnh chớ buồn,
Vỏ, hạt Núc nắc, dùng thường khỏi ngay./.
 
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Núc nác:
1 - Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Vỏ núc nác 30g thái nhỏ, có thể phối hợp với rễ Thổ phục linh, lượng bằng nhau, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, hòa thêm ít đường cho dễ uống vì thuốc rất đắng.
2 - Chữa lở sơn: Vỏ núc nác tươi (số lượng tùy theo mức độ lở loét) giã nát, thêm rượu 30-40 độ theo tỷ lệ 1 phần vỏ với 3 phần rượu, ngâm trong khoảng 2-3 giờ, càng lâu càng tốt, dùng bôi.
3 - Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng:  
          - Vỏ núc nác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, dùng rắc làm nhiều lần trong ngày.
          - Hạt Núc nác sao giòn, tán thành bột, rắc lên mụn nhọt, lở loét rất mau liền miệng.
4 - Chữa lở loét: Vỏ núc nác 100 g, cả cây Gai cua đốt thành than 50 g, thanh Phàn phi 20 g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều. Rửa sạch vết thương bằng thuốc sát khuẩn, rồi rắc bột này, ngày làm
5 - Chữa viêm gan, suy gan, vàng da: Vỏ núc nác, Nghệ vàng, Nhân trần, rau Má, Dành dành, Sài hồ nam, Nhọ nồi, Hậu phác nam, mỗi thứ 10 g, sắc uống ngày một thang, chia hai lần uống.
6 - Chữa trĩ: Vỏ núc nác, Hoa kinh giới, Ngũ bội tử mỗi thứ 10 g; Phèn phi 4 g. Tất cả sắc lấy 300-400 ml nước, để nguội, ngâm hậu môn hằng ngày.
7 - Chữa táo bón: Vỏ núc nác, lá cối xay, mỗi thứ 20 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
8- Chữa viêm họng, ho lâu ngày: Hạt Núc nác 3 ~ 5g, sắc với một bát nước, còn 1/2 bát uống trong ngày; uống 2 ~3 là khỏi.
                                                                                        Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013





 CÂY ĐINH LĂNG
( Cây Gỏi cá, Nam dương lâm).


Thường gọi Gỏi cá, Đinh lăng,
Còn tên gọi khác, tên rằng Nam dương lâm.
Là cây loại nhỏ, nhẵn thân,
Cao tới mét rưỡi, đa phần mét hai.
                       *    *
Lá kép, xẻ nhỏ, thon dài,
Lá chét có cuống, gầy, dài mười phân.
Cụm hoa nhiều tán, lớn dần,
Quả dày, nhưng dẹt, dài gần bốn phân.
                      *     *
Đinh lăng gần gũi nhân dân,
Lá ăn gỏi cá, muôn phần thơm ngon.
Chữa người kiết lỵ, mỏi mòn,
Thông tiện, thông sữa, sau còn chữa ho.
                     *    *
Phụ nữ tắc sữa chớ lo,
Rễ cây sắc uống, sữa cho tức thì.
Vết thương đau đớn mỗi khi,
Lá tươi giã đắp, sau thì khỏi ngay.
                   *     *
Đinh lăng có sẵn đây này,
Những người có bệnh, thuốc hay nên dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Đinh lăng:
1- Chữa vết thương: Lá Đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
2- Nhờ công hiệu của rễ Đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể, chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ Đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hàng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.
3- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành Đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây Xấu hổ, Cúc tần và Cam thảo dây.
4- Thông tia sữa tắc: Rễ Đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml, chia 2 - 3 lần uống nóng.
5- Chữa ho suyễn lâu năm: Lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Tang bạch bì, Nghệ vàng, tất cả đều 10g, Xương bồ 5g, Gừng khô 5g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống nóng, trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.                                                                                                                                                                                                                                      
                                                                                         Hà nội, ngày 19 tháng 8 năm 2013.





CÂY LẠC TIÊN
( Cây Nhãn lồng, Lồng đèn, Hồng tiên…).


Nói về cây thuốc Lạc tiên,
Còn tên gọi nữa Hồng tiên, Lồng đèn.
Dây leo, thuộc loại thân mềm,
Lá, thân có lớp lông mềm bao quanh.
                      *     *
Lá mềm, mép lượn, chia thành,
Ba thùy rõ rệt, hình thành trái tim.
Hoa ra đơn độc dễ nhìn,
Năm cánh trăng trắng, lại xin tím màu.
                      *     *
Tháng tư, hoa nở đua nhau,
Tháng năm, tháng bảy bắt đầu quả ra.
Mọc hoang ở khắp nước ta,
Đến nay trồng, cấy những là nhiều nơi.
                      *     * 
Toàn thân thu, hái đem phơi,
Khi khô, chế biến dùng thời quanh năm.
Tác dụng làm thuốc an thần,
Những ai mất ngủ, khi cần có ngay.
                      *     *
Chữa Tim hồi hộp đêm ngày,
Lạc tiên chữa bệnh đã hay, lại nhiều.
Uống vào bệnh có, sẽ tiêu,
Trên đây, xin có mấy điều mách nhau.
Những người có bệnh, đớn đau,
Lạc tiên thuốc tốt, bảo nhau cùng dùng./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Lạc tiên:
1 - Chữa lỵ: Dùng qủa Lạc tiên 60g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
2 - Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá Lạc tiên 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá Vông, lá Dâu tằm, Tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày  dùng 2 - 5g, uống trước khi đi ngủ.
3 - Chữa viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa: Dùng lá Lạc tiên nấu nước tắm rửa.
4 - Làm dịu thần kinh, trợ tim, chữa mất ngủ: Dùng dây, lá Lạc tiên 20g, hạt Sen 10g, lá Tre 10g, lá Dâu tằm 10g, lá Vông nem 10g, Cam thảo 5g, Xương bồ 5g, Táo nhân (sao đen) 10g, sắc nước uống trong ngày.
                                                                                      Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2013.





 CÂY SEN
( Có tên là Liên, Quỳ).

Cây Sen còn gọi là Quỳ,
Dân gian vẫn gọi, tiếp thì là Liên.
Cây mọc dưới nước mà lên,
Thân cây hình trụ, mọc lên từ bùn.
Ngó Sen còn ở trong bùn,
Gọi là Ngẫu tiết, mùi bùn, ăn ngon.
                     *   *
Lá to, gân nổi, tỏa tròn,
Cuống dài mà thẳng, lại còn có gai.
Hoa to sắc trắng, hồng phai,
Đều là lưỡng tính, có đài, tràng hoa.
Tràng gồm nhiều cánh tảo ra,
Cánh trong hồng trắng, ngoài là hơi xanh.
                     *    *
Đế hoa, loe tỏa tạo thành,
Hình hài nón ngược, hiện hành gương Sen.
Quả thường vẫn gọi hạt Sen,
Hay là Liên nhục, tên quen vẫn dùng.
Công dụng có lắm, nói chung:
Chữa chứng mất ngủ, lại dùng chữa Tim.
                     *   *
Ngó sen, Ngẫu tiết dễ tìm,
Làm thuốc cầm máu, lại xin an thần.
Chữa tiểu ra máu nhiều lần,
Tử cung xuất Huyết, lắm lần máu cam.
Chữa chứng nôn mửa tràn lan,
Còn dùng chế biến thức ăn tuyệt vời.
                     *   *
Hạt Sen ta đã biết rồi,
Dùng làm thuốc bổ, chữa thời cố tinh.
Chữa người suy nhược thần kinh,
Chữa ai mất ngủ, di tinh đêm ngày.
Gương Sen làm thuốc cũng hay,
Chữa đi đại tiện, hàng ngày máu ra.
                     *   *
Chữa bệnh băng đới xẩy ra,
Bụng đau ứ Huyết, tiểu mà khó khăn.
Lá Sen làm thuốc, nói rằng:
Tác dụng tán ứ, thanh thăng, thủy hành.
Băng trung Huyết lỵ hoành hành,
Chữa thử, tiết tả, sau giành lôi Phong.
                    *     *
Liên tu chữa bệnh bên trong,
Băng Huyết, thổ Huyết, trong lòng mộng tinh.
  
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Sen:
1- Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: Liên nhục, Liên tu, Hoài sơn, Sừng nai, Khiếm thực, Kim anh, mỗi vị 10- 15g, sắc uống ngày một thang.
2- Chữa tiêu chảy mãn tính: Liên nhục 10g, Ðẳng sâm 10g, Mộc hương 10g, Hoàng liên 5g, sắc uống ngày một thang.
3 - Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: Táo nhân 10g, Viễn trí 10g, Liên tử 10g, Phục thần 10g, Phục linh 10g, Hoàng kỳ 10g, Ðẳng sâm 10g, Trần bì 5g, Cam thảo 5g, sắc uống ngày 1 thang.
4 - Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: Sinh địa tươi 10g, Trắc bách diệp tươi 10g, lá Sen tươi 10g, Ngải cứu tươi 10g, nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
5- Ngó sen (Ngẫu tiết): Là một món ăn ngon, ngoài ra còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất Huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài, liều dùng 6-12g một ngày. 
Lưu ý: Cây Sen trong Đông y còn dùng làm một cây thuốc quý, được phân loại ra tám vị thuốc:
1) Ngó sen là vị Liên ngẫu ( Ngẫu tiết)..
2) Thân sen là vị Liên chi.
3) Lá sen là vị Hà diệp.
4) Gương sen là vị Liên phòng.
5) Tua sen là Liên tu.
7) Hạt sen là vị Liên nhục.
8) Giữa hạt sen là vị Liên tâm.
Hà nội, ngày 14 tháng 8 năm 2013.





 CÂY CAU
( Binh lang, Tân lang).

Cây Cau còn gọi “ Binh lang”,
Hoặc tên gọi khác, “Tân lang” đấy mà.
Quả già, từ đó mọc ra,
Lớn, cao thẳng đứng, nhìn là thấy ngay.
                    *     *
Thân không có lá, Cau này,
Có nhiều vết cũ, lá thay lâu rồi.
Trên ngọn, chùm lá sinh sôi,
Lá to, rộng, sẻ giống thời lông chim.  
                     *     *                 
Cụm hoa thơm ngát, ưa nhìn,
Dưới là hoa cái, đực nhìn phía trên.  
Quả hạch, hình trứng tạo nên,
Hạt hình nón cụt, phía trên tròn đầu. 
                     *     *
Giữa đáy hơi lõm, màu nâu,
Vị chát, tính đắng, từ lâu được dùng.
Chữa bệnh giun, sán nói chung,
Làm thuốc lợi tiểu, chữa từng ruột viêm.
                    *    *
Chốc đầu trẻ nhỏ chữa thêm,
Mỗi khi có bệnh, nhớ tên Cau này.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt Cau:
            1- Tẩy giun, sán,  tiêu tích: Chữa giun đũa, giun kim, đau bụng, nhất là tẩy sán:
               a- Chữa sán:  Hạt Cau 30g, nhân hạt Bí đỏ 30g, tán nhân hạt Bí đỏ thành bột; sắc hạt                    Cau lấy nước, hòa với bột hạt Bí để uống.
              b- Chữa giun đũa, sán: Hạt Cau 15g, vỏ quả Lựu 10g, hạt Bí đỏ 10g, sắc uống khi đói.
          2. Lợi tiểu, tiêu sưng đau: Chữa Hàn thấp, cước khí thời kỳ đầu, chân đùi sưng đau, tức ngực, buồn nôn, thủy thũng, bí tiểu tiện: Hạt Cau, Mộc qua, Trần bì, Cát cánh, Gừng tươi, Ngô thù du, Tía tô; mỗi vị từ 5g ~ 8g, sắc uống ngày một thang.
            3- Hạ khí, thông đại tiện: Chữa chứng khí trệ, hơi đưa ngược lên trên, bí đại tiện, bụng đầy trướng: Hạt cau, Mộc hương, Chỉ thực, Ô dược, mỗi vị 5g ~ 8g, sắc uống ngày một thang.

            Lưu ý: Hạt cau vừa tẩy giun sán, vừa tẩy nhẹ, nhưng phá Khí, đưa hơi đi xuống mạnh, những người thể hư nhược không nên dùng.
                                                                                                   Hà nội, ngày 12 tháng 8 năm 2013.








CÂY VÔNG NEM
                ( Hải Đồng bì, Thích Đồng bì).


Còn gọi là Hải Đồng bì,
Hoặc gọi là Thích Đồng bì, rất quen.
Nhân dân thường gọi Vông nem,
Lá tươi dùng để gói nem tuyệt vời.
                      *    *
Cây cao, mọc khắp mọi nơi,
Đặc biệt ven biển, cây thời rất ưa.
Thân cây, gai mọc lưa thưa,
Mỗi nhành 3 lá, dài vừa, rộng hơn.
                     *     *
Lá tươi sắc thắm, xanh rờn,
Màu hoa tươi đỏ, đua vươn trên đầu.
Quả dài, lắm hạt màu nâu,
Cây dùng chữa bệnh, từ lâu được dùng.
                     *    *
Công dụng làm thuốc nói chung:
 Vỏ dùng chữa sốt, sát trùng, tiểu thông.
 Mất ngủ uống nước lá vông,
Chữa trĩ, hơ nóng lá Vông đắp vào.
                      *     *                
Mụn nhọt, lở loét làm sao?
- Lá non giã đắp, băng vào khỏi luôn.
Chẳng may rắn cắn, bị thương,
Lá Vông giã nhỏ, đắp thường khỏi ngay.
                      *     *
Răng sâu đau đớn đêm ngày,
Hạt mà tán nhỏ, rắc ngay khỏi liền.
Ngoài da, lở ngứa liên miên,
Rễ Vông ngâm rượu, bôi liền hết mau.
                      *     *
Còn chữa gối nhức, lưng đau,
Thổ tả, kiết lỵ ... bảo nhau mà dùng./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Vông nem:
1 - Chữa mất ngủ: Lá Vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá Vông này, ngủ sâu giấc.
2- Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ Vông, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Cỏ xước, Ý dĩ nhân, mỗi vị 15g, sắc uống.
3- Chữa lòi dom: Lá Vông lá Sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn.
4- Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá Vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá Vông lên uống.
5- Chữa sau đẻ máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt: Vỏ Vông già, lá Mần tưới, cỏ Mần trầu, Ngưu tất, mỗi vị 10g sắc uống.
6- Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá Vông phối hợp với lá Sen sắc uống.
7- Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá Sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống, nếu bị lòi dom thì lấy bã đắp vào.
8- Chữa phong thấp, chân tê phù: Vỏ cây Vông, vỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần; uống khoảng 10 ngày.
9- Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa Vông 15g sắc uống hàng ngày, uống khoảng 1 tuần – 10 ngày.
10- Chữa sa dạ con: Lấy lá Vông 30g, lá Tiểu kế 20g, hạt Tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt Thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại.
11- Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá Vông tươi giả nát đắp vào mụn nhọt, còn có tác dụng làm nhanh lên da non; chữa sốt, thông tiểu.
12- Phong thấp: Vỏ Vông nem, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất, mỗi vị 15g, sắc uống.
13- Sau khi sinh, máu xấu đưa lên choáng đầu, mờ mắt: Vỏ cây Vông nem già, lá Mần tưới, Cỏ mần trầu, Ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.

   Lưu ý: Người không Phong, Hàn, Thấp không được dùng./.
                                                                                                     Hà nội, ngày 10 tháng 8 năm 2013.





 CÂY TRẠCH TẢ

Trạch tả thường mọc bờ ao,
Cây ra rễ trắng, thân cao mét dài.
Lá mọc từ gốc đâu sai,
Hình trứng, lưỡi mác, hình hài trái tim.
                     *    *
Hoa họp thành tán ưa nhìn,
Cánh hoa thường trắng, lại xin phớt hồng.
Nhị nhiều, lá noãn dễ trông,
Một đa bế quả, thoáng lồng bên nhau.
                     *    *
Thân, củ chế biến muốn mau,
Đem phơi hoặc sấy, về sau khô dần.
Tác dụng lợi niệu, thông lâm,
Gặp khi ỉa chảy, thuốc cầm được ngay.
                     *    *
Chữa người bí đái lâu ngày,
Trạch tả sẵn có, đem ngay ra dùng.
 Còn chữa thẩm thấp nói chung,
Đái buốt, đái đục, Thận từng bị viêm.
                     *    *
Chữa người thủy thũng triền miên,
Bụng đầy, tức ngực dùng liền Trạch đây.

            Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Trạch tả:
1- Lợi niệu, thông lâm: Dùng chữa các chứng bệnh thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi, thủy thũng, đái nhỏ giọt và nước đái đục:
a- Trạch tả, Mộc thông, Mã đề, Trư linh, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 10gam; sắc uống ngày một thang, chữa các chứng bệnh trên.
b- Trạch tả, Phục linh, hạt Mã đề, Trư linh, mỗi vị 10gam; sắc uống ngày một thang, chữa các chứng bệnh: Viêm Thận cấp, đái ít, thủy thũng.
2- Thẩm thấp, cầm ỉa chảy: Chữa các chứng thủy thấp, ỉa chảy, sôi bụng mà không đau bụng: Trạch tả, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Mạch nha, Sa nhân, mỗi vị 10g; Trần bì 5g, Cam thảo 3g; sắc uống ngày một thang.
3- Chữa viêm ruột cấp: Trạch tả, Phục linh, hạt Mã đề, Trư linh, Bạch đầu ông, mỗi vị 10gam; sắc uống ngày một thang.      

Lưu ý:  Trạch là đầm; tả là tát cạn, vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước ở đầm, ao; công dụng chính dùng để chữa các chứng bệnh như trên./.
           
                                                                                                Hà nội, ngày 01 tháng 7 năm 2013.
           



 CÂY SINH ĐỊA
(Địa hoàng, Thục địa).

Thân, rễ thu hoạch đem phơi,
Của cây Sinh địa, nó thời sinh ra.
Là cây Dược thảo đấy mà,
Cao chừng ba tấc, thấp là mười phân.
                            *      *
Lông mềm bao phủ lấy thân,
Có màu tro trắng, nhìn gần thấy ngay.
 Rễ to thành củ sau này,
Lúc đầu mọc thẳng, lâu ngày mọc ngang.
                     *     *
Đường kính củ tính chiều ngang,
Trung bình củ lớn rõ ràng ba phân.
Lá mọc vòng gốc, dưới thân,
Phiến lá hình trứng, nhiều gân bên ngoài.
                      *     *
Mùa hạ, hoa nở kéo dài,
Sắc hoa màu tím, tràng đài hình chuông.
Chữa người Âm chứng tổn thương,
Âm hư, Hỏa vượng thuốc thường chữa hay.
                      *     *
Chữa người Huyết nhiệt lâu ngày,
Băng Huyết, thổ Huyết, lung lay răng hàm.
Còn dùng trị chứng ho khan,
Lưng đau, gối mỏi, lạnh Hàn gây ra.
                     *     *
Miệng mồm lở loét cả ra,
Đầu đau, chóng mặt dùng là khỏi luôn./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Sinh địa:
1- Tư Âm, giáng hỏa: Chữa các chứng Âm hư, Hỏa vượng hoặc nhiệt quá thịnh tổn thương phần Âm, như:
a- Chữa viêm họng, phát sốt, ho hen, người yếu mệt, suy nhược cơ thể:
Sinh địa, Thiên môn đông, Huyền sâm, Hoài sơn, Ngưu bàng tử, mỗi vị 10gam; Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang.
b- Chữa bạch hầu, viêm họng, sốt, miệng khát:
Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn đông, mỗi vị 10gam, Cam thảo 5g; sắc uống ngày một thang.
2- Lương Huyết, cầm máu:
a- Chữa các chứng Huyết nhiệt làm rối loạn tuần hoàn máu, thổ Huyết, chảy máu cam, đái ra máu, băng Huyết, ban sởi tím bầm: Địa hoàng tươi 30g,sắc uống ngày một thang,   
b- Chữa người bị bệnh truyền nhiễm cấp tính sau khi đã hết sốt cao, miệng khô, họng đau, chân răng chảy máu: Sinh địa, Thạch hộc, Mạch môn đông, mỗi vị 10gam; sắc uống ngày một thang.
3- Sinh tân dịch, giải khát: Dùng chữa các chứng nhiệt làm hao tổn tân dịch, bị đái tháo đường, uống nhiều nước: Sinh địa, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Sơn thù du, Lá lách lợn, mỗi vị từ 20g ~ 30g, sắc uống ngày một thang.

             Hà nội, ngày 02 tháng 7 năm 2013.






 CÂY MUỐNG BIỂN


Muống biển là một loại cây,
Phân ra nhiều nhánh, thành dây bò dài.
Không leo, thân tím mà dai,
Dây đặc không rỗng, như “ngài” muống ăn.
                       *     *
Lá mọc thưa thớt, cách ngăn,
Phía sau cuống lá, tựa rằng hình tim.
Màu xanh mơn mởn ưa nhìn,
Sắc hoa hồng tím, muốn tìm thấy ngay.
                       *     *
Giống như hoa muống đây này,
Nhị hoa sắc trắng, đính đầy tràng hoa.
Mọc nhiều ven biển nước ta,
An giang, Thanh hóa…còn là nhiều nơi.
                      *     *
Mọc hoang ta đã biết rồi,
Muốn như trồng cấy, tiết trời mùa mưa. 
Tháng 5, tháng 6 đến mùa,
Thu hái cành lá, dùng vừa cả năm.
                     *     *
Lấy về ta phải đem băm,
Rửa sạch đất, cát; sau rằng đem khơi.
Công dụng ta đã biết rồi,
Chữa sốt, cảm mạo, chữa người bụng đau.
                     *     *
Chân tay, xương khớp nhức đau,
Sốt rét, tê thấp bảo nhau mà dùng.
Chữa phù, thông tiểu nói chung,
Mụn nhọt, lở loét nếu dùng khỏi luôn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Muống biển:
            1. Tê thấp, phù thũng: Rễ và dây sắc nước uống.
            2. Thấp khớp dạng thấp: Muống biển 45g, sắc nước uống.
           3. Mụn nhọt và viêm mủ da: Muống biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ đau.
           4. Trị chảy máu: Muống biển 30g, nấu với lòng lợn 300g chia 2 lần ăn như thức ăn.
            
                  Hà nội, ngày 05 tháng 7 năm 2013.






 CÂY QUẾ THANH HÓA
( Quế quỳ, nhục Quế)

                     Dân gian còn gọi Quế Quỳ,
                     Hay là nhục Quế, thường thì Quế Thanh.
                     Trong năm cây mọc thêm cành,
                     Lá hơi hình trứng, hình thành ba gân.
                                           *    *
                     Phiến lá rộng tới năm phân,
                     Chiều dài lên tới chục phân có thừa.
                     Sắc Hoa màu trắng vừa vừa,
                     Mọc từ kẽ lá, lưa thưa đầu cành. 
                                            *    *
                     Lúc đầu màu quả lục xanh,
                     Khi chín, quả những trở thành màu nâu.
                     Quế Thanh mọc ở những đâu?
                     - Thanh hóa, Nghệ - Tĩnh, bên Tàu: Vân nam.
                                             *    *
                     - Còn ở Quảng ngãi, Quảng nam,
                     Quế coi là tốt, thuộc hàng Trà my ( Quảng nam).
                     Muốn trồng lấy Quế mỗi khi,
                     Có thể gieo hạt, sau thì trồng cây.
                                            *    *
                     Trong rừng cây mọc rất dày,
                     Khi cần đào, nhổ từng cây mang về.
                     Lớn lên, cành lá xum xuê,
                     Đến mùa thu hoạch, đem về bóc, phơi.
                                             *    *
                    Tính nhiệt, có độc hơi hơi,
                    Đều là vị ngọt, đồng thời hơi cay.
                    Bổ mệnh môn hỏa rất hay,
                    Trầm hàn cố lãnh, Quế này trị thôi.
                                             *    *
                    Tác dụng của Quế biết rồi,
                    Bồi bổ phụ nữ, những người sau sinh.
                    Chữa người đi tả phát sinh,
                    Còn chữa đau mắt, bệnh tình ho hen.
                   Khí trệ, Huyết ứ nhiều phen,
                    Quế này mà chữa mạnh lên tức thì. 
                                             *    *
                    Chữa ai cảm mạo mỗi khi,
                    Gối, lưng tê mỏi, bụng thì quặn đau.
                    Tiểu tiện bất lợi đã lâu,
                    Chân tay co quắp, hoặc đau Dạ dày.
                                            *    *
                    Chữa viêm Thận mạn càng hay,
                    Dương hư Tỳ, Thận; chân tay lạnh Hàn.
                   Chữa bệnh, Quế những sẵn sàng,
                   Phối nhiều thuốc khác, làm thang tuyệt vời.../.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Nhục Quế, phối hợp với một số vị thuốc khác:
1- Ấm Thận, hành thủy: Chữa chứng phù thũng, do viêm Thận mạn tính, Khí dương hư yếu, ớn rét, chân tay lạnh, bí đái, chân phù: Nhục quế 5g; Đại hoàng, Hoài sơn, Sơn thù du, Phục linh, Mẫu đơn bì, Trạch tả, Phụ tử chế, Ngưu tất, hạt Xa tiền, mỗi vị 10gam, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 ~ 4 lần uống.
2- Chữa Tỳ, Thận dương hư, nên đau bụng, ỉa chảy kéo dài: Nhục quế 5g; Mộc hương, Can khương,  Nhục đậu khấu, Phụ tử chế, Phục linh; mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 ~ 4 lần uống.
3- Chữa nôn mửa, ỉa chảy nhiều nên người lả, sỉu: Nhục quế 5g, Hắc phụ tử 10g, Can khương 5g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 ~ 3 lần uống.
4- Chữa chứng suy nhược cơ thể, mụn nhọt lâu ngày không mọc ra được, hoặc nhọt độc lẫn vào trong:
     Nhục Quế 5g; Đảng sâm, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Liên kiều, Kim Ngân Hoa, Triết Bối mẫu, Hoàng kỳ, Trần bì; mỗi vị 10g, Cam  thảo 5g, Gừng sống 5g; sắc uống ngày một thang, chia làm 3 ~ 4 lần uống.
                                                                                                Hà nội, ngày 6 tháng 6 năm 2013.

                                       


 CÂY PHÈN ĐEN

                      Phèn đen thuộc họ Thầu dầu,
                      Cây nhỏ, cành nhánh đen màu nhạt đơn.
                      Mặt trên màu lá sẫm hơn,
                      Lá hình bầu dục, da trơn bình thường.
                                             *    *
                      Nách lá, hoa mọc phô trương,
                      Hình cầu, quả chín màu thường đen thâm.
                      Tháng tám, tháng chín hàng năm,
                      Ra hoa, kết trái lăm tăm trên cành.
                                             *     *
                      Mọc hoang, cây phát triển nhanh,
                      Ven đường, bờ bụi, làm thành rào ngăn.
                      Bộ phận làm thuốc nói rằng:
                      Chủ yếu rễ, lá, sau bằng vỏ cây.
                                              *    *
                      Mùa thu, gặt hái cây này,
                      Rửa sạch, thái nhỏ, phơi ngay cho đều.
                      Vị chát, tính lạnh đã nêu,
                      Thu liễm, chỉ tả, dùng nhiều tiêu viêm.
                                              *    *
                      Thanh nhiệt giải độc đi liền,
                      Sát trùng, lợi niệu, tiêu viêm tuyệt vời.
                      Làm se, sát khuẩn đồng thời,
                      Tác dụng giải độc, sau rồi giảm đau.
                                            *    *
                      Làm thuốc cầm máu, chữa đau,
                      Chữa viêm cầu Thận, răng đau khỏi liền.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Phèn đen:
            1-Trị rắn cắn: Lấy một nắm lá Phèn đen tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết đau.
            2- Chữa chân răng chảy máu: Dùng lá Phèn đen phơi khô ngậm.
            3- Chữa đại tiện phân lỏng: Lấy 40g ngọn lá Phèn đen, Đậu đen sao vàng 40g, sắc với 1 000 ml nước, sắc còn 200 ml, uống ngày 2 ~ 3 lần.
            4- Chữa lỵ: Rễ Phèn đen 20g, sao vàng hạ thổ, vỏ Quả lựu 20g sao vàng, sắc uống ngày 2 lần.
            5- Chữa vết thương do ngã, va đập sưng đau: Lấy 30g lá Phèn đen tươi giã đắp vết thương trong vòng 30 phút, làm 2 ~ 3 lần.
            6- Chữa nhọt mới phát: Lấy một nắm lá Phèn đen tươi, củ chuối tiêu, giã đắp chỗ đau ngày 1 lần.

                                                                                            Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2013.





 CÂY NHÂN TRẦN
                  
             
                      Là loại cây cỏ mọc hoang,
                     Có lông trắng mịn, cây mang thân tròn.
                     Lá thường mọc đối hình thon,
                     Đầu dài mà nhọn, nhỏ hơn bình thường.
                                           *    *
                     Hoa mọc đơn độc càng thương,
                     Mọc bên kẽ lá, hoặc vươn đầu cành.
                     Tràng hoa màu sắc tím xanh,
                     Môi trên hình lưỡi, dưới thành hình sao.
                                           *    *
                     Quả mang hình trứng nhìn vào,
                     Đài dài, hạt có biết bao trong này.
                     Nhân trần làm thuốc xưa nay,
                     Trước tăng tiết Mật, sau này bổ Gan.
                                            *    *
                     Chống viêm, thuốc chữa giỏi giang,
                     Khi cần kháng khuẩn, sẵn sàng có ngay.
                     Nhân dân dùng vị thuốc này,
                     Dùng cho phụ nữ, sau ngày sinh con.
                                           *    *
                     Giúp cho đến bữa ăn ngon,
                     Chóng hồi sức khoẻ, cho con sữa nhiều.
                     Mồ hôi nếu đổ ra nhiều,
                     Tiểu tiện bí kết, thuốc đều chữa hay.
                                          *    *
                     Vàng da, những sốt lâu ngày,
                     Thân thể nóng bức, dùng ngay Nhân trần.                  


Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Nhân trần:
            1- Trà Nhân trần: Nhân trần 30 ~50g, Cam thảo 4 ~ 5 g, sắc uống ngày 1 thang, dùng uống giải nhiệt, ( chỉ dùng những ngày nóng bức, không nên uống liên tục).
            - Công dụng:  Thanh nhiệt lợi thấp; thoái hàng, phòng bệnh thấp nhiệt gây ra và điều trị bệnh viêm Gan vàng da cấp tính.
            2- Nhân trần 30 ~50g, Râu ngô 50g, Bồ công anh 30g, sắc uống ngày một thang, dùng 3  ~ 5 thang uống.
            - Công dụng:  Thanh nhiệt lợi thấp, lợi Mật thoái hoàng, phòng chống viêm Gan, viêm túi Mật, sỏi Mật…
            Tuy nhiên không nên dùng nhiều, liên tục Nhân trần, sẽ hại đến sức khoẻ.
            Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam: “Nhân Trần có tính bình, vị đắng, hơi cay, có tác dụng lợi Mật, nhuận Gan. Người ta chỉ cần lợi Mật khi Mật không tiết ra (do viêm Mật, sỏi Mật) và nhuận Gan khi Gan có vấn đề".
            "Nếu Gan, Mật không có bệnh mà bắt Gan, Mật làm việc nhiều, khi không có nhu cầu vẫn phải tiết ra, dẫn đến Gan, Mật phải làm việc nhiều hơn bình thường nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng mà sinh ra bệnh”.
                                                                                                     
                                                                                              Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2013.




                CÂY NHỌ NỒI
                ( Cỏ mực, Hạn liên thảo).


                   Nói về loại Cỏ nhọ nồi,
                   Cây mọc thẳng đứng, thân thời có lông.
                   Hai mặt lá cũng có lông,
                   Đầu hoa màu trắng, vươn trông lên trời.
                                        *    *
                   Quả bế ba cạnh đấy thôi,
                   Hoặc dẹt, có cánh dài thời ba ly.
                   Mọc hoang bờ bãi, lối đi,
                   Khắp nơi đều có, cần gì phải mua.
                                         *    *
                   Tính lương, vị ngọt, hơi chua,
                   Thường vào kinh  Thận, vào vừa kinh Can.
                   Chỉ Huyết, rồi bổ Thận, Can,
                   Chữa lỵ ra máu, Thận, Can suy rồi.
                                        *    *
                   Nếu trĩ ra máu không thôi,
                   Rong kinh, rong Huyết, dùng thời cầm ngay.
                   Chữa viêm cổ họng lâu ngày,
                   Ho, hen, lao Phổi, Cỏ này chữa luôn.
                                        *    * 
                   Chẳng may chảy máu vết thương,
                  Ngoài da bị nấm, dùng thường khỏi nhanh.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ Nhọ nồi:
            1- Mát máu, cầm máu: Chữa chứng Huyết nhiệt, gây ho, nôn, đại tiểu tiện ra máu; phụ nữ băng Huyết, chảy máu tử cung; chảy máu do chấn thương.
            - Cỏ nhọ nồi 15g, lá Trắc bách diệp sao đen 15g, sắc uống ngày một thang.
            - Cỏ nhọ nồi 30g, cây Mã đề 30 g, ( đều tươi) giã nát vắt lấy nước uống.
            - Cả cây Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã ép lấy nước uống, bã đắp vào vết thương bị chảy máu do: Ngã, bị đâm chém…
            2- Chữa mày đay: Cỏ nhọ nồi, rau Diếp cá, lá Xương sông, lá Huyết dụ, lá Khế, lá Dưa chuột, lá Cải trời ( đều một nắm lá tươi), giã nát ép lấy nước uống, bã đắp vào vết đau.
            3- Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 ~ 4 lần uống.
           4- Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi 20g, Sài đất 20g, bột Sắn dây 20g, cây Cối xay 15g, Cam thảo đất 16g, Ké đầu ngựa 10g, sắc uống ngày một thang.
          5- Chữa sốt xuất Huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 60g, lá Trắc bách diệp sao đen 20g, Hoa hoè sao đen 20g, bột Sắn dây 20g, Cam thảo đất 15g, sắc uống ngày một thang.
          6- Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, Hoa hoè sao đen 20g, Cam thảo đất 15g, sắc uống ngày một thang.
         7- Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20g, Bồ công anh 20g, củ Rẻ quạt 10g, Kim Ngân Hoa 15g, Cam thảo đất 15g, sắc uống ngày một thang./.

                                                                                                 Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013.





         CÂY NGHỆ VÀNG
                ( Uất kim, Khương hoàng).

                  Còn tên gọi khác “Khương hoàng”,
                   Nhưng tên hay gọi là nàng: “ Uất kim”.
                  Rễ củ thì gọi “ Uất kim”,
                  Dùng thân cây Nghệ, tên xin “Khương hoàng”.
                                                 *   *
                  Trước là loại cỏ mọc hoang,
                  Nay được trồng trọt trong làng, ngoài thôn.
                  Vị cay, lại đắng, tính ôn,
                  Kinh Can Nghệ tới, cũng luôn vào Tỳ.
                                              *   *
                  Thân cao tới mét nhiều khi,
                  Rễ to thành củ, trong thì vàng cam.
                  Lá dài hình những trái xoan,
                  Có bẹ cuống lá, nhọn toan hai đầu.
                                            *   *
                  Cụm hoa mọc kẽ lá sâu,
                  Màu xanh lục nhạt, tròn đầu lộ ra.
                  Tràng hoa có phiến tỏa ra,
                  Chia ba, thành những thùy hoa xanh màu.
                                          *   *
                   Tác dụng chữa những chứng đau,
                   Phụ nữ sinh nở, bụng đau chữa liền.
                   Dạ dày đau đớn liên miên,
                  Muốn nhanh khỏi bệnh, ưu tiên Nghệ này.
                                         *   *
                   Còn làm những việc sau đây:
                   Muốn cho hết sẹo, Nghệ này bôi lên.
                   Hoặc làm thành thuốc nhuộm len,
                  Nhuộm tơ vàng óng, nhuộm men da vàng (trong nghề thuộc da)./.  
     

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Nghệ vàng:
            1- Chữa thổ Huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4g~ 6g, chiêu bằng nước.
            2- Chữa phụ nữ lạnh tử cung, kinh nguyệt không đều, bụng đau nhói:
                                  Nghệ vàng, Nga truật, Hồng hoa,
                                 Quế tâm, Bạch thược, tiếp là Đương quy.
                                 Xuyên khung cùng Mẫu đơn bì,
                                Chữa người kinh nguyệt mỗi khi không đều.
                      Mỗi vị từ 8 ~ 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
            3- Chữa ứ Huyết sau khi đẻ, đau bụng, Huyết cục không ra: Nghệ vàng 10g, Quế tâm 5g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.      
            4- Chữa đau vai gáy, đau lưng do phong Hàn: Nghệ vàng 5g, Khương hoạt 5g, Cam thảo 3 g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Vỏ cây vông nem ( Hải đồng bì) 10g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang./.
           
                                                                                                  Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2013.





 CÂY NGA TRUẬT
( Ngải tím, Tam nại, Bồng truật, Nghệ đen).              


    
                       Còn gọi “ Ngải tím, Nghệ đen,                    
                      Tam nại, Bồng truật” thuộc tên họ Gừng.
                      Ngải tím, loại cỏ cao chừng:
                      Khoảng một mét rưỡi, thường từng mét hai.
                                                  *    *
                      Thân rễ hình nón kéo dài,
                      Có khía chạy dọc, củ ngoài toả ra.
                      Hình như chân vịt đấy mà,
                      Thân cây mẫm chắc, nhìn là thấy ngay.
                                                *    *
                       Nga truật làm thuốc rất hay,
                      Là rễ Ngải tím, xưa nay thường dùng.
                      Tính ôn, cay, đắng nói chung,
                      Đông y sử dụng, cũng dùng Tây y.
                                              *    *
                      Tác dụng hành Khí mỗi khi,
                      Phá Huyết, tiêu tích những gì khó tiêu.
                      Giúp cho ăn uống nhanh tiêu,
                      Chữa khi đau bụng, dùng nhiều khỏi ngay.
                                            *    *
                      Phụ nữ kinh bế lâu ngày,
                      Hoặc khi bụng trướng, thuốc này chữa luôn.
                      Chữa người lợm dọng buồn nôn,
                      Trẻ con bú sữa, bị nôn đem dùng./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Nga truật:
            1- Phá ứ, thông kinh: Chữa phụ nữ tắc kinh, bụng trướng đau, kinh có cục do Khí, Huyết kết trệ: Nga truật 10g, Thục địa 10g, Xuyên khung 10g, Bạch thược 10g, Bạch chỉ 10g; sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
            2- Hành Khí, giảm đau: Chữa các chứng ngực, bụng đau; mạn sườn đau do Khí trệ, Huyết ứ: Nga truật, Tam lăng, Một dược, Nhũ hương, Khổ luyện tử, mỗi vị 10 g; sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
            3- Tiêu thực, hoá tích: Chữa chứng thức ăn tích trệ, ngực bụng đầy trướng, nôn nước chua:
                  Bài thuốc:
                              Nga truật, Hạt cải, Trần bì,
                              Hồ tiêu, Hương phụ, Thanh bì, Sa nhân.
                              Tam lăng, Chỉ xác góp phần,
                              Hoàng liên, Lô hội nếu cần gia thêm.
                 Mỗi vị từ 8 ~ 10 g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.

        Kiêng kỵ: Nga truật và Tam lăng tác dụng phá Huyết, Phụ nữ có thai; những người thể hư, ốm nặng, không tích trệ cấm dùng.

                                                                                                   Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2013.





CÂY NGŨ GIA BÌ
( Xuyên gia bì, Thích gia bì ( tức Ngũ gia bì gai).
              
                       Nói về cây Ngũ gia bì,                     
                      Là thân gỗ nhỏ, ngoài thì có gai.
                      Phiến lá bầu dục, thon dài,
                      Cuống hơi thót lại, độ dài bốn phân.
                                            *    *
                      Hoa mọc xa gốc, xa thân,
                      Hình thành cái tán, được phân đầu cành.
                      Cánh hoa có sắc vàng xanh,
                      Ra hoa đầu hạ, quả xanh hình cầu. 
                                           *    *            
                      Quả mọng khi chín đen màu,                                             
                      Có nhiều công dụng, từ lâu được dùng.                                 
                      Mùa thu, đào rễ lấy chung,
                      Vỏ ngoài bóc lấy, không dùng lõi thân.
                                           *    *
                      Phơi khô, hoặc sấy dùng dần,
                      Mỗi khi làm thuốc, nếu cần có ngay.
                      Thuốc có tác dụng sau đây:
                      Khu phong, hóa thấp, sau này giảm đau.
                                           *    *
                      Chữa người viêm khớp, lưng đau,
                     Cốt, gân mềm yếu; bụng đau chữa liền.            
                     Trẻ con tuổi đến ba niên,
                     Chậm đi, chậm đứng dùng liền đi ngay.
                                           *    *
                     Rượu ngâm để uống hàng ngày,
                     Làm tăng trí nhớ, người gầy khỏe ra.                       
                     Vài lời nhắc nhở chúng ta:
                   "Âm hư, hỏa vượng" sinh ra cấm dùng./.       

    Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Ngũ gia bì:
            1- Trừ thấp, giảm đau: Chữa chứng phong thấp, đau thấp, thiên về thấp tà, đau lưng, nặng chân, gân xương co quắp: Ngũ gia bì 10g, Mộc qua 10g; sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
            2- Chữa phong tê thấp: Tác dụng chữa nhức xương, đau dây thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên và thần kinh vai gáy: Ngũ gia bì, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Xuyên quy, mỗi vị 10 ~ 15 g, Cam thảo 5 g, tất cả sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
            3- Làm mạnh gân cốt: Chữa người già suy nhược cơ thể, người ốm lâu ngày, chân tay mềm yếu, đi lại run rẩy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi: Ngũ gia bì 20g, Ngưu tất 20g, Nhục Quế 5 g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
            4- Rượu ngâm: Ngũ gia bì 100 ~ 300g, gia thêm các vị: Địa cốt bì, Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Thiên môn đông, Đan sâm, Thục địa mỗi vị 50~ 100g, Gừng tươi 20~ 30g, ngâm với rượu có nồng độ cao. Dùng chữa lưng đau, gối mỏi; chân tay tê bại, co quắp; đái són./.
                                                                                                                             
                                                                                                      Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2013.





 CÂY HOA HÒE
( Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe hoa).

                      Còn gọi “ Hòe mễ, Hòe hoa”,
                      Cao năm, sáu mét, thuộc là to cây.
                      Tính bình, vị đắng Hoa đây,
                      Quả thời cũng đắng, nhưng hay tính hàn.
                                                    *   *
                      Quả đi vào tới kinh Can,
                      Còn Hoa tới cả kinh Can, Đại tràng.
                      Khi dùng nhớ phải đem rang,
                      Đái, ỉa ra máu, sẵn sàng chữa ngay.
                                                *   *
                      Chữa chứng thổ Huyết hàng ngày,
                      Phụ nữ băng Huyết, thuốc này chữa luôn.
                      Ho nhiều ra máu chớ buồn,
                      Hoặc máu cam chảy, dùng luôn Hoa hòe.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Hoa hoè:
            1- Tác dụng mát máu, cầm máu: Dùng chữa các chứng chảy máu cam, đại tiện ra máu, trĩ ra máu, phụ nữ băng Huyết.
            - Hoa hòe 10g, Nhọ nồi 10g, sắc uống ngày một gam.
            - Hoa hòe 10g, Trắc bách diệp 10g, Chỉ xác 10g, Kinh giới 10g, sắc uống ngày một thang.

         Lưu ý: Hoa hòe có tác dụng hạ Huyết áp.

                                                                                                      Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2013.




CÂY NGÔ ĐỒNG
Cây Ngô đồng không trồng mà mọc,
Lá Ngô đồng sẻ dọc, sẻ ngang  ( ca dao).


Nói về, vị thuốc Ngô đồng,
Còn trồng làm cảnh, được trồng khắp nơi.
Sau đây, xin “mách mấy nhời”:
Tác dụng chữa bệnh, người đời truyền nhau.
                      *    *     
Vỏ làm thuốc tẩy rất mau,
Chữa người táo bón, đã lâu, kéo dài.
Nó còn tác dụng thứ hai,
Bị nôn, ít sữa nếu sài khỏi ngay. 
                      *    *
Hoặc bị ghẻ, lở lâu ngày,
mà chà sát, hết ngay tức thì.
Còn dùng cuống lá mỗi khi,
Dầm nát, đắp chữa sa đì tử cung.
                      *    *
Nếu ho ra máu đem dùng,
Thân cây, cuống lá sắc chung, uống liền. 
Nhọt mà sưng tấy liên miên,
Ngắt một búp lá, nhựa liền chảy ra.
                       *    *
Nhựa đó bôi tiếp trên da,
Bôi quanh cái nhọt, rộng ra phía ngoài. 
Nhựa khô, chớ để kéo dài,
Cứ thế bôi tiếp tới hai, ba lần.
                       *    *

Chớ để nhựa dính áo, quần,
Rất khó tẩy sạch, vậy cần lưu tâm.
Nếu nhọt lên mủ toàn thân,
Ngắt hai, ba một lần rửa ngay.
                       *    *
Thêm một ít muối vào đây,
Giã nhuyễn, đắp đỉnh mụn này, băng lên.
Nếu mà chưa khỏi đắp thêm,
Làm ba, bốn bận mủ liền hết ra.
                       *    *
Vết thương máu chảy quá đà,
Nhựa cây bôi tiếp, thế là cầm ngay./.
                                                                                                                                                                                                                   Hà Nội, ngày  03 tháng 5 năm 2013.
                                                                                      



CON CUA ĐỒNG
( Điền giải)

Cua đồngĐiền giải” tên hay,
Làm thuốc chữa bệnh xưa, nay vẫn dùng.
Mùi tanh, vị mặn nói chung,
Dùng chữa mụn nhọt, tấy sưng trên người.
                         *   *
Thanh nhiệt giải độc không ngơi,
Làm tan máu tụ, đồng thời giải cơ.
Sốt nóng, hoặc bị viêm cơ,
Người tiêu hoá kém, hãy nhờ Cua đây./.
                                            

Một số cách dùng Cua đồng chữa bệnh:
Bài thuốc 1: Chữa đau răng, viêm lợi do Vị nhiệt.
Hoài sơn, Liên nhục, Cua đồng,
Đinh lăng, Chi tử, Bồ công, Hoàng cầm.
Chích Cam thảo, Bạch mao căn,
Khổ qua, Bạch thược, thuốc cần phối chung.
Liều lượng: Mỗi vị từ 10 g ~ 12 g, riêng Cua đồng 30 g , sắc uống ngày một thang.
                  Có thể dùng 3 thang đến 5 thang một đợt điều trị.



Bài thuốc 2: Chữa máu bầm, tụ máu do vấp ngã hoặc bị đòn tổn thương.
Cua đồng sao tới khi vàng,
Nam Tục đoạn, Kê huyết đằng, Xuyên khung.
Tô mộc, Ngải diệp, Bưởi bung,
Thổ phục, Cỏ xước, phối cùng Đinh lăng.
Quế tâm, Cam thảo gia tăng,
Thông mạch, tiêu máu, sau rằng giảm đau.
Liều lượng: Mỗi vị từ 10 g ~ 12 g, riêng Cua đồng 30 g, sắc uống ngày một thang.
         Có thể dùng 3 thang đến 5 thang một đợt điều trị.

                                                            Hà Nội, ngày  03 tháng 5 năm 2013.                               

                                                                               

HÀNH CỦ
( Thông bạch, Hành hoa, Đại thông, Tứ quý thông).

Hành củ làm thuốc Đông y,
Có tính nóng ấm, vị thì hăng cay.
Tác dụng giải độc rất hay,
Lợi niệu, hạ khí, sau này ôn trung.
                     *    *
Trị chứng thuỷ thũng đã từng,
Trúng độc, trướng mãn nếu dùng khỏi ngay.
Dân gian dùng vị Hành này,
Chữa Phong ác khí, nên hay nhức đầu.
                      *    *
Mắt mờ, tai điếc đã lâu,
Thổ ra nục Huyết, có màu đỏ tươi.
Đàn bà, thai động không thôi,
Trẻ em sưng thũng, dùng thời khỏi luôn.
                     *    *
Nếu bí tiểu tiện chớ buồn,
Giã Hành, Gián đất đắp luôn Rốn này.
Mắc chứng cảm cúm mới đây,
Hành năm, bảy củ giã ngay với Gừng.
                      *    *
Đổ một bát nước đem trưng,
Đun kỹ, uống nóng, cúm ngừng hết lo.
Nếu mà tuyến Vú sưng to,
Giã Hành, hấp nóng đắp cho khỏi liền.
                      *    *
Động thai ra máu liên miên,
Ăn cháo gạo nếp, trộn thêm ít Hành.
Ngạt mũi, nước rỉ hôi tanh,
Hàng ngày hãy uống nước Hành, thông ngay.
                      *    *
Mụn nhọt, chín mé ít ngày,
Củ Hành giã đắp, nhọt này phải tan./.
           
Ngoài ra Hành có có tác dụng sau:
1-      Chữa mụn nhọt: Hành giã nát, trộn Mật ong, đắp mụn nhọt nhanh ra mủ, hết đau, vết thương nhanh xẹp ( Hai vị này phối hợp rất độc không được ăn, hoặc làm việc khác, chỉ dùng chữa bệnh ngoài da).
2-      Chữa cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu: Hành 300g, Gừng 40g, sắc uống cho ra mồ hôi là khỏi.
3-      Chữa người có thai cảm gió, khó thở: Hành, Trần bì, mỗi loại 15 ~ 20 g, sắc uống ngày một thang.
4-      Chữa vú sưng to, nóng đỏ: Nấu lấy một bát nước Hành uống là khỏi.
5-      Chữa té ngã bể đầu, gãy xương: Hành giã nát, trộn Mật ong đắp là khỏi.
6-      Chữa di tinh, hoạt tinh: Hành nấu canh, ngày ăn 2 lần; làm ăn liền từ 3 ~ 5 lần là đủ.

Cấm kỵ: Không ăn Hành nướng với mật ong, mật mía, đường sẽ dẫn đến chết người.

                                                                                              Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2013.





 CÂY DÂU

Cây Dâu có lắm công năng,
Làm thuốc chữa bệnh, nói rằng rất hay.
Đông y dùng cả cây này,
Trái, rễ, vỏ,, thân cây đều dùng.
                      *    *
Trái dâu, vị ngọt đặc trưng,
Hơi chua, tính mát thường dùng rượu ngâm.
Trước là bổ Thận, mát Gan,
Sau trừ cảm mạo, phong Hàn, dưỡng Kinh.
                     *    *
Tác dụng của Tang ký sinh,
Là cây Tầm gửi, ẩn mình cây Dâu.
Chữa người phong Thấp bấy lâu,
Chữa người cao tuổi lưng đau, gối mềm.
                     *    *
Nếu cần nó lại chữa thêm,
Chữa chứng thai động, tiếp liền an thai.
Nếu ai phù thũng kéo dài,
Ho khan, ra máu hãy sài Rễ Dâu.
                    *    *
Người cao Huyết áp đã lâu,
Sắc nhiều Vỏ Rễ cây Dâu, uống dần.
Cây Dâu trồng kế bên sân,
Để chữa xương, khớp nhiều lần nhức đau.
                    *    *
Trị người phong Thấp bấy lâu,
Lưng đau, nhức mỏi Cành Dâu đem dùng.
Lá Dâu, “ Tang diệp” tên chung,
Máu cam mà chảy, dùng ngừng rất nhanh.
                     *    *
Muốn cho tóc lại đen xanh,
Lá Dâu, Bồ kết tiến hành đun lên.
Gội đầu, chân tóc vững bền,
Tóc vừa đỡ rụng, lại thêm sạch gầu.
                     *    *
Tác dụng của loại Sâu Dâu,
Chữa trẻ mắc chứng, từ lâu đái dầm.
Nghiến răng, khi ngủ nhiều lần,
Bắt, dùng sâu đó đục thân cây nhiều.
                     *    *
Cuối cùng  là Tang phiêu tiêu,
Tổ con Bọ ngựa đẻ nhiều cây Dâu.                       
Chữa ai mất ngủ dài lâu,                                        
Tiểu đêm lắm bận, bảo nhau mà dùng.              
                     *   *                                                
Cây Dâu thật quý vô cùng,                         
Những ai có bệnh, nhớ dùng Cây Dâu./.
                                                                                                            Hà Nội, ngày  04 tháng 5 năm 2013.
                                                                           



 CÂY XẤU HỔ


Xấu hổ, mà đẹp biết bao,
Tính bình, hơi độc, ăn vào đắng cay.
Thanh Can, tả Hoả thuốc này,
Giải độc, tiêu tích, dùng ngay an thần.
                     *    *
Vị chát của rễ, cùng thân,
Có độc, hơi đắng, uống dần thông Kinh.
Hoà vị, chỉ khái nhiệt tình,
Hoạt lạc, tiêu tích, kiên trinh hoá Đàm.
                     *    *
Rễ cây, thuộc loại thuốc Nam,
Chữa đau xương khớp, được làm như sau:
Phơi khô, thái nhỏ như nhau,
Rang lên, tẩm rượu, tiếp sau rang liền.
                      *    *
Cho nước, rồi lại đun lên,
Uống vào, thuốc dẫn ngày, đêm khỏi dần.
Một ngày uống tới ba lần,
Dùng năm, sáu bận xương dần hết đau.
                     *    *
Còn chữa mất ngủ, đầu đau,
Dạ dày viêm mạn, bảo nhau mà làm.
Rễ cây sẵn có đem rang,
Sắc lấy nước uống, bệnh càng khỏi nhanh.
                     *    *
Lấy Xấu hổ tươi xanh,
Giã đắp chỗ bệnh, hình thành Zona.
Phế quản viêm mạn sẩy ra,
Rễ cây sắc uống, bệnh là hết luôn./.                       

Một số bài thuốc có Xấu hổ  để chữa một số bệnh, như:
1- Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ:
Xấu hổ 15g, Cúc bạc đầu 15g, Chua me 30g, sắc uống ngày một thang vào buổi tối.
2- Chữa đau lưng, thấp khớp, sưng phù:                                           
Xấu hổ, Hy thiêm, Dây đau lưng, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Tục đoạn, Kê huyết đằng, Dây gắm; mỗi vị 10g ~ 12g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa tăng Huyết áp:
Xấu hổ, Trắc bách diệp, Hoa đại, Câu đằng, Đỗ trọng, Lá vông nem, Thảo quyết minh, Hà thủ ô, Tang ký sinh, mỗi vị 10g ~ 12g, sắc uống ngày một thang.

                                                                                     Hà Nội, ngày  05 tháng 5 năm 2013.                                                                      




 CÂY ĐƠN MẶT TRỜI
( Đơn lá đỏ, Liễu đỏ)


Nói về, cây Đơn mặt trời,
Thân cây gỗ nhỏ, mọc thời không cao.
Làm thuốc thật quý biết bao,
Có vị đắng ngọt, nhấm vào thấy ngay.
                     *    *
Thanh nhiệt giải độc rất hay,
Khu phong, trừ Thấp, sau này giảm đau.
Chuyên dùng, chữa những bệnh sau:
Đại tiện ra máu, đớn đau nhiều lần.
                     *    *
Huyết dụ, Ngải cứu vài phân ( đồng cân),
Phối hợp sắc uống, máu dần hết ra.
Mụn nhọt, lở ngứa, Zona,
Lá Đơn sắc uống, thế là khỏi luôn.
                     *    *

Máu cam chảy mãi, chớ buồn,
Lá đơn, Cỏ mực, phối luôn Hoa hoè.
Chữa tiểu, ra những máu me,
Lá Đơn phối hợp Mã đề, Cỏ tranh.
                      *    * 
Nhớ thêm sao cháy Dành dành,
Uống bốn, năm lượt máu đành hết ra.
Mày đay, mẩn ngứa ngoài da,
Lá Đơn với Kim ngân hoa phối cùng.
                      *    *
Nhọ nồi, Cam thảo góp chung,
Thêm Ké đầu ngựa, đem dùng khỏi luôn.
Chữa ai đầu nhức sớm hôm,
Lá đơn, Kim cúc, thêm luôn Hoa nhài.
                      *    *
Nếu tăng Huyết áp, những ai,
Gia thêm Hoa đại, nếu sài hạ ngay./.

Một số bài thuốc có Đơn mặt trời  để chữa một số bệnh, như:
1- Chữa Zona, mẩn ngứa:
      Đơn mặt trời 40g, sao vàng, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
2- Trị nhọt ở vú, vú sưng nóng đỏ:
      Đơn mặt trời 15g ~ 20g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
3- Trị tiêu chảy lâu ngày:
      Đơn mặt trời 15g ~ 20g, Gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
4- Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ trẻ em:
      Đơn mặt trời 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống…
               
                                                                                      Hà Nội, ngày  06 tháng 5 năm 2013.
                                                                                       



CÂY HOÀN NGỌC


Còn gọi là cây “ Tú linh”,
Hay “ Nhật nguyệt”, “ Thần dưỡng sinh” tên cùng.
Vốn cây mọc ở trong rừng,
Dễ dàng sống tốt, cao chừng nghìn phân.
                    *   *
Lá mềm, dài nhọn, có gân,
ng dài, hoa ngắn, mùa xuân nở nhiều.
Làm thuốc xin nhớ mấy điều:
Nhai bảy, tám một liều tươi.
                     *    *
Nếu nhai nhiều quá hại người,
Sáu liều bệnh nặng, nhai thời thế thôi.
Tác dụng ta đã biết rồi,
Chữa loạn tiêu hoá, chữa người bụng đau.
                      *    *
Trị chứng táo bón đã lâu,
Hay bệnh tiêu chảy, nhức đầu chữa ngay.
Chữa ai chảy máu Dạ dày,
Tiểu tiện ra máu, phân hay máu nhiều.
                      *    *
Trong người đau đớn bao nhiêu,
Ăn ngủ không được, sớm chiều lấy nhai.


Chữa tiền liệt tuyến những ai,
Xay thành sinh tố, sớm mai uống vào.
                      *    *
Nếu Thận viêm nhiễm làm sao,
Nhai chín, mười , bệnh nào cũng tan.
Bị thương, máu chảy tràn lan,
tươi nhai, đắp trên làn vết đau.
                       *    *
Băng vào, rồi ít giờ sau,
Lại nhai, băng tiếp vết đau khỏi dần.
Chữa bệnh cảm cúm mỗi lần,
Một liều tám , ba lần nhai thôi.
                       *    *
Còn chữa mệt mỏi thân người,                                                 Gà Chọi sau thi đấu, ăn từ 1 lá ~ 3 lá,
Nấu cháo thịt nạc, thời cho thêm.                                               sẽ hồi phục nhanh gấp 3 lần.
Ăn vào, sức khoẻ tốt lên…
Mỗi khi có bệnh, nhớ tên “ Cây này”./.
         
 Ngoài ra cây Hoàn ngọc còn có những công dụng sau:
1-      Dùng điều trị vết loét Dạ dày, Tá tràng, xuất Huyết đường tiêu hoá, trĩ nội, có thể dùng Hoàn ngọc từ 8g ~ 10g, sắc uống ngày 2 lần, dùng từ 1 ~ 2 tuần liên tục.
    2-      Ngoài ra còn có thể dùng lá tươi cây Hoàn ngọc, rửa sạch, giã giập đắp lên vết thương do bị té ngã, đòn đau, chảy máu, tụ máu, lở loét…

                                                                                     Hà Nội, ngày  06 tháng 5 năm 2013.
                                                                                     




CÂY KIM NGÂN HOA
( Nhẫn đông hoa)

 Kim Ngân là loại dây leo,
Thân bằng chiếc đũa, ra theo nhiều cành.
Lúc non lá có màu xanh,
Khi già, lá những trở thành màu nâu.
                      *   *
Mùa đông lá chẳng rụng đâu,
Quanh năm tươi tốt, có màu xanh tươi.
Mới nở hoa trắng tuyệt vời, 
Về sau tàn lụi, hoa thời vàng thau.
                      *    *
Tác dụng chữa những bệnh sau:
Mày đay, ban sởi, ngứa đau, lở người.
Vảy nến, mụn nhọt khắp nơi,
Chữa bệnh tổ đỉa, trị thời sốt cao…

Kim Ngân Hoa phối hợp với các vị thuốc khác chữa một số bệnh điển hình, sau:
1- Bài thuốc chữa mẩn ngứa, dị ứng:
Mạch môn, Thổ phục, Kim Ngân,
Hoàng đằng, Sinh địa, Huyền sâm, Liên kiều.
Quyết minh sao những cho đều,
Uống vào mẩn, ngứa tan tiêu tức thì.         
2- Bài thuốc chữa mụn nhọt:
Phòng phong, Bạch chỉ, Đương quy,
Nhũ hương, Bối mẫu, Trần bì, Kim Ngân.
Thiên hoa, Tạo giác có phần,
Một dược, Cam thảo, sau cần Xuyên sơn.
3- Bài thuốc chữa bệnh vảy nến:
Bồ công, Kinh giới, Bạc hà,
Liên kiều, Thổ phục, Hoè hoa, Ngưu bàng.
Trúc diệp, Chi tử đưa sang,
Khô thảo, Quả ké, thêm nàng Kim Ngân.
Liều lượng các bài thuốc: Mỗi vị từ 10 g ~ 12 g, sắc uống ngày 1 thang; dùng 3 ~ đến 5 thang.
          
 Truyền thuyết về Hoa Kim Ngân:
         Truyện kể rằng: một làng quê hẻo lánh, có 2 vợ chồng người nông phu tuy nghèo khó, nhưng họ sống rất hạnh phúc, thương yêu và quý mến lẫn nhau. Tuy nhiên hai người lấy nhau đã nhiều năm mà vẫn chưa có một mụn con nào. Hai người ngày đêm cầu nguyện và tìm thầy xin thuốc uống để mong được hoài thai.
         Không biết lời nguyện cầu được đáp ứng, hay uống thuốc được hữu hiệu, một năm sau người vợ sinh ra được hai cô con gái xinh đẹp. Họ vô cùng sung sướng và đặt tên cho cô chị là Kim Hoa, cô em là Ngân Hoa. Ngày tháng trôi qua, hai cô rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, khoẻ mạnh, ngày càng xinh đẹp và nhất quyết không sống rời xa nhau. Làng trên, xóm dưới mọi người đều nghe tiếng và đến mối mai tấp nập.
       Chẳng may, đến độ tuổi 16 cô chị Kim Hoa đổ bệnh rất nặng. Vợ chồng người nông phu rất lo lắng, đi mời các thầy thuốc đến thăm bệnh cho con mình, nhưng các vị đều lắc đầu và bảo bệnh quá nặng, chỉ còn nhờ Trời thôi.
       Kim Hoa uống thuốc gì cũng không khỏi, bệnh ngày càng nặng thêm. Ngân Hoa chăm sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình ra, vì sợ lây bệnh. Ngân Hoa không nghe lời, vẫn ở lại săn sóc chị và nhắc lại lời thề: “ Sống cùng gường, chết cùng mồ” mà hai chị em đã hứa với nhau.
      Chỉ mấy ngày sau, Ngân Hoa cũng bị lây bệnh và chị nói lời trối cuối cùng với cha, mẹ: “ Chúng con chết rồi, nhất định sẽ biến thành một thứ Dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa”. Vợ chồng người nông phu vô cùng đau đớn, chôn hai con gái chết chung một mộ để hai con giữ trọn lời nguyền.
      Ít lâu sau, từ mộ hai cô mọc lên một dây leo. Khi cây trưởng thành có lá màu xanh, rất sum suê. Đến mùa hạ nở ra hoa rất đẹp, màu vàng và màu trắng sóng đôi. Người làng đổ ra thăm mộ hai cô để xem giống hoa lạ và mách  nhau lời thề của hai chị em: “ Chết rồi sẽ biến thành một thứ Dược thảo” nên đặt tên Hoa ấy là “Kim Ngân Hoa”…
                                                                               Hà Nội, ngày  07 tháng 5 năm 2013.
                                                                           



 CÂY BỌ NẮM


    Còn gọi là cây Thuốc Dòi,
Là loại cây thảo, sống thời lâu năm.
    Cành nhiều, lông có trên thân,

   Có khi mọc đối, đa phần so le.
                     *   *
    Hoa màu sắc trắng, nở khoe,
   Cứ vào tháng 7, cuối hè nở hoa.
   Quả hình trứng nhọn lộ ra,
   Có màu hồng tím, vỏ mà có lông.
                     *    *
  Vị ngọt, tính mát như không,
  Tác dụng chỉ khái, thành công hoá Đàm.
  Chữa viêm Phế quản, ho khan,
  Ho lao dai dẳng, họng rằng bị viêm.
                     *    *
  Tác dụng còn để tiêu viêm,
  Chữa nhọt, viêm mũi, vú viêm, máu bầm.
  Hãy dùng, kinh nghiệm nhân dân,
  Muối Cà, muối Mắm những lần Dòi ra.
                     *    *
  Giã cây Bọ Mắm nhỏ ra,
  Cho vào thạp Mắm, thạp Cà đạy ngay.
  Chỉ sau hai hoặc ba ngày,
  Dòi thời sẽ hết, thuốc hay nên dùng./.

                Liều dùng: Từ 10g ~ 20 g, sắc uống chữa các bệnh: Viêm Phổi, lao Phổi; viêm Phế quản, viêm thanh quản; viêm họng; viêm  mũi, nhọt, viêm tuyến vú, vết bầm tụ máu…

                                                                             Hà Nội, ngày  08 tháng 5 năm 2013.
                                                                             



HƯƠNG PHỤ
( Dùng củ – gọi là Củ Gấu)

Cỏ Gấu, tên gọi thông thường,
Mọc hoang ven biển, ven đường cái đi.
Công dụng chữa bệnh cực kỳ,
Thuốc cho phụ nữ, mỗi khi đều cần.
                    *   *
Cỏ Gấu sống rất lâu năm,
Củ mà thu hoạch, quanh năm đem dùng.
Tác dụng Dược lý nói chung,
c chế co bóp, tử cung con người.
                     *   *
Vị cay, ngọt, đắng đồng thời,
Lý Khí, giải uất, sau thời thông Kinh.
Chữa người Khí uất, thống kinh,
Chứng đau ngực bụng, trong mình ung thư.
                     *   *
Còn chữa bạch đới, khí hư,
Thấy kinh đau bụng, kinh như không đều.
Giúp sự tiêu hoá, nhanh tiêu,
Chữa khi nôn mửa, sớm chiều bụng đau.
                     *   *
Kiêng kỵ, xin nhắc nhở nhau:
Âm hư, Huyết nhiệt” bảo nhau chớ dùng.

Một số bài thuốc để chữa một số bệnh điển hình có Hương phụ:
1- Chữa cảm cúm, gai rét, nhức đầu, đau mình:
Tía tô, Hương phụ, Gừng tươi,
Cam thảo, Vỏ quyết, sau thời Hành cây.
            Liều lượng: Mỗi vị 10 g~ 15 g, sắc uống ngày một thang.
2- Chữa ngực bụng trướng đau, co thắt từng cơn, đau Dạ dày do thần kinh:
Hương phụ tẩm giấm đem sao,
Ô dược, Cam thảo cho vào đun lên.
            Liều lượng: Mỗi vị 10 g~ 15 g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa Tỳ, Vị hư nhược, tiêu hoá kém, bụng trướng đau, buồn nôn, tiêu chảy:
Hương phụ, Chỉ thực, Mộc hương,
Cam thảo, Đậu khấu, Hoắc hương, Trần bì.
Phục linh, Bán hạ thêm đi,
Táo, Gừng, Bạch truật, tiếp thì Sa nhân.
            Liều lượng: Mỗi vị 10 g ~ 15 g, sắc uống ngày một thang.
4- Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở; ra khí hư, bạch đới:
            Hương phụ, Ngải cứu, ích mẫu, lá Bạch đồng nữ, mỗi loại 10~ 12 g, sắc uống, chia làm 3 lần trong ngày. Có thể uống trước kỳ hành kinh khoảng 10 ngày…

                                                                                                       Hà Nội, ngày  08 tháng 5 năm 2013.
                                                                                           





CÂY KÉ ĐẦU NGỰA
( Thương nhĩ tử – chủ yếu dùng quả).

Cây Ké đầu ngựa mọc hoang,
Mọc trên đồi núi, đường làng, khắp nơi.
Tên “ Thương nhĩ tử” biết rồi,
Có độc, vị ngọt, đồng thời tính ôn. 
                     *    * 
Làm thuốc tiêu độc là hơn,
Tán phong, trừ thấp, kiêm luôn sát trùng.
Quả Ké đầu ngựa được dùng:
Chữa phong tê thấp, khớp từng bị đau.
                     *    *
Chân tay co rút, đớn đau,
Chữa người mắc chứng đầu đau, phong Hàn.
Còn chữa đau nhức răng hàm,
Mụn nhọt, lở ngứa, da lan hắc lào.

Công dụng chữa bệnh của Ké đầu ngựa:
Bài thuốc 1: Chữa các bệnh Phong tà, dị ứng Gan, mẩn ngứa, mày đay:
Quả Ké, Kinh giới, Muồng trâu,
Bạc hà, Cam thảo, Mần trầu, Cỏ hôi.
Bèo tai tượng có sẵn rồi,
Bồ công, Kinh giới, thêm thời Kim ngân.
            Liều lượng: Mỗi vị 10 ~ 15 g, sắc uống ngày một thang, dùng 3 thang.
Bài thuốc 2: Trị mụn nhọt, chín mé chưa mưng mủ:
            Lá Ké đầu ngựa 15 gam, rửa sạch để ráo, giã nát đắp lên chỗ đau. Ngày đắp từ 1 ~ 2 lần, đắp 3 ngày liên tục.
Bài thuốc 3: Chữa tổ đỉa:
            Ké đầu ngựa, Hạ khô thảo, Vỏ núc nác, Sinh địa, Dành dành ( sao); mỗi vị 10 g ~ 15 g, sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 thang.
            Ngoài ra Ké đầu ngựa còn dùng chữa các bệnh sau: Lở loét, biếu cổ, ung thư phát bối  (mọc đằng sau lưng), mụn nhọt không đầu, đau răng, đau cổ họng, viêm mũi, nấm tóc, hắc lào…
           
              Kiêng kỵ: Khi dùng Ké đầu ngựa không nên ăn thịt lợn, ngựa, vì với người mẫn cảm có thể nổi quầng trên da. Phụ nữ có thai, cho con bú không được dùng./.

                                                                                 Hà Nội, ngày  09 tháng 5 năm 2013.
                                                                                           




 CÂY BỒ CÔNG ANH
( Phù công anh)
          Là loại cây nhỏ, ít cành,
          Lá không có cuống, hình vành răng cưa.
          Vị ngọt, nhấm thấy đắng vừa,
          Tác dụng giải độc, phòng ngừa viêm Gan.
                              *   *
         Chữa nhọt, lở loét tràn lan,
         Dạ dày viêm loét, Tá tràng chữa luôn.
         Vú viêm, tắc sữa chớ buồn,
         Lá vắt nước uống, bã thường đắp ngay.
                              *   *
         Chữa sưng Mắt đỏ lâu ngày,
         Viêm Gan vizus, thuốc hay đem dùng.
         Hoa vàng, giải độc, tiêu sưng,
         Tán được Khí trệ, kết ngưng trong người.
                             *    *
         Ngân hoa kết hợp đồng thời,
         Chuyên dùng điều trị, những người nhũ ung ( sưng vú).
         Nhiều vị thuốc khác phối cùng,
         Mỗi khi chữa bệnh, nhớ dùng Bồ công.

Bồ công anh phối hợp với các vị thuốc khác, chữa một số bệnh sau:
1-      Chữa mắt đau, sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Dành dành 12 g, sắc uống ngày một thang.
2-      Chữa viêm tuyến vú, tắc sữa: Bồ công anh 30g ~ 50 g lá tươi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
3-      Chữa mụn nhọt: Bồ công anh 40g, Sài đất 20g, sắc uống ngày một thang.
4-      Chữa viêm Phổi, viêm họng: Bồ công anh 30g; Vỏ rễ cây Dâu, hạt Tía tô, Kim ngân hoa, mỗi vị từ 15 ~ 20 g; Cam thảo 5 g, sắc uống ngày một thang.
5-      Chữa viêm loét Dạ dày, Tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá Khôi 20 g, Mai mực 10 g, Cam thảo 5 g, sắc uống ngày một thang.
6-       Chữa viêm Gan vizus: Bồ công anh 30g; Chó đẻ răng cưa, Rau má và Nhân trần, mỗi vị 20 g, Cam thảo 5 g, sắc uống ngày một thang..
                                            
                                                                               Hà Nội, ngày  09 tháng 5 năm 2013.
                                                                                             



        CÂY NGẢI CỨU
          ( Ngải nhung, Thanh diệp hành).

Lá Ngải thường có mùi thơm,
Tính ấm, vị đắng, mùi thơm hơi nồng.
Thường dùng lấy khói để xông,
Chữa viêm xoang mũi, đêm đông nhức đầu.
                    *    *
Ngải cứu làm thuốc từ lâu,
Lá tươi giã nát, đắp đầu vết đau.
Tác dụng cầm máu rất mau,
Vết thương ngấm thuốc, giảm đau tức thì.
                     *    *
Phụ nữ thấy tháng mỗi khi,
Không đều kinh nguyệt, dùng thì đều ngay.
Người đẻ hậu sản lâu ngày,
Đi lỵ ra máu, dùng ngay khỏi liền.
                     *    *
Đầu đau, hoa mắt liên miên,
Đau thần kinh toạ, dùng tên thuốc này.
Nếu đau xương khớp chân, tay,
Hoặc đau cột sống, thuốc này chữa luôn.
                     *    *
Suy nhược cơ thể chớ buồn,
Ngải chuyên chữa còi xương, trẻ gầy.
Mỗi khi thời tiết đổi thay,
Trị ho, cảm cúm Ngải này đảm đương.
                     *    *
Gặp khi đau nhức thái dương,
Hoặc đau cổ họng, Ngải thường chữa hay.

Cây Ngải cứu phối hợp với các vị thuốc khác, chữa một số bệnh sau:         
1-      Làm thuốc điều hoà kinh nguyệt hoặc hành kinh không đều: Trước 1 tuần theo dự kiến hành kinh, dùng 15 ~ 20g lá Ngải cứu sắc uống trong ngày, có thể thêm ít đường cho dễ uống; dùng 3 ~ 4 lần sắc uống.
2-      Chữa lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, chảy máu cam; phụ nữ sau đẻ bị hậu sản, băng huyết:
      Lá Ngải 20 g, sao vàng, sắc với 250 ml  nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày.
3-      Chữa đau thần kinh toạ, nhức buốt xương khớp chân tay, đau các đốt xương cột sống, đau đầu, hoa mắt:
      Dùng 20 g lá Ngải rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng Mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều; làm 2 ~ 3 lần uống.
4-      Chữa suy nhược cơ thể, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn:
      Dùng 250g lá Ngải, 2 quả Lê, 20 g Câu kỳ tử, 10g Đương quy, 1 con Gà ác 150g, hầm với        0, 500 ml nước, sắc còn 0, 250 ml, chia 2 phần ăn; làm 2 ~ 3 lần ăn.
5-      Chữa cảm cúm, ho, đau cổ họng, nhức hai thái dương, đau dây thần kinh cổ do thời tiết thay đổi:
      Dùng 300g lá Ngải, 100g lá Khuynh diệp, 100g lá Bưởi, nấu với 2 lít nước, đun sôi 20 phút, xông trong 15 phút.
      Hoặc lấy lá Ngải 200g, lá Tía tô 100g, 50g lá Sả, sắc với 1 lít nước, còn 0,5 lít uống lúc khát; làm 2 ~ 3 lần uống.
                                                                                Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013.
                                                                                           



 CÂY ÍCH MẪU
( Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến – tiếng Tày).

Nhân trần, Ích mẫu đi đâu.
Để cho gái đẻ âu sầu đớn đau ?” 
( ca dao).


         Còn gọi Sáng uý, Chói đèn,
         Làm ngài, Xác diến là tên tiếng Tày.

Tính Hàn, vị những đắng cay,
Tác dụng khứ ứ, sau này sinh Tân.
                      *    *
Điều kinh, tiêu thuỷ mỗi lần,
Kinh Can nó tới, kinh Tâm nó vào.
Công năng hoạt Huyết rất cao,
Giảm đau, trừ ứ thuốc nào hơn đây?
                      *    *
Chữa kinh bế tắc lâu ngày,
Máu ứ tích tụ, sau ngày đẻ con.
Hết kỳ, kinh vẫn cứ còn,
Thuốc làm, là để dạ con co vào.
                     *    *
Tác dụng lợi tiểu rất cao,
Chữa phù, viêm Thận, uống vào khỏi ngay.
Bị thiên đầu thống lâu ngày,
An thai, dễ đẻ thuốc hay đem dùng.
                     *    * 
Còn chữa mụn nhọt, vú sưng,
Viêm da, lở ngứa thuốc từng chữa luôn.

   Cây Ích mẫu phối hợp với các vị thuốc khác, chữa một số bệnh sau:           
            Bài 1: Chữa kinh nguyệt không đều, hoặc bế kinh: ích mẫu, Ngải cứu, Hương phụ, mỗi vị 15 ~ 20g, sắc uống ngày một thang. Uống trước hành kinh 10 ngày, sau hành kinh uống tiếp đến khi kinh trở lại bình thường mới thôi.
            Bài 2:Chữa dong kinh, ra Huyết: ích mẫu, Thổ phục linh, Cam thảo, Liên nhục, Hương phụ, mỗi vị 10 ~ 15g, sắc uống ngày một thang.
            Bài 3: Chữa sau đẻ bị phù thũng: ích mẫu, Ngưu tất, cây Dừa nước, mỗi vị 10 ~ 15g, sắc uống ngày một thang.
            Bài 4:Chữa Can nhiệt mắt đỏ sưng đau: Quả ích mẫu, Cúc Hoa, hạt Muồng, hạt Mào gà trắng, Sinh địa, mỗi vị 10 ~ 15g, sắc uống ngày một thang.
            Bài 5:Chữa viêm Thận cấp, tác dụng lợi niệu, tiêu sưng: ích mẫu, Rễ Cỏ tranh, Phục linh, Bạch truật, Tang bạch bì, mỗi vị 15 ~  20g, sắc uống ngày một thang…

                                                                                Hà Nội, ngày  12 tháng 5 năm 2013.
                                                                                             



 CÂY CỐI XAY
( Dàng xay, Kim hoa thảo, Quỳnh ma)


          Cối xay còn gọi  Dàng xay,   
Là cây làm thuốc xưa, nay vẫn dùng.
Bộ phận làm thuốc nói chung:
Gồm: Thân, cành, lá, cuối cùng quả, hoa.
                      *    *
Bốn mùa thu, hái về nhà,
Dùng tươi càng tốt, hay là sấy khô.
Tính bình, vị ngọt ăn “ vô” ( vào),
Thanh nhiệt, giải độc, tha hồ tán Phong.
                      *    *
Thăng thanh, giáng trọc bên trong,
Lợi tiểu, hoạt Huyết, song song hoá Đờm.
Chữa người sổ mũi sớm hôm,
Sốt cao, đầu nhức, tiểu luôn nước vàng.
                     *    *
Đái dắt, đái ít, nước khan,
Mang tai viêm nhiễm, nên càng ù tai.
Chữa nhọt, rắn cắn rất tài,
Lá tươi giã dập, đắp hai ba lần.
                      *    *
Rễ giúp trấn tĩnh tinh thần,
Trừ Phong, hạ sốt, bệnh dần phải lui.

Một số bài thuốc từ cây Cối xay chữa bệnh sau:
1-      Chữa cảm sốt, nhức đầu do Phong nhiệt: Cây Cối xay 12~ 16g; Kim ngân hoa 12g; Lá tre, Bạc hà, Kinh giới, mỗi vị 6 ~ 8 g, sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.
2-      Chữa sốt vàng da, phụ nữ sau khi sinh bị cảm Phong nhiệt: Cây Cối xay; Nhân trần, mỗi vị 12~ 16g, sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.
3-      Chữa sốt phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Cây Cối xay 20~ 30g; ích mẫu 12 ~ 16g, sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.
4-      Chữa bí tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây Cối xay 20~ 30g, Rễ Cỏ tranh 20g, Râu ngô 12g, cỏ Mần trầu 8g, Rau má 6g, sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.
5-      Chữa vết thương trầy xước, bầm tím: cây Cối xay tươi 20~ 30g, sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.
6-      Ngoài cây Cối xay làm thuốc giảm đau ra, còn làm thuốc để nhuận tràng, trị bệnh Phổi, thuốc an thần; Hoa còn được sử dụng để làm tăng tinh dịch cho nam giới…  

                                                                                              Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013.








HẠT ĐẬU ĐEN
( Hắc đại đậu, ô đậu)

              Đậu đen làm thuốc xưa nay,
              Chữa được lắm bệnh, nên hay được dùng.
              Vỏ ngoài đen nhánh như sừng,
              Có loại ruột trắng, thường từng ruột xanh.
                                    * *
              Tính bình, vị lại ngọt lành,
              Tác dụng hoạt Huyết, sau giành dưỡng Can.
              Khu Phong, trừ Thấp giỏi giang,
              Thanh Nhiệt, giải Biểu, sau sang kiện Tỳ.                                                              * *
             Điều trung hạ khí, mỗi khi,
             Mắt mờ, hoa mắt dùng thì sáng ra.
             Chữa mồ hôi lắm đổ ra,
             Trị phù, Thận yếu; trị mà viêm Gan.
                                 * *
             Chữa nhọt, lở loét tràn lan,
             Nấu chè giải khát, vẫn làm lâu nay.
             Chữa người bất tỉnh, rượu say,
             Hoặc chữa mất ngủ, lại hay đau đầu…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt Đậu đen:
1 - Ra nhiều mồ hôi do thể trạng suy nhược: Đậu đen 60g, Hoàng kỳ 30g, sắc uống trong ngày.
2- Liệt dương, giảm khả năng tình dục của nam giới, ù tai, điếc do Thận hư: Đậu đen 60g, thịt Chó 500g ninh nhừ ăn trong ngày, làm vài lần ăn.
3- Chữa thuỷ thũng do Thận hư: Đậu đen 150g, Y dĩ 30g, ninh nhừ ăn trong ngày.
4- Tiểu tiện ra máu: Đậu đen, Đậu xanh, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 30g, sắc uống trong ngày.
5- Làm xanh tóc: Đậu đen 50g, Nhục quế 15g, Đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày.
6- Giải rượu: Uống càng nhiều nước Đậu đen càng tốt…./.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013.





 CỦ GỪNG
( Sinh khương, Can khương).

             Cây Gừng sống những quanh năm,
             Là cây thân nhỏ, rễ mầm lớn lên.
             Tự nhiên sinh trưởng ngày, đêm,
             Rễ lớn thành củ, đẻ thêm nhánh nhiều.
                                  *   *
             Chữa bệnh ăn, uống không tiêu,
             Chữa viêm phế quản, thêm liều chữa ho.
             Tá tràng viêm loét chớ lo,
             Hoặc hay đau bụng là do Vị hàn.
                                 *   *
             Gừng cay có sẵn mang sang,
             Sắc uống ổ bụng, Tá tràng hết đau.
             Gừng làm giảm, hết cơn đau,
             Bớt đau đa khớp, ít đau nửa đầu.
                                 *    *
             Chữa người bất lực đã lâu,
             Di tinh, dương liệt bảo nhau mà dùng.
            Chữa bệnh phụ nữ nói chung,
            Điều hoà kinh nguyệt, có Gừng mới xong.
                                 *    *
            Gừng còn ngăn chặn máu đông,
            Người bệnh tim mạch, nhớ trồng Gừng ăn…/.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ Gừng:
1 –Trẻ nhỏ ho lâu ngày không khỏi: Gừng tươi 300g, nấu trong nồi lớn cho kỹ, tắm cho là khỏi.
2- Đau bụng hoắc loạn như muốn chết: Gừng tươi 200g, sắc với 4 bát nước, lấy 1 bắt uống nóng chia làm 2 ~3 lần uống.
3- Bụng đau, lại đầy trướng; muốn nôn và muốn đi cầu cũng không được: Gừng tươi 40g, sắc với 4 bát nước, còn 2 bát uống trong ngày.
4- Mồ hôi trộm, tay chân chảy nước: Gừng 30 g sao vàng, 5g Cam thảo, sắc với 3 bát nước, còn 2 bát uống trong ngày.
5- Cảm mạo do gặp lạnh, trúng gió: Gừng tươi 7 lát, Hành khô 7 củ, với 3 bát nước sắc kỹ, lấy 1 bát uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi.
6- Băng vết thương khi bị té ngã, bị đòn đánh tím bầm: Một củ Gừng tươi bằng ngón chân cái, một nắm Hành tươi cả thân và rễ và 1/2 thìa Cafe muối ăn, tất cả đem giã nát đắp vào vết thương rồi băng lại, ngày thay băng 1 lần, làm vài lần là tan hết máu bầm, là khỏi…./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013.





 CÂY TÍA TÔ
( Tử tô, Xích tô).

            Tía tô có lắm công công năng,
            Thường làm gia vị, thức ăn hàng ngày.
            Ngoài ra làm thuốc cũng hay,
            Trước trừ cảm mạo, sau này chữa ho.
                                *    *
            Tức ngực, đàm suyễn chớ lo,
            Thuốc hay sẵn có, Tía tô đây mà.
            Chữa viêm Phế quản người già,
           Đuối hơi, thở gấp, ho ra lắm đờm.
                                *    *
           Người loạn tiêu hóa sớm hôm,
           Thức ăn ngộ độc, dùng luôn khỏi liền.
           Chữa người bụng trướng liên miên,
           Nhức đầu, ngạt mũi hãy phiền Tử tô.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Tía tô:
1- Giải độc do ăn cua, ăn cá: Lá Tía tô 30g ~ 50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 ~ 2 lần là giảm.
2- Chữa mẩn ngứa: Vò lá Tía tô vào nước tắm, phần bã đắp vào phần da bị mẩn ngứa.
3- Chữa cảm, ho: Dùng Tía tô 150g, cùng 3 củ Hành, thái nhỏ cho vào cháo nóng ăn, cho ra mồ hôi.
4- Chữa cảm lạnh: 
          - Lấy Tía tô nấu nước uống.
         - Hoặc dùng lá Tía tô, Kinh giới, Hương nhu, lá Xả, lá Tre, mỗi vị 20g ~ 30g tươi, nấu nước để xông.
5- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt Tía tô 100 ~ 120 g, Vỏ quýt 8 g, Cam thảo 6 g, Gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước uống ngày 1 ~ 2 lần.
6- Chữa cảm phong Hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực: Lá Tía tô 8g, Hương nhu 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, Gừng 3 lát, sắc uống ngày một thang, kết hợp với xông cho ra mồ hôi…/.
                                                                                               
                                                                                                   Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013.





CÂY KINH GIỚI


           Kinh giới, cây sống hàng năm,
          Mùi thơm, mọc đứng, cao rằng nghìn phân.
          Thân vuông, hơi tía vỏ phần,
          Lớp lông ngắn mịn, toàn thân phủ đầy.
                                *    *
          Lá ra mọc đối nhau đây,
          Răng cưa quanh mép, lá dày nhọn thon.
          Bông dài, hoa nhỏ cỏn con,
          Sắc hoa tím nhạt, lẫn còn màu xanh.
                                *    *
          Khi quả đã lớn, trưởng thành,
          Hình hài quả trứng, rành rành trái xoan.
          Thuốc vào kinh Phế, kinh Can,
          Vị cay, tính nóng làm tan Phong tà.
                                *    *
          Tác dụng làm sởi mọc ra,
          Tán Hàn, giải biểu, tiếp là khư Phong.
          Thanh nhiệt, tán ứ bên trong,
          Chữa khi máu chảy, trong lòng đớn đau.
                               *    *
          Mỗi khi có bệnh bảo nhau,
          Kinh giới có sẵn, dùng sau khỏi liền./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Kinh giới:
            1- Tán Hàn, giải biểu: Dùng chữa các chứng thuộc biểu ( bệnh còn ở bên ngoài), cảm mạo phong Hàn, sợ  lạnh, đau mình, không ra mồ hôi: Kinh giới, Phòng phong, lá Tía tô , mỗi vị từ 10~ 15 g, sắc uống nóng, ngày một thang.
            2- Chữa trẻ em sốt cao, giật mình, nghiến răng chặt, chân tay co quắp: Kinh giới, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Kim Ngân Hoa, Thiên trúc hoàng, Câu đằng, Mẫu đơn bì, Toàn yết, Thuyền thoái, mỗi vị từ 10 ~ 12 g, sắc uống 1 ~ 2 ngày một thang.
            3- Trừ ứ, cầm máu: Chữa các chứng thổ Huyết, chảy máu cam, đái ra máu: Kinh giới sao thành than, lấy 50 ~ 80g, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 5 ~ 6g pha với nước sôi, ngày uống 2 ~ 3 lần.
            4- Thúc sởi, tống độc: Dùng làm cho sởi nhanh mọc, chữa cảm mạo phong Nhiệt, trị mụn nhọt mới phát: Kinh giới, Kim Ngân Hoa, Liên kiều, Bạc hà, mỗi vị từ 10 ~ 12 g, sắc uống 1 ngày một thang.
         Ghi chú: Kinh giới tuệ ( bông Kinh giới) làm toát mồ hôi nhanh hơn lá. Nếu cảm không ra mồ hôi được thì dùng bông Kinh giới. Nếu có ít mồ hôi ra được thì dùng Kinh giới ( gồm thân và lá) sao qua. Muốn cầm máu thì dùng Kinh giới sao thành than.
    Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2013.







 CÂY SÀI ĐẤT

           Sài đất, loài cỏ sống dai,
           Thân có lông trắng, lá ngoài màu xanh.
           Lá không có cuống, không cành,
           Thon dài, đầu nhọn mọc thành đối nhau.
                                *    *
           Cụm hoa nở đỉnh trên đầu,
           Cánh hoa sặc sỡ, có màu vàng tươi.
           Tính mát, chua, ngọt hơi hơi,
           Tác dụng tiêu độc, sau thời cầm ho.
                                 *    *
           Chữa cảm, viêm họng, trĩ rò,
           Mụn nhọt, lở loét hoặc do chốc đầu.
           Chữa viêm tuyến vú, mắt đau,
           Uống vào hạ sốt, giảm đau tức thì…/.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Sài đất:
1- Chữa rôm sảy: Sài đất tươi 30g ~ 50 g, giã nát, pha nước tắm cho trẻ.
2- Chữa sốt cao: Sài đất tươi 30g ~ 50g, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước cốt, pha với 150 ml nước sôi để nguội uống, bã đắp vào gan bàn chân.
3- Chữa sốt xuất Huyết: Sài đất tươi 20g, Kim ngân hoa ( hoặc lá) 20g, lá Trắc bách diệp sao đem 20g, Hoa hoè sao cháy 16g, Cam thảo 8 g, Sắn dây 15 g, sắc uống ngày một thang.
4- Chữa viêm cơ ( lên bắp chối): Sài đất tươi 50 g, Bồ công anh 20g, Kim ngân hoa 20g, Cam thảo 8 g, sắc uống ngày một thang, bã đắp lên vết đau.
5- Chữa viêm tuyến vú: Sài đất tươi 50g, Bồ công anh 20g, Kim ngân hoa 20g, Thông thảo 20g, Cam thảo 8 g, sắc uống ngày một thang.
6- Chữa viêm Bàng quang: Sài đất tươi 50g, Bồ công anh 20g, Mã đề 20g, Cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang.
7- Chữa mụn nhọt, lở loét, chàm: Sài đất tươi 30g, Kim ngân hoa 15g, Thổ phục linh 10g, Bồ công anh 20g, sắc uống ngày một thang, bã đắp vào mụn nhọt…/.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013.




 CÂY MÃ ĐỀ

( Xa tiền thảo, Xa tiền tử)

           Thuốc Nam nhớ đến Mã đề,
           Thuộc là cây cỏ, sống bề lâu năm.
           Lá mọc thành cụm, quanh thân,
           Phiến lá hình trứng, có gân rõ ràng.
                                *    *
           Hoa dài, lưỡng tính hiên ngang,
           Thành bông hoa mọc, bốn hàng đối nhau.
           Tràng hoa tồn tại màu nâu,
           Quả nhiều hạt nhỏ, sắc màu bóng đen.
                                *    *
           Bãi hoang cây mọc bon chen,
           Nay được trồng, cấy khắp miền nước ta.
           Cây mọc từ hạt nở ra,
           Mùa trồng tốt nhất đó là sang thu.
                                 *    *
           Thu hoạch phơi, sấy từ từ,
           Đập dũ lấy hạt, cũng như lá dùng.
           Mã đề lắm tác dụng chung,
           Chữa ho, lợi tiểu, thường dùng xưa nay.
                                 *    *
           Chữa viêm cầu Thận rất hay,
           Bàng quang viêm cấp, dùng ngay khỏi liền.
           Tiểu tiện ra máu liên miên,
           Khí hư, tiêu chảy “Xa tiền” chữa luôn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Mã đề:
1- Lợi niệu, thông lâm, tiêu thũng: Hạt Mã đề 15g hoặc cả cây ( Xa tiền thảo) 30g, Phục linh 10g, Trạch tả 10g, Bạch truật 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
2- Chữa ỉa chảy, tiểu tiện bí: Hạt Mã đề 15g, Sơn tra 10g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa nôn mửa, mùa hè, ỉa chảy, viêm nhiệt, miệng khát, bí tiểu: Hạt Mã đề 10g, Bạch phục linh 10g, Trư linh 10g, Hương nhu 10g, Đảng sâm 10g, Đăng tăm 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
4- Chữa tăng Huyết áp: Hạt Mã đề 15g, Hạ khô thảo 10g, Tang ký sinh 10g, sắc uống ngày một thang.
5- Chữa phụ nữ Bạch đới ( khí hư), trị trùng doi ở Âm hộ: Hạt Mã đề 15g, Y dĩ 10g, Thương truật 10g, sắc uống ngày một thang.
6- Chữa ho, trừ đờm: Hạt Mã đề 15g, Cát cánh 10g, Cam thảo 3g, sắc uống ngày một thang.


Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013.





RỄ CỎ TRANH
( Bạch mao căn)

           Loại cỏ sống rất là dai,
           Thân rễ khoẻ chắc, lá dài có gân.
           Mặt trên lá nháp muôn phần,
           Mặt dưới lá nhẵn, nhìn gần thấy ngay.
                                 *    *      
           Hoa màu trắng bạc phơi bầy,
           Bông nhỏ, lông nhỏ phủ đầy tràng hoa.
           Tính hàn, vị ngọt tiết ra,
           Dùng chữa phiền khát, tiểu mà khó khăn.
                                  *    *
           Chữa người hay đổ máu cam,
           Trị viêm Thận cấp, “Mao căn” sẵn sàng.
           Tác dụng lợi tiểu, mát Gan,
           Chữa người hen suyễn, Bàng quang viêm phù.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Rễ cỏ tranh:
1- Chữa chứng phiền khát do nhiệt ở trong, hen do nhiệt, nôn mửa do vị nhiệt: Rễ Cỏ tranh 40g, sắc uống sau bữa ăn, ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
2- Chữa phù thũng do viêm Thận cấp, bí tiểu tiện, chữa hoàng đản do thấp nhiệt: Rễ Cỏ tranh 30g, vỏ quả Dưa hấu 30g, Râu ngô 10g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa ho gà: Rễ Cỏ tranh 15g, Cam thảo 5g, Sa sâm 10g, sắc uống ngày một thang.
4- Lợi tiểu: Rễ Cỏ tranh 30g, Râu ngô 40g, Xa tiền tử 20g, Hoa cúc 5g, sắc uống ngày một thang.
5- Điều trị viêm Thận cấp:
            a- Rễ Cỏ tranh 200g, sắc uống ngày một thang, ngày uống 2 ~ 3 lần,
           b- Rễ Cỏ tranh, Mã đề, Kim ngân hoa, Kim anh tử, Đậu đen, Huyết đằng, Kinh giới, Cỏ mần trầu, mỗi vị 10g, Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang, ngày uống 2 ~ 3 lần./.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013.




 CÂY XẠ CAN
( Cây Rẻ quạt)
           Nói về cây thuốc Xạ can,
           Loại cỏ thân rễ, lâu tàn, sống dai.
           Lá mọc thẳng đứng, nhọn dài,
           Thường trồng làm cảnh, bên ngoài mọc hoang.
                                  *    *
           Cây có vị đắng, tính Hàn,
           Giải độc, tán Huyết, sau làm đờm tiêu.
           Chữa người hen suyễn sớm chiều,
           Vú sưng, tắc sữa dùng tiêu tức thì.
                                  *    *
           Làm thuốc hạ sốt mỗi khi,
           Chữa đại, tiểu tiện nhiều kỳ không thông./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Xạ can:
1- Công dụng mát họng, giảm đau: Chữa các chứng nhiệt độc, viêm họng: Xạ can 100g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
       - Xạ can khô tán thành bột, hoà với nước, bôi vào chỗ khoang cổ chữa viêm họng cấp tính.
2- Trừ đờm, chặn hen: Chữa các chứng ho, hen, viêm họng cấp tính: Xạ can 10g, Hoàng cầm 10g, Cam thảo 5g, Cát cánh 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
3- Chữa ho, hen, khò khè, hen thể Hàn nhiều đờm: Xạ can 10g, Hoàng cầm 10g, Gừng 10g, Khoản đông hoa 10g, Ngũ vị tử 5g, Tế tân 5g, Bán hạ chế 10 g, Đại táo 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2013.





 CÂY ĐAN SÂM
( Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm).

           Là cây thảo Dược lâu năm,
           Có tên gọi khác: “ Huyết căn” đấy mà.
           Rễ nhỏ, hình trụ mọc ra,
           Lá kép mọc đối, thường là màu xanh.
                              *   *
          Gồm ba, bảy lá mỗi cành,
          Lá chét ở giữa, hình thành lá to.
          Mặt trên lá chét xanh tro,
          Mép lá như thấy chơi trò răng cưa.
                               *   *
          Đầu cành hoa mọc lưa thưa,
          Màu đỏ, tím nhạt, khi vừa nở ra.
          Tháng tư, tháng sáu ra hoa,
          Tháng bảy, tháng chín quả mà chín cây.
                               *   *
         Có những tác dụng sau đây:
         Trước là hoạt Huyết, sau này Kinh thông.
         Ngăn ngừa hiện tượng máu đông,
         Làm giãn động mạch, lưu thông mạch vành.
                                *    *
         Chữa người ra Huyết hôi tanh,
         Không đều kinh nguyệt, còn hành bế kinh.
         Dùng trừ mụn nhọt phát sinh,
         Thần kinh suy nhược, động kinh chữa liền.
                                *    *
         Chữa người mất ngủ triền miên,
         Muốn nhanh khỏi bệnh, đến phiền Đan sâm./.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Đan sâm:
1-Hoạt Huyết, điều kinh: Chữa kinh nguyệt không đều:
               - Đan sâm 12g, Trạch lan 10g, Hương phụ 10g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
               - Đan sâm, Đương quy, Tiểu hồi hương, mỗi vị 10 ~ 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
2-Trừ ứ, giảm đau:
             - Chữa các chứng đau do ứ trệ: Đan sâm, Sa nhân, mỗi vị 10 ~ 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
             - Chữa ung thư Gan, vàng da, đau dữ dội: Đan sâm 10g, Đương quy 10g, Đậu ván trắng 10g, Bạch tật lê 10g, Hồng hoa 6g, Hương phụ 6 g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
3- Chữa đau vùng tim, vùng bụng do Huyết ứ, Khí trệ: Đan sâm 15g, Đương quy 10g, Nhũ hương 5g, Một dược 5g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
                                                                                             Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2013.





HẠT CẢI TRẮNG
( Bạch giới tử)

           Loại thảo, cây sống hàng năm,
           Lá đơn có cuống, thường nằm so le.
           Hoa trùm, khi nở vàng hoe,
           Bốn dài, hai ngắn nhị khoe bên ngoài.
                                 *    *
           Mỗi hoa có bốn cánh dài,
           Hoa là lưỡng tính, cả đài lộ ra.
           Quả dài, lông phủ lớp da,
           Có bốn, năm hạt sắc mà vàng nâu.
                                 *    *
           Dược liệu: Hạt nhỏ hình cầu,
           Mặt ngoài trắng xám, hoặc màu vàng thau.
           Bên trong hạt trắng, không màu,
           Hăng cay vị chát, chất dầu tiết ra.
                                *    *
           Mùa thu gặt, hái về nhà,
           Phơi khô, bứt vỏ, hạt mà sấy thêm.
          Công dụng chữa chứng ho, hen,
          Trừ Đàm, ôn Phế, trị thêm ngực đầy.
                                 *    *
          Thông kinh, chỉ thống càng hay,
          Trị trong bụng lạnh, hơi đầy đưa lên.
          Chữa ai nhức khớp ngày đêm,
          Cổ mà lao hạch, thuốc trên chữa liền…/.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt Cải trắng:
1- Trừ đờm, chữa ho: Chữa các chứng bệnh do đờm lạnh làm trở ngại hô hấp, ho, hen, suyễn đờm nhiều, loãng, tức ngực: Hạt Cải trắng ( Bạch giới tử) 10g, hạt Củ cải ( La bạc tử) 10g, hạt Tía tô ( Tô tử) 10g, sắc uống ngày một thang.
2- Hành trệ ( Lưu thông những thứ bị ứ đọng), giảm đau: Chữa các chứng đờm tắc, khó thở, tay chân các khớp đau nhức: Hạt Cải trắng 10g, Một dược 10g, Mộc hương 10g, hạt Gấc5g, sắc uống ngày một thang.
3 – Trừ độc, tiêu nhọt: Chữa áp xe lạnh ( âm thư) nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu: Hạt Cải trắng, Hành củ một lượng như nhau; Hạt Cải trắng tán thành bột, giã nhỏ Hành củ, hai thứ trộn đều đắp lên chỗ bị nhọt, nổi hạch; ngày đắp một lần, làm 2 ~ 3 lần./.
                                                                                            Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013.



HẾT PHẦN THỨ NHẤT
------------------------------------------------------------------------------















0 nhận xét: