Phần thứ hai
NHỮNG CÂY THUỐC QUÝ
VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN VIỆT NAM
Để chữa bệnh cứu người.
VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN VIỆT NAM
Để chữa bệnh cứu người.
(Tiếp theo phần thứ nhất)
Người sưu tầm và phổ Thơ: Lương y, Nhà thơ Ngô Công Tình.
........…....…….…..…….* * *……….......................…
Mục đích:
Nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cùng đông đảo các độc giả trong và ngoài nước để tham khảo, nghiên cứu. Từ đó mà áp dụng những bài thuốc Nam, trong dân gian Việt Nam vào việc phòng bệnh, chữa bệnh cho mình, người thân của mình và nhân dân trong cộng đồng Dân tộc...
Các bài thuốc này đều dùng từ những cây, cỏ, hoa, lá, hạt, vỏ, rễ, con vật... có trong nước để làm thuốc chữa bệnh được ( Những vị thuốc này hết đều sinh trưởng ở Việt Nam, và một số vị thuốc còn phải nhập ngoại )
Thuốc Nam chữa bệnh đạt hiệu quả cao, lại rẻ tiền, dễ kiếm, nơi nào cũng có. Đã được nhân dân ta nối tiếp nhau, truyền tụng từ ngàn năm cho đến nay.
Đây là những bài thuốc sẽ khác những bài thuốc theo Cổ phương (trong Phương tễ học), có trong “ Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh” của Lương y. Sách này đã được xuất bản và lưu hành rộng rãi trong nhân dân, cũng như các độc giả trong và ngoài nước đón nhận, từ quý IV năm 2011.
Thuốc Nam chữa bệnh đạt hiệu quả cao, lại rẻ tiền, dễ kiếm, nơi nào cũng có. Đã được nhân dân ta nối tiếp nhau, truyền tụng từ ngàn năm cho đến nay.
Đây là những bài thuốc sẽ khác những bài thuốc theo Cổ phương (trong Phương tễ học), có trong “ Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh” của Lương y. Sách này đã được xuất bản và lưu hành rộng rãi trong nhân dân, cũng như các độc giả trong và ngoài nước đón nhận, từ quý IV năm 2011.
- Những tư liệu này, được coi là " Bản quyền" của Tác giả Ngô Công Tình, do chính Tác giả sưu tầm, biên soạn, phổ thơ, được giới thiệu và đăng trên WWW: ngocongtinh.nghesi.vn , bắt đầu từ tháng 5 năm 2013 trở đi.
- Những tư liệu này, sẽ được lưu trữ lâu dài về sau trên Website của tác giả. Nhằm giúp cho các thế hệ độc giả trong và ngoài nước đón đọc, tham khảo.
- Đồng thời, mọi người cũng nên giới thiệu cho các thành viên trong gia đình mình và bạn bè biết về những giá trị chữa bệnh của thuốc Nam - nguồn thuốc vô tận của Việt Nam chúng ta. Từ đó, mọi người hãy áp dụng những bài thuốc đó, vào việc phòng bệnh và chữa bệnh cứu người...
- Độc giả nào có nhu cầu cần trao đổi gì, hãy liên hệ với Tác giả theo:
Email : ngocongtinh48@gmail.com hoặc Facebook: Ngocongtinh,- Những tư liệu này, sẽ được lưu trữ lâu dài về sau trên Website của tác giả. Nhằm giúp cho các thế hệ độc giả trong và ngoài nước đón đọc, tham khảo.
- Đồng thời, mọi người cũng nên giới thiệu cho các thành viên trong gia đình mình và bạn bè biết về những giá trị chữa bệnh của thuốc Nam - nguồn thuốc vô tận của Việt Nam chúng ta. Từ đó, mọi người hãy áp dụng những bài thuốc đó, vào việc phòng bệnh và chữa bệnh cứu người...
- Độc giả nào có nhu cầu cần trao đổi gì, hãy liên hệ với Tác giả theo:
Điện thoại di động: 0912 53 41 51.
.................................................................* *.................................................................
Tổng số: 43 bài, đã đăng trên trang này ( Phần thứ hai).
- Mỗi cây thuốc sẽ được minh họa bằng một bài thơ Lục bát và được giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh điển hình từ những cây thuốc đó.
- Mỗi cây thuốc sẽ được minh họa bằng một bài thơ Lục bát và được giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh điển hình từ những cây thuốc đó.
- Những bài đăng về sau, sẽ được đăng trên đầu trang, tiếp theo là các bài đã đăng trước đó, cho đến hết.
- Gồm các bài Thơ là các cây thuốc đã đăng, như sau:
Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Xuyên khung, Bạch truật, Bạch thược, Đương quy, Hoa hiên, Ổi, Nhãn, Sung, Nhót, Bạch hoa xà, Táo ta, Mơ, Bưởi, Đào, Chanh, Nấm Linh chi, Dâu rượu, Hồ đào, Mạch môn đông, Thiên môn đông, Cỏ xước, Hoa cứt lợn, Hồng hoa, Bạch cập, Kỷ tử, Nhàu, Kim anh, Ý dĩ, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Đan sâm, Phá cố chỉ, Huyền sâm, Vải, Gấc, Na, Xoài, Dưa hấu, Sầu riêng, Măng cụt ( cuối trang).- Gồm các bài Thơ là các cây thuốc đã đăng, như sau:
CÂY NHÂN SÂM
( Dã nhân sâm, Viên sâm)
Còn tên gọi Dã nhân sâm,
Cây thuộc họ “ Ngũ gia bì”,
Đứng đầu các thuốc Đông y, đấy mà.
*
*
Hình người, rễ lớn mọc ra,
Cho nên mới gọi, đó là: “ Nhân sâm”.
Cây cao chừng sáu chục phân,
Lâu năm nó sống, đa phần sống dai.
*
*
Mọc vòng, lá có cuống dài,
Trông như chân vịt, hình hài trên đây.
Lá chét hình trứng đây này,
*
*
Thời gian thấm thoát thoi đưa,
Ba năm cây lớn, cũng vừa ra hoa.
Mùa hạ, hoa nở cả ra,
Cụm hoa hình tán, mọc ra đầu cành.
*
*
Cánh hoa màu sắc nhạt xanh,
Hai núm, bầu hạ bao quanh nhị vàng.
Hơi dẹt, quả những mỏng tang,
Vỏ ngoài khi chín, chuyển sang đỏ màu.
*
*
Cây trồng, được 6 năm sau,
Tháng 9 thu hoạch, cùng nhau đem dùng.
Nhân
sâm, thuốc quý nói chung,
Vào Tỳ, Phế, Thận, đi cùng Can, Tâm.
*
*
Nói về tính, vị Nhân sâm:
Tính ôn, vị ngọt, hơi phần đắng cay.
Vào kinh Tỳ, Phế nhanh thay,
Trước là bổ dưỡng, sau này sinh Tân.
*
*
Đại bổ Khí, Huyết, định thần,
Dùng chữa hư Phế, hoặc phần Tỳ hư.
Phụ nữ ra lắm khí hư,
Sợ hãi, tiêu khát, Vị hư đem dùng.
*
*
Chữa người suy nhược nói chung,
Ra mồ hôi lắm, lạnh vùng chân tay.
Chữa chứng đau ruột, dạ dày,
Làm tăng tuổi thọ, thuốc hay vô cùng./.
Một số công dụng chữa
bệnh dùng từ cây Nhân sâm:
2- Tỳ, Vị kém biểu hiện như kém
ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng, phân lỏng: Dùng Nhân sâm với Bạch truật,
Phục linh và Cam thảo trong bài: “ Tứ
Quân Tử Thang”, gồm: Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, mỗi
vị 10g; Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.
3- Thiếu Khí ở Phế biểu hiện như
thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi: Dùng Nhân sâm với Cáp giới
(Tắc kè) trong bài: “Nhân sâm, Cáp Giới thang”, gồm: Nhân
sâm, Cáp giới, Hạnh nhân, Phục linh, Bối mẫu, Tang bạch bì, Tri mẫu,
mỗi vị 10g; Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.
4- Tiểu đường hoặc
kiệt Khí và dịch cơ thể bị bệnh do sốt gây ra, biểu hiện như khát, ra mồ hôi,
kích thích thở nông và mạch yếu: Dùng Nhân sâm với Mạch môn đông và Ngũ vị
tử trong bài “Sinh Mạch thang”, gồm: Nhân sâm, Mạch môn đông, mỗi vị 10g;
Ngũ vị tử 5g. Sắc uống ngày một thang.
- Nếu kèm với sốt: Dùng Nhân sâm với Thạch cao và Tri mẫu,
trong bài: “ Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang” , gồm: Bố
chính sâm, Bạch truật, Mạch môn, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử, Liên nhục, mỗi vị
10g; Cam thảo, Phụ tử chế, mỗi vị 5g. Sắc uống ngày một thang.
5- Kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng, mất ngủ, mơ ngủ và hay quên: Dùng phối hợp Nhân
sâm với Toan táo nhân và Đương quy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
6- Bất lực ở đàn ông hoặc ở phụ nữ:
Dùng một mình Nhân sâm hoặc phối hợp với Lộc nhung và Từ hà xa (nhau thai).
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, sắc uống ngày
một thang.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ mới sinh đẻ, Huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ Huyết đều
không nên dùng.
Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp.
Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016.
CÂY HOÀNG KỲ
Trên đây là cây Hoàng kỳ,
Cây cao gần mét đã nêu,
Thuộc nhà họ Đậu, chúng đều sống lâu.
* *
Rễ dài, mọc tới đất sâu,
Có màu vàng đỏ, hay nâu vỏ ngoài.
Thân cây mọc thẳng, mảnh mai,
So le, lá kép, cành dài vươn xa.
* *
Mỗi chùm có rất nhiều hoa, sắc vàng.
Quả giáp mỏng dẹt, tỏa ngang,
Quả giáp mỏng dẹt, tỏa ngang,
Đầu dài, hình nhọn, rõ ràng ngắn lông.
* *
Tính ôn, vị ngọt, độc không,
Chữa bệnh trẻ nhỏ, đàn ông, đàn bà.
Ích Khí, tống đạt độc ra,
Tiêu ung, trừ nhọt, mủ là hết ngay.
* *
Chữa người suy nhược lâu ngày,
Tỳ hư, ỉa lỏng, chân tay rã rời.
Còn chữa ra lắm mồ hôi,
Thận viêm mạn tính, Tim thời đập nhanh.
* *
Trị da, sắc mặt vàng xanh,
Huyết hư, mất máu, lại hành sốt cao.
Toàn thân phù thũng, người nào?
Hoàng
kỳ có sẵn, uống vào khỏi luôn./.
Một số công dụng chữa
bệnh dùng từ cây Hoàng kỳ:
1-Trị cơ thể suy
nhược ra mồ hôi, dùng bài:
Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 15g; Bạch truật, Phòng
phong mỗi thứ 10g, tán bột mịn trộn ;đều, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày uống 2 lần,
pha rượu hoặc sắc nước uống.
2-Trị chứng huyết hư
có sốt hoặc sau khi mất nhiều máu, dùng bài:
Đương qui bổ huyết thang (
Nội ngoại thương biện hoặc luận): Hoàng kỳ 15g, Đương quy 10g, sắc
uống ngày một thang.
3- Trị chứng sốt kéo
dài lâu ngày không khỏi, thường gặp trong các bệnh mạn tính cơ thể hư nhược,
dùng bài Bổ trung ích khí thang để chữa gọi là phép " Cam ôn trừ đại
nhiệt".
Bổ trung ích khí thang ( Tỳ vị luận): Hoàng kỳ 15g; Bạch truật,
Đảng sâm, Đương qui, mỗi thứ 10g; Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 5g; Thăng ma, Chích
thảo mỗi thứ 5g, có thể gia thêm một số thuốc tư âm thanh nhiệt như: Huyền sâm
10g, Tri mẫu 10g. Sắc uống ngày một thang.
4- Trị ung nhọt sang
thương lâu ngày không làm mủ hoặc nhọt lở loét khó liền miệng, thường dùng bài:
a- Hoàng kỳ nội thác thang: Hoàng
kỳ 15g, Đương qui 10g, Xuyên khung 10g, Bạch truật 10g, Kim ngân hoa 15g;
Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Trạch tả mỗi thứ 10g, Cam thảo 5g, Sắc uống
ngày một thang.
b- Tứ diệu thang: Hoàng kỳ, Kim ngân hoa,
mỗi thứ 20g, Đương qui 15g, Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang ( Trị nhọt lở do cơ thể hư mà lâu lành).
5- Trị chứng phù toàn
thân do tâm Thận dương hư: dùng các bài:
a - Phòng kỷ Hoàng kỳ thang: Hoàng
kỳ 10g, Phòng kỷ 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo 5g, Gừng tươi 10g, Đại
táo 3 quả, sắc uống ngày một thang ( Trị
viêm thận mạn, phù, ra mồ hôi, sợ gió).
b-
Hoàng kỳ
20 - 40g, sắc nước uống ngày một thang. Cũng trị viêm Thận mạn, đạm niệu, phù
toàn thân.
6- Trị đau nhức các
khớp do cơ thể suy nhược, khí huyết hư, dùng bài:
Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ 15g, Bạch thược
10g, Quế chi 5g, Sinh khương 10g, Đại táo 3 quả, sắc nước uống ngày một thang,
7-
Trị nôn ra máu không dứt: Hoàng kỳ 10g, Tử bối phù bình
20g, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước Gừng và Mật.
8- Trị mồ hôi tự ra: Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 40g, Phòng phong 40g, tán
bột. Mỗi lần dùng 10g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống ngày một thang.
9- Trị ung thư (mụn
nhọt) lâu ngày có mủ mà không vỡ ra: Hoàng kỳ 15g, Đương quy 10g, Tạo giác thích 5g, Xuyên
khung 10g, Xuyên sơn giáp (sao) 5g, sắc uống ngày một thang.
10- Trị ung thư (mụn
nhọt) phá mủ mà vết thương không gom miệng: Hoàng kỳ 10g, Cam thảo 5g,
Mẫu lệ 10g, Ngũ vị tử 5g, Nhân sâm 10g, Phục linh 10g, Sinh khương 10g. Sắc
uống ngày một thang.
11- Trị tiểu tiện không
thông: Hoàng
kỳ 15g, nước 2 chén, sắc còn 1 chén, uống nóng. Trẻ con dùng phân nửa.
12- Trị bạch trọc do
khí hư ( phụ nữ): Hoàng kỳ (sao với muối) 20g, Phục linh 40g,
tán bột, mỗi lần uống 10g, với nước, lúc đói./.
Hà
Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016.
CÂY NGƯU TẤT
( Cỏ xước, Hoài ngưu tất).
Ngưu
tất làm thuốc tuyệt vời,
Thuộc loại cây cỏ, họ thời nhà Giên.
Thường cao một mét, lâu niên cao nhiều.
* *
Lá ra mọc đối, đã nêu,
Dài hơn một tấc, rộng chiều bốn phân.
Lá trông nổi rõ đường gân,
Mép nguyên, đầu nhọn, có phần hình tim.
* *
Cụm họa khoe sắc, ưa nhìn,
Thành bông hoa nở, nó xin đầu cành.
Trước vào kinh Thận, sau dành vào Can.
* *
Tác dụng bổ Thận, mát Gan,
Hành ứ, phá Huyết, đánh tan phù nề.
Làm thuốc chữa bệnh tốt ghê,
Trị đau xương cốt, không hề còn đau.
* *
Hành kinh đau bụng trước, sau.
Không đều kinh nguyệt đã lâu, chữa liền.
Dạ dày đau đớn liên miên,
Nhức đầu, hoa mắt ưu tiên đem dùng.
*
*
Thuốc quý: Ngưu tất, Xuyên khung,
Là thuốc hoạt Huyết, phối cùng với nhau.
Đều là thuốc bổ, chữa đau.
Những ai chữa bệnh, bảo nhau mà làm./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Ngưu tất:
1 - Chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Ngưu
tất 30g, lá Diễn, Đơn buốt, mỗi vị 20g, sắc uống ngày một thang, dùng
trong 5 ngày.
2- Giảm triệu chứng tiền mạn kinh (nhức đầu, khó ngủ...): Ngưu tất 25g, Hạt muồng
sao 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
3: Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận giai đoạn sớm (phù
thũng, đái són, đái vàng thẫm,...): Ngưu tất 20g; rễ Cỏ tranh, Mã đề, Mộc
thông, Huyết dụ, lá Móng tay, Huyền sâm, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia 3 lần.
5- Điều trị viêm khớp dạng thấp: Ngưu
tất 15g, Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 16g, Dây Đau xương 16g; Tục đoạn, Đương
quy, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Tần giao, mỗi vị 10g, Cam thảo 5g. Sắc
uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần
Lưu ý: Không
dùng cho người có thai./.
Hà
Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016.
CÂY XUYÊN KHUNG
( Khung cùng, Tang ky).
Thường tên hay gọi Xuyên khung,
Còn tên gọi khác, Khung cùng, Tang ky.
Nguồn gốc vị thuốc, tỉnh thì: “ Tứ xuyên”.
* *
Là cây thảo mộc lâu niên,
Sống lâu, mọc thẳng, thân viền đường gân.
So le, lá kép 3 lần,
Cuống lá, ước tới 10 phân chiều dài.
* *
Năm đôi lá chét không sai,
Cuống nào cũng thấy, rất dài giống nhau.
Đến mùa hoa nở, có màu trắng tinh.
* *
Xuyên
khung vào tới 3 kinh,
Là Can, cùng Đởm, tiếp kinh Tâm bào.
Tác dụng chữa áp Huyết cao,
Không đều kinh nguyệt, uống vào khỏi ngay.
* *
Còn chữa đau đớn dạ dày,
Bán thân bất toại, chân tay tê bì.
Chứng ngực, bụng trướng mỗi khi,
Nhức đầu, hoa mắt dùng thì hết luôn./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Xuyên
khung:
1- Trị phụ nữ có thai
trong bụng đau:
Xuyên
khung 10g, A giao 15g, Cam thảo 5g, Ngải diệp, Đương quy, Bạch thược,
mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. 2- Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm: Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
3- Trị cơ thể và các khớp đau nhức: Xuyên khung, Bạc hà, Tế tân, Khương hoạt, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới, mỗi vị 10g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
4- Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau: Dùng Xuyên khung, Thiên thai ô dược, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
5- Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Đương quy, Bạch thược, mỗi vị 10g Sắc uống ngày một thang.
6- Trị hành kinh bụng đau (do Huyết ứ): Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
7- Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, mỗi vị 10g,
8- Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Hồng hoa, Quy vĩ, Chỉ xác, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
9- Trị đầu đau: Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa.
- Do phong hàn: Thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong;
- Do phong nhiệt: Thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều;
- Do phong thấp: Thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản;
- Do huyết ứ: Thêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương.
Mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2016.
CÂY BẠCH TRUẬT
( Ứ truật, Đông truật, Triết truật)
Bạch
truật, vị thuốc Đông y,
Cao chừng 8 tấc, đâu sai,
Phía sau phần lá, cuống dài bám thân.
* *
Phiến dài chia tới 3 phần,
Ba thùy rõ rệt, trông gần là riêng.
Ở ngọn, lá đứng đầu tiên,
Không chia chùy nữa, mép viền răng cưa.
* *
Hình đầu, hoa lớn vừa vừa,
Tràng hoa hình ống, lưa thưa trắng màu.
Mỗi hoa chia tách trước, sau 5 thùy.
* *
Bạch
truật, thuốc quý Đông y,
Vị ngọt, hơi đắng, sau thì tính ôn.
Tác dụng kiện Vị, hóa đờm,
Hòa trung, lợi tiểu, mạnh hơn bổ Tỳ.
* *
Chữa chứng thủy thũng mỗi khi,
Trị mồ hôi trộm, sau thì an thai.
Tỳ hư, trướng mãn kéo dài,
Không yên thai khí…hãy sài Truật đây./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Bạch
truật:
1- Trị phong thấp ban chẩn ngứa ngáy:
Bạch
truật tán nhỏ uống mỗi lần 1 thìa Cafe với rượu, ngày hai lần.2- Trị các loại Tỳ, Vị bị hư tổn: Bạch truật 500g, Nhân sâm 500g, ngâm với nước một đêm rồi nấu với lửa liu riu thành cao, khi dùng hòa với mật ong, dùng uống hàng ngày.
3- Trị tay chân phù thũng: Bạch truật 120g, Mỗi lần dùng 20g, thêm 3 trái táo, sắc với một chén rưỡi nước còn chín phần uống nóng, ngày uống 3-4 lần.
4- Trị sản hậu trúng hàn, lạnh toát cả người, cấm khẩu bất tỉnh: Bạch truật 40g, Trạch tả 40g, gừng sống 20g, sắc với một chén nước, uống trong ngày.
5- Trị Tỳ hư, ra mồ hôi trộm: Bạch truật 160g, thái lát, dùng 40g sao với Mẫu lệ, 40g, sao với Thạch hộc, 40g sao với cám gạo, xong chỉ lấy Truật tán bột, mỗi lần uống 15g với nước cơm, ngày 3 lần.
6- Trị sản hậu bị nôn mửa: Bạch truật 50g, Gừng sống 50g, rượu và nước mỗi thứ hai thăng, sắc còn một thăng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
7- Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Bạch truật 10g, Cam thảo 5g, Can khương 10g, Đảng sâm 10g. Sắc uống ngày một thang.
8- Trị thai động không yên: Bạch truật, Chỉ xác (sao cám), hai vị bằng nhau, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi tháng uống một lần 30 viên với nước nóng, trước khi ăn .
9- Trị phụ nữ có thai bị phù: Bạch truật 10g, Đại phúc bì 10g, Địa cốt bì 10g, Ngũ gia bì 10g, Phục linh 15g, Sinh khương bì 10g. Sắc uống ngày một thang.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2016.
CÂY BẠCH THƯỢC-
( Thược dược).
Bạch
thược làm thuốc ai quên,
Còn gọi
Thược dược, cái tên vẫn dùng.
Là cây thường sống, vô cùng lâu năm.
* *
Cây này mọc đứng, thẳng băng,
So le lá mọc, nói rằng sát nhau.
Lá chùy đứng trước, đứng sau,
Tựa như hình trứng, giống nhau nhọn đầu.
* *
Hoa ra đơn độc, trắng màu,
Tháng năm, mùa hạ bắt đầu trổ hoa.
Thời gian thấm thoát trôi qua,
Chuyển sang tháng 7, quả là chín cây.
* *
Được trồng nơi đó, nơi đây,
Bạch
thược làm thuốc tuyệt vời,
Vào Tỳ, cùng Phế, đồng thời vào Can.
* *
Tác dụng dưỡng Huyết, nhuận Gan,
Liễm âm, lợi tiểu, chữa sang nhức đầu.
Trị chứng tả lỵ, bụng đau,
Chân tay nhức mỏi, ngực đau chữa liền.
* *
Chữa chứng táo bón kinh niên,
Tai ù, hoa mắt, triền miên váng đầu.
Chữa người kinh bế đã lâu,
Không đều kinh nguyệt, quá lâu chưa đều.
* *
Bạch
thược, thuốc quý đã nêu,
Tác dụng chữa bệnh, với nhiều công năng.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Bạch
thược:
1-Trị cơ co giật: Bạch
Thược 15g, Cam Thảo 5g, sắc uống
ngày một thang.
2- Trị can khí bất hòa sinh ra
đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và các chứng tiêu chảy, bụng đau: Bạch
Thược (tẩm rượu) 15g, Chích thảo
5g, sắc uống ngày một thang.
3- Trị lỵ tiêu ra máu mủ: Bạch
Thược, Đương Quy, Hoàng Liên, Binh Lang, Mộc Hương , Đại Hoàng, Hoàng
Cầm, Quan Quế, mỗi vị 10g, Chích Thảo 5g, sắc uống ngày một thang.
4 -Trị Can âm bất túc gây ra đầu
váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê: Bạch Thược , Đương Quy,
Thục Địa, Toan táo nhân, Mạch Môn, Xuyên khung, Mộc qua, mỗi vị 10g, Cam thảo 5g,
sắc uống ngày một thang.
5- Trị bụng đau, tiêu chảy: Bạch
Thược sao 10g Trần bì 5g, Phòng phong 10g, sắc uống ngày một thang.
6-
Trị bụng đau, kiết lỵ: Bạch Thược, Hoàng cầm, mỗi vị 10g,
Cam thảo 5g, sắc uống ngày một thang.
7-
Trị có thai đau bụng lâm râm: Bạch Thược , Đương quy,
Xuyên khung, Phục linh, Bạch truật, Trạch tả, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
8-
Trị băng lậu hạ huyết, rong kinh, ốm yếu gầy mòn: Bạch Thược, Thục địa, Can
khương, Quế chi, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi vị 10g, sắc
uống ngày một thang.
9-
Trị bụng đau lúc hành kinh: Bạch thược, Đương qui, Hương phụ,
Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa, mỗi thứ 10g, Cam thảo 5g. sắc uống ngày một thang.
10-Trị táo bón kinh
niên : Bạch Thược 10g, Cam Thảo 5g, sắc uống ngày một thang.
Thường dùng 2-4 thang thì khỏi.
Trường hợp táo bón kinh niên, mỗi tuần dùng 1 thang .
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016.
CÂY ĐƯƠNG QUY
( Cây Tần quy, Vân quy).
Đương
quy còn gọi Tần quy,
Hay tên gọi khác, Vân quy đấy mà.
Thuộc cây loại nhỏ, sống là rất lâu.
* *
Thân cây rãnh có, tím màu,
Cao chừng tám tấc, lá màu tươi xanh.
So le lá mọc từng nhành,
Cánh sẻ, lá chét đầu cành thanh thanh.
* *
Đua nhau, hoa nở rất nhanh,
Có màu xanh trắng, họp thành cụm hoa.
Tháng 7, tháng 8 mùa hoa,
Có rìa, quả bế khoe ra tím màu.
* *
Tính ôn, vị ngọt, có dầu, hơi cay.
Tác dụng bổ Huyết rất hay,
Hoạt trường, nhuận táo, sau này điều kinh.
* *
Thường dùng chữa bệnh " hành kinh",
Chữa ai đau bụng, thấy kinh hàng kỳ.
Không đều kinh nguyệt mỗi khi,
Dùng thuốc dạng sắc, uống thì đều ngay.
* *
Còn chữa đau nhức chân tay,
Nhức đau vùng rốn, Quy này chữa luôn.
Phụ nữ sau đẻ chớ buồn,
Suy nhược cơ thể, dùng thường khỏe ra.
* *
Máu cam mà cứ chảy ra,
Đương
quy sẵn có, dùng là cầm ngay.
Chữa ai mất ngủ đêm, ngày,
Táo
nhân, Viễn chí, Quy này phối
chung.
* *
Đương
quy thật quý vô cùng,
Làm thuốc chữa bệnh, nhớ dùng Quy đây./.
Một số công dụng chữa
bệnh dùng từ cây Đương quy:
1- Trị phụ nữ khi đẻ mắc nhiều bệnh: Đương quy 16g, Thục địa 12g, Xuyên khung 6g, Bạch thược 8g, Gừng khô (sao đen) 4g, Đậu đen sao 8g, Trạch lan 8g, Ngưu tất 8g, Ích mẫu thảo 12g, Bồ hoàng 10g. Sắc uống ngày một thang.
2- Trị sau khi đẻ huyết thượng hành công tim: Đương quy 16g, Ích mẫu 14g, Bồ hoàng 10g, Ngưu tất 14g, Hồng hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.
3- Trị phụ nữ huyết bế khó có con: Đương quy 16g, Bạch giao 8g, Địa hoàng 14g, Thược dược 12g, Tục đoạn 8g, Đỗ trọng 12g. Sắc uống ngày một thang.
4- Trị mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu… gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: Đương quy 80g, Xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
5- Phụ nữ có thai, đái khó: Đương quy, Xuyên bối mẫu, Khổ sâm, các vị lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, viên với mật ong to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3 viên, sau tăng dần đến 10 viên.
6- Phụ nữ mang thai bị đau bụng. Đương quy 120g, Thược dược 600g, Phục linh 160g, Bạch truật 160g, Trạch tả 300g, Xuyên khung 120g. Tất cả tán mịn, bỏ lọ, dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.
7- Chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng: Đương quy 12g, Bạch thược 8g, Thục địa 12g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
8- Chữa các chứng tý (tê, đau): Đương quy 12g, Quế chi 8g, Thương thuật 10g, Cúc hoa 6g, Ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
9- Trị ra mồ hôi trộm: Đương quy 12g, Hoàng kỳ 10g, Sinh địa 8g, Thục địa 8g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 6g. Sắc uống ngày một thang.
10- Trị tâm huyết hư, không ngủ được: Đương quy 12g, Toan táo nhân 8g, Viễn chí 10g, Nhân sâm 10g, Phục thần 10g. Sắc uống ngày một thang.
11- Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: Đương quy 40g, Tế tân 4g, Tục đoạn 12g, Đỗ trọng 12g, Độc hoạt 12g, Lưu kỳ nô 8g, Chỉ xác 12g, Cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối./.
1- Trị phụ nữ khi đẻ mắc nhiều bệnh: Đương quy 16g, Thục địa 12g, Xuyên khung 6g, Bạch thược 8g, Gừng khô (sao đen) 4g, Đậu đen sao 8g, Trạch lan 8g, Ngưu tất 8g, Ích mẫu thảo 12g, Bồ hoàng 10g. Sắc uống ngày một thang.
2- Trị sau khi đẻ huyết thượng hành công tim: Đương quy 16g, Ích mẫu 14g, Bồ hoàng 10g, Ngưu tất 14g, Hồng hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.
3- Trị phụ nữ huyết bế khó có con: Đương quy 16g, Bạch giao 8g, Địa hoàng 14g, Thược dược 12g, Tục đoạn 8g, Đỗ trọng 12g. Sắc uống ngày một thang.
4- Trị mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu… gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: Đương quy 80g, Xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
5- Phụ nữ có thai, đái khó: Đương quy, Xuyên bối mẫu, Khổ sâm, các vị lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, viên với mật ong to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3 viên, sau tăng dần đến 10 viên.
6- Phụ nữ mang thai bị đau bụng. Đương quy 120g, Thược dược 600g, Phục linh 160g, Bạch truật 160g, Trạch tả 300g, Xuyên khung 120g. Tất cả tán mịn, bỏ lọ, dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.
7- Chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng: Đương quy 12g, Bạch thược 8g, Thục địa 12g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
8- Chữa các chứng tý (tê, đau): Đương quy 12g, Quế chi 8g, Thương thuật 10g, Cúc hoa 6g, Ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
9- Trị ra mồ hôi trộm: Đương quy 12g, Hoàng kỳ 10g, Sinh địa 8g, Thục địa 8g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 6g. Sắc uống ngày một thang.
10- Trị tâm huyết hư, không ngủ được: Đương quy 12g, Toan táo nhân 8g, Viễn chí 10g, Nhân sâm 10g, Phục thần 10g. Sắc uống ngày một thang.
11- Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: Đương quy 40g, Tế tân 4g, Tục đoạn 12g, Đỗ trọng 12g, Độc hoạt 12g, Lưu kỳ nô 8g, Chỉ xác 12g, Cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2016.
( Cây Hoàng hoa, Kim trâm i, Huyền thảo, lê lô, Lộc thông).
Hoa
hiên còn gọi Hoàng hoa,
Lê lô, Huyền
thảo, hoặc là Lộc thông.
Thân rễ nhỏ, ngắn; lá trông rất dài.
* *
Ba phân chiều rộng chẳng sai,
Chiều dài năm tấc, vươn dài mãi ra.
Trục thân phân, tách mang hoa,
Thường cao bằng lá, còn là rất cao.
* *
Tràng hoa hình phễu nhìn vào,
Sắc màu vàng đỏ, hoa nào cũng thơm.
Xẻ thành sáu cánh, không hơn,
Nụ hoa hé nở, xanh rờn lá non.
*
*
Quả hình ba cạnh, nhỏ con,
Hạt thì nhẵn bóng, lại còn sắc đen.
Làm thuốc chữa bệnh, lại thèm ăn canh.
*
*
Hoa hiên vị ngọt, tính lành,
Làm thuốc lợi tiểu, tiểu nhanh tức thì.
Chữa ai sưng vú mỗi khi,
Sốt cao, thủy thũy dùng thì khỏi ngay.
*
*
Chữa đau xương khớp hàng ngày,
Hoặc nôn ra máu, lại hay da vàng.
Còn chữa bệnh chảy máu cam,
Hoa
hiên sẵn có, hãy làm thuốc
ngay./.
Một số công dụng chữa
bệnh dùng từ cây Hoa hiên :
1- Hoa:
- Từ lâu Hoa hiên hầm
với thịt gà là món ăn đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, tết. Canh hoa hiên có tác
dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu.
- Theo Thập tam phương
gia giảm của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và
uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai.
- Để cầm máu trong
trường hợp chảy máu cam, lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống,
dùng bã nút vào lỗ mũi.
2- Rễ:
- Rễ cây Hoa
hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để
uống chữa chứng chảy máu cam do nhiệt, dùng rễ Hoa hiên giã đắp chữa mụn
nhọt.
3- Lá:
- Lá cây Hoa
hiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu: Cách chế biến và cách dùng như
hoa.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa
hiên 15g, Ích mẫu thảo 12g, NgảI cứu 12g, rễ Củ gai 20g. sắc uống ngày
một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ Hoa hiên 15g, Mã đề
12g, râu Ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống
liền 5-10 ngày.
- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa
hiên 10g, lá Dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá Dâu tằm
20g, lá Vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong
râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
- Tắc tia sữa: Hoa hiên 12g, Bồ công anh
40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
Chú ý: Không dùng Hoa hiên để ăn sống vì sẽ
bị ngộ độc./.
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2016
CÂY ỔI
( Còn gọi là Ủi, Phan thạch lựu, Guajava).
Còn gọi là Ủi đấy mà,
Cao chừng năm mét, thuộc là nhỡ cây.
Lá đều mọc đối đây này,
* *
Hoa ra đơn độc mà trông,
Cánh thì trăng trắng, từng bông khoe màu.
Quả mọng, sẹo ở phía đầu,
Của đài tồn tại, từ lâu vẫn còn.
* *
Khi chín, nhìn đã thấy ngon,
Ăn ngọt, bổ dưỡng, lại còn rất thơm.
Vỏ ngoài vàng sắc, màu rơm,
Bên trong lòng trắng; đẹp hơn: Lòng đào.
* *
Hạt nhiều, có lắm biết bao,
Trông như hình thận, nhìn vào hơi hung.
Nằm chen phần thịt, lung tung,
* *
Bộ phận làm thuốc đã nêu:
Búp
non, lá, rễ, cùng nhiều vỏ thân.
Ổi trồng lắm ở nhà dân,
Mọc hoang cũng có, khi cần lấy ngay.
* *
Cây Ổi làm thuốc rất hay,
Ăn chữa ỉa chảy, quả này còn xanh.
Búp
non lấy ở trên cành,
Cùng Gừng sắc uống,"chạy nhanh” cầm liền.
* *
Vỏ
thân, là thuốc thần tiên,
Dùng chữa lở loét, làm liền vết thương.
Chân, tay bầm tím bất thường,
Lá tươi giã nhỏ, khẩn trương đắp vào.
* *
Răng đau, nhức nhối lắm sao?
Vỏ rễ ngâm dấm, ngậm vào khỏi ngay.
Lá trị viêm ruột, dạ dày,
Mụn nhọt mới phát, dùng ngay tan dần./.
1-Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp Ổi sao 12g, Gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.
2- Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp Ổi 20g sao vàng, lá Chè tươi 15g sao vàng, nụ Sim 10g, Trần bì 10g, củ Sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
3- Tiêu chảy do công năng Tỳ, Vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp Ổi non 20g, Gừng tươi nướng cháy 10g, Ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
4- Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây Ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
5- Trị mụn nhọt mới phát: Lá Ổi non và lá Đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
6- Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá Ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
7- Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp Ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.
8- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá Ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
9- Chấn thương: Lá Ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
10- Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính:
1- Lá Ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g,
mỗi ngày 2 lần;
2- Lá Ổi 1 nắm, Gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít,
tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống;
3- Quả Ổi, Xích địa lợi và Quỷ châm thảo, mỗi thứ
từ 9-15g, sắc uống.
Lưu ý: Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng
bụng không tiêu không nên ăn Ổi và sử dụng cây Ổi trong các bài thuốc chữa
bệnh.
Đầu năm khai bút.
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2016.
CÂY NHÃN
( Long nhãn gọi là: Lệ chi nô, Á
lệ chi).
Cây
Nhãn cao lớn, xum xuê,
Quanh năm tươi tốt, xanh rờn.
Đến mùa hoa nở, hương thơm ngọt ngào.
* *
Cành lớn, cành nhỏ vươn cao,
So le, lá kép khác nào lông chim.
Lá dài hơn tấc, khi nhìn,
Năm phân chiều rộng, nếu tìm thấy ngay.
* *
Sắc hoa vàng nhạt đây này,
Từng chùm hoa mọc, ở ngay đầu cành.
Vỏ vàng, quả lớn rất nhanh,
Từng chùm, chi chít trĩu cành trên cây.
* *
Đến mùa thu hoạch, chất đầy nhà dân.
Áo
hạt, Long nhãn là cần,
Đem phơi, hoặc sấy khi cần đem ra.
* *
Long
Nhãn có tác dụng là:
Chữa thần kinh kém, bệnh mà hay quên.
Thần kinh suy nhược chữa thêm,
Ăn vào giấc ngủ ngày, đêm tuyệt vời.
* *
Lấy hạt
đem cả đi phơi,
Chữa chứng chốc lở, chữa thời đứt chân.
Tán nhỏ, thành bột khi cần,
* *
Thuốc chữa mất ngủ, hay quên:
“Lạc
tiên, Long nhãn, lại thêm Phục thần.
Mộc
hương, Cam thảo, Táo nhân,
Gừng
tươi, Viễn chí” góp phần tham gia./.
Tính vị, tác dụng: Cùi Nhãn có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ,
làm tăng cơ nhục. Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết. Lá
có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm. Rễ có tác dụng lợi tiểu và hoạt huyết.
Một số công dụng chữa bệnh dùng
từ cây Nhãn:
1-
Rễ chữa bạch đới, thống phong.
Dùng 15-30g, sắc uống.
2- Lá
dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột:
Dùng 10-15g lá nấu nước tắm trị eczema bìu dái. Ngoài ra lá còn là bài thuốc
chữa bệnh “ Tử khí”, ( xem bài chữa bệnh “Tử
khí” ở trang Website này).
3-
Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị,
mụn nhọt và bỏng, vết thương chảy máu: Dùng 10-15g dạng thuốc sắc.
Đồng thời tán bột, hoà với dầu Dừa dùng bôi vào chỗ đau.
4- Vỏ
cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng: Đốt,
tán bột hay nấu cao bôi.
5- Chữa
các chứng do tư lự quá độ, buồn bực không ngủ hay quên:
Nhân sâm 10g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Long nhãn 12g, Toan táo
nhân 12g, Phục thần 12g, Viễn chí 8g, Mộc hương 6g, Cam
thảo 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
6- Bổ Huyết,
kiện Tỳ, dưỡng tâm, an thần (
Dùng cháo Long nhãn cho người huyết
hư): Long nhãn 16g,
Đại táo 15g, Ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g
nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày một thang, ăn liên tục vài ba tuần.
7- Tác dụng
ích Khí huyết, bổ Thận âm: Dùng Long
nhãn 16g, Hoài sơn 16g, Giáp ngư 500g. ( Giáp ngư mổ bỏ ruột, cắt thành miếng) rồi đem hầm với 2 vị thuốc
trên, khi chín nhừ thêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước.
8- Bổ Can, Thận,
ích Khí huyết: Dùng Câu kỷ tử 12g, Long
nhãn 12g, Hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 quả. Lấy
ba vị thuốc đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 bát nước đun sôi, sau 30
phút đập trứng chim câu vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần,
trong vài tuần.
9- Bổ
ích Khí huyết, dưỡng Tâm an thần: Long nhãn tươi 300g,
đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào lọ kín. Mỗi
lần ăn 12-16g, ngày 2 lần.
10- Bổ huyết,
điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: Long nhãn 16g,
đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần,
uống ấm.
11- Trường hợp
tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng: Dùng Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Long
nhãn 12g, Ý dĩ nhân 10g, Liên nhục 10g, Phục thần 12g, Cam thảo 8g. Sắc
uống ngày 1 tháng.
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm
2015.
CÂY SUNG
( Lo va ( Campuchia)).
Còn có tên gọi Lo va,
Là cây to lớn, thuộc là họ Dâu.
Rễ phụ, cây chẳng có đâu,
* *
Lá, phần phía cuống tròn hơn,
Hai mặt lông phủ, xanh rờn khi non.
Về già khô cứng, héo hon,
Dài chừng hai tấc, rộng còn tám phân.
* *
Lá sâu, lắm mụn mọc dần,
Người ta thường gọi, là phần vú Sung.
Từng nhóm, quả mọc lung tung,
Thân cây, cành lớn, quả Sung rất nhiều.
* *
Mịn lông phủ mặt, giống nhiều trái Lê.
Nhìn vào thấy cuống ngắn ghê,
Rộng ba phân rưỡi, dài về ba phân.
* *
Cây Sung gần gũi người dân,
Gói nem dùng lá, thường cần tươi non.
Quả xanh, ăn thấy giòn giòn,
Chín thì, ăn lại thơm ngon lạ kỳ.
* *
Còn là vị thuốc Đông y,
Tác dụng giải độc, kiện Tỳ, tiêu sưng.
Chữa ai kiết lỵ không ngừng,
Đại tiện bí kết, ruột từng bị viêm.
* *
Chữa trĩ, lở loét triền miên,
Trực tràng sa hết, khỏi liền lòi rom.
Lại làm ruột sạch, ăn ngon,
Rối loạn tiêu hóa, đâu còn phải lo./.
Theo Đông y, quả Sung có tính bình, vị
ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu
thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng,
mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá Sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải
độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da…
Một số công dụng chữa bệnh dùng
từ cây Sung:
1- Ung thư thực quản: Quả Sung
tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.
2- Ung thư bàng quang: Quả Sung xanh 30g (khô),
Mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.
3- Chữa khản tiếng:
Chỉ cần dùng 20g quả Sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia
ra uống nhiều lần trong ngày.
4- Chữa đau họng do viêm họng: Dùng quả Sung còn xanh, phơi khô, tán
mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần.
Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.
5- Đại tiện táo bón: Dùng quả Sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng
lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
6- Chữa zona: Lá Sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã
nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.
7- Chữa mụn cơm (mụn cóc): Dùng lá hoặc cành Sung, dùng dao cắt
hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụn cơm, ngày bôi 2 lần.
Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục
bôi tới khi khỏi hẳn.
8- Chữa nhức đầu: Phết nhựa Sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5
ml nhựa hòa nước sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.
9- Phụ nữ ít sữa hay tắc tia
sữa: Dùng quả Sung, quả mít non nấu
cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.
10- Trẻ em ghẻ lở: Lá Sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.
11- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lấy nhựa Sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau (nếu mụn chưa
vỡ mủ thì nhớ khoét chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy).
12- Giảm cơn hen:
Hứng lấy 5 giọt nhựa Sung, hòa với 1 thìa mật ong cho uống.
13- Chữa phong thấp, sốt
rét, sản phụ thiếu sữa: Hàng ngày nấu nước lá Sung hoặc vỏ cây Sung uống thay
nước chè.
14- Trĩ lở loét:
Dùng 10-20 quả Sung (nếu không có
quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi
ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).
Ngoài ra lá Sung tính mát, vị ngọt hơi
chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu
thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt
rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015.
CÂY NHÓT
( Cây Lót, Hồ đồi tử ( Trung quốc)).
Còn gọi, Cây Lót là tên,
Cây dài, cành nhỏ, thân mềm, có gai.
Lá hình bầu dục, thon dài,
* *
Mặt dưới trắng bạc, lờ mờ,
Bóng đầy lông mịn, nổi gờ hình sao.
Tràng hoa không có, chẳng sao.
Chỉ có bốn nhị, ngoài bao lá đài.
* *
Hình hài bầu dục, quả sai,
Chín cây tươi đỏ, vỏ ngoài nhiều lông.
Ăn vào vị chát, chua nồng,
Nhót đây rất quý, được trồng khắp nơi.
* *
Cây
Nhót làm thuốc tuyệt vời,
Dùng tươi, hay lại đem phơi dùng dần.
Có nhiều bài thuốc trong dân,
Lá, quả, cùng rễ,
khi cần có ngay.
* *
Lá Nhót chữa sốt lâu ngày,
Ung nhọt, ăn uống chậm tiêu,
Chữa người lao phổi, thổ nhiều máu trong.
* *
Rễ
Nhót chỉ Huyết, trừ phong,
Chỉ khái, tiêu tích, song song trừ đàm.
Chữa ho, thổ Huyết tràn lan,
Đại tiện ra máu, da vàng chữa ngay.
* *
Tính bình, vị chát Quả này,
Chữa tiêu hóa kém, ỉa hay thất thường.
Kinh nhiều, băng Huyết bất lương,
Hoặc trĩ lở loét, hãy nhường Quả đây!
Một
số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Nhót:
1- Chữa các chứng ho
nói chung: Lá Nhót tươi 30g,
sắc với nước, thêm chút đường và uống.
2 - Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày
uống 2 lần sau bữa ăn.
3 - Nhọt
độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá Nhót tươi, rửa
sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
4 - Bị
ong đốt, rắn cắn: Lá Nhót tươi rửa
sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.
5 - Thổ
huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g
sắc với nước uống (Trung thảo dược thủ
sách).
6 - Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây Nhót 30g,
đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
7 - Nôn
ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều:Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
8 - Phong
thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g,
Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn
thịt và uống nước thuốc.
9 - Hoàng
đản (vàng da): Rễ cây Nhót 15 -
18g, sắc nước uống
10 - Phụ
nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu
hoá (hạ lị): Dùng rễ cây Nhót 60g, đường đỏ 30g,
sắc nước uống.
11 - Sản
hậu phù thũng: Rễ cây Nhót, Ích mẫu
thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống./.
12 – Chữa
hen suyễn: Quả Nhót tác dụng cũng
như lá Nhót. Ngày dùng từ 5~7 quả xanh, có thể dùng tươi, thái nhỏ hoặc phơi
khô, rồi sắc uống./.
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015.
CÂY BẠCH HOA XÀ
( Bạch tuyết hoa, Cây chiến ( Lạng sơn),Pít phì khao ( Lào),
Xitraca ( Ấn độ) Cây đuôi công).
.
Còn gọi là Bạch tuyết hoa,
Pít
phì khao, Xitraca đấy mà.
Thường gọi là Bạch hoa xà,
Thuộc cây loại cỏ, sống mà rất dai.
* *
Cây cao tới một mét hai,
Lá như hình trứng, hơi dài, không lông.
Sắc hoa trăng trắng, thành bông đầu cành.
* *
Đài hoa dài nhớt, hơi xanh,
Quanh năm hoa nở, thường dành tháng năm.
Cây nhiều, mọc khắp nước Nam,
Châu phi, Trung quốc phía nam cũng trồng.
*
*
Tác dụng thanh nhiệt, khu phong,
Tiêu viêm, giải độc, bằng lòng tiêu ung.
Trị đau, viêm tấy, nhiễm trùng,
Viêm gan, viêm họng, đau sưng dạ dày.
* *
Chữa ai táo bón lâu nay,
Mụn nhọt, phong thấp, nhiều ngảy chậm kinh.
Bong gân, sai khớp phát sinh,
Còn chữa lăm lắm, bệnh tình người dân./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh thường dùng từ cây Bạch hoa xà:
1 - Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 15 g, Lá dâu 20 g, Hoa đại 10 g, Quyết minh tử (hạt muồng) 15 g, Cỏ xước 10 g, Ích mẫu 10 g. Sắc uống ngày một thang.
2 - Mụn, nhọt sưng tấy: Lá Bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
3 - Táo bón: Lá Bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu không muốn đi ngoài nữa, thì vò lá với nước lạnh, uống ½ bát nước đó.
1 - Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 15 g, Lá dâu 20 g, Hoa đại 10 g, Quyết minh tử (hạt muồng) 15 g, Cỏ xước 10 g, Ích mẫu 10 g. Sắc uống ngày một thang.
2 - Mụn, nhọt sưng tấy: Lá Bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
3 - Táo bón: Lá Bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu không muốn đi ngoài nữa, thì vò lá với nước lạnh, uống ½ bát nước đó.
4 - Phong thấp:
Rễ Bạch
hoa xà 10 g, Dây đau xương 10 g, Thổ phục linh 15 g. Sắc uống ngày một
thang.
5 - Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá Bạch
hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ đau sưng.
6 - Bong gân sai
khớp: Rễ Bạch hoa xà 20 g, Cam thảo đất
15 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ Bạch hoa xà ngâm rượu làm
thuốc xoa bóp.
7 - Chốc lở: Lá Bạch hoa xà giã nát, đắp lên vết thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
7 - Chốc lở: Lá Bạch hoa xà giã nát, đắp lên vết thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
8 - Đau gan, đau
dạ dày: Rễ Bạch hoa xà 10 g, Nhân trần 20 g, Cam thảo đất 15 g. Sắc uống
ngày một thang.
9 - Ghẻ: Rễ Bạch
hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ.
10 - Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 15 g, Lá móng tay 40 g, Củ nghệ đen 20 g, Cam thảo đất 15 g; sắc uống ngày một thang. Khi đã thấy kinh, thì phải ngừng uống thuốc ngay.
10 - Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 15 g, Lá móng tay 40 g, Củ nghệ đen 20 g, Cam thảo đất 15 g; sắc uống ngày một thang. Khi đã thấy kinh, thì phải ngừng uống thuốc ngay.
11- Tê thấp:
Bột rễ Bạch hoa xà trộn với Dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ).
Chú ý:
Phụ nữ có thai cấm dùng Bạch hoa xà vì có thể làm ra thai.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2015.
CÂY TÁO TA
(Toan táo nhân).
Còn tên gọi: Toan táo nhân,
Lá hình bầu dục, hơi dài.
Mặt trên xanh lục, dưới vài lông tơ.
* *
Răng cưa, mép lá lơ sơ,
Có ba gân dọc, nổi gờ thấy ngay.
Cánh hoa sắc trắng đây này,
Quả hạch, mỏng vỏ, chín hay sắc vàng.
* *
Tính bình, vị ngọt truyền sang,
Bên trong là hạt, rõ ràng Táo nhân.
Cây trồng, vườn của nhà dân,
Trên cành quả lắm, dần dần chín cây.
Táo nhân
làm thuốc rất hay:
Bổ Can, trừ Đởm, sau này định Tâm.
Tiêu viêm, giải độc, an thần,
Làm tăng Tân dịch, chữa phần miệng khô.
* *
Bổ Tỳ, ích Khí, sinh cơ,
Nếu mà mất ngủ, hãy nhờ Táo đây.
Lá tươi sẵn có trên cây,
Đắp trừ mụn nhọt, mủ đầy phải tan.
*
*
Còn chữa hen suyễn, ho khan,
Tâm phiền, hồi hộp, mê man chữa liền.
Bồn chồn, máu chảy, lợi viêm,
Phát ban, lở loét hãy phiền Táo ta./.
Một
số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Toan táo nhân.
1- Táo nhân dùng trị mất ngủ, hồi hộp hay quên,
chân tay nhức mỏi; mồ hôi trộm: Ngày dùng
15~20 hạt, giã nhỏ chế nước uống hay sắc uống.
- Táo nhân dùng sống sẽ gây ra chứng mất ngủ, nên không nên
dùng sống.
2- Lá dùng chữa ho: Ngày dùng 20~40g sắc uống. Dùng ngoài chữa lở loét, ung
nhọt, sốt phát ban (xông, tắm).
3- Vỏ cây dùng trị
bỏng, cầm máu và chữa ỉa chảy: Cũng dùng
với lá táo và một số vị thuốc khác chữa viêm lợi và kiết lỵ.
4. Mất ngủ, buồn
phiền: 15~20 hạt giã nhỏ sắc uống.
5. Ho, ho gà: 20~40g lá sắc uống, phối hợp với nhiều vị thuốc khác như
lá chanh, lá dâu.
6. Chữa kinh hãi hồi hộp, ít ngủ, khó ngủ, hay
nằm mê, hoảng hốt mất trí: Dùng Nhân hạt
táo khô, Sinh địa, Hạt muồng sao, Mạch môn, Long nhãn, Hạt sen, mỗi vị 10g sắc
uống, hoặc tán bột viên với mật ong, uống mỗi ngày 20-25g.
Hà
Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2015.
CÂY MƠ
( Mai, Ô mai, Hạnh, Khổ hạnh nhân, Má phen).
Còn có tên gọi là Mai,
Má
phen, cây Hạnh, Ô mai thường
dùng.
Cây
Mơ, thuộc nhỏ nói chung,
* *
So le, lá mọc xanh rờn,
Có hình bầu dục, nhọn hơn ở đầu.
Cuối đông, lạnh giá qua lâu,
Cây đâm chồi, lộc; bắt đầu ra hoa.
*
*
Cánh hoa hồng trắng đấy mà,
Hương thơm mát dịu, tỏa ra quanh vùng.
Cuối xuân, đầu hạ nói chung,
Sắc vàng, trĩu quả, chúng cùng chín cây.
*
*
Chỉ là mỗi hạt, hiện ngay ra này.
Núi đồi, rừng rậm nhiều thay,
Chùa Hương, Mỹ đức cây này mọc hoang.
*
*
Ngoài ra Thanh hóa, Nghệ an,
Hà nam, Nam định, nhiều làng trồng thêm.
Chùa Hương, mở Hội lại lên,
Mua về, ngâm rượu ngày đêm uống dần.
*
*
Cây Mơ gần gũi người dân,
Làm thuốc chữa bệnh khi cần có ngay.
Chữa ho, khó thở đêm ngày,
Uống vào, đau đớn Dạ dày khỏi luôn.
*
*
Kiết lỵ, phù thũng chớ buồn,
Giun mà ra mũi, ra mồm chớ lo.
Ô mai, ba quả loại to,
Đun sôi, lấy nước uống cho vài lần.
*
*
Còn dùng chữa bệnh chai chân,
Hoặc làm búi trĩ dần dần rụng ra.
Muốn cho trơn tóc, bóng da,
Khi cần hãy nhớ tới là Mơ đây./.
Một
số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Mơ.
1- Chữa ho lâu
ngày: Ô mai 20g, Cát cánh 10g, Mạch
môn 10g, Cam thảo 5g, Trần bì 10g, Hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát,
chia 2 lần uống trong ngày.
2 - Ra mồ hôi trộm: Ô mai, Ma hoàng căn ( loại rễ), Hoàng kỳ, Đương quy, mỗi
loại 10 gam, sắc uống ngày một thang/
3 - Đi lỏng dài
ngày do Tỳ hư: Ô mai,
Đảng sâm, Bạch truật, Kha tử, mỗi loại 10 gam, sắc uống ngày một thang.
4- Miệng khô khát
do phiền nhiệt: Ô mai,
Thiên hoa phấn, Ngọc trúc, Thạch bộc, mỗi loại 6g, sắc uống ngày một thang.
5 - Đái tháo đường, không tự
chủ được tiểu tiện: Ô mai,
Thục địa, Hoài sơn, Đan phiến, Ngũ vị tử, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
6- Tẩy giun đũa: Ô mai 10 gam, Xuyên tiêu 6 gam, gừng
3 lát, sắc uống ngày một thang.
7 - Sỏi mật, viêm đau túi mật: Ô mai, Kim tiền thảo, Hải kim sa, Diên
hồ tố, Kê nội kim, mỗi vị 10g, riêng Cam thảo
5g. Sắc uống ngày một thang.
8 - Mụn cóc (hạt cơm) trên
da: Ô mai
30 gam, ngâm nước muối 24 giờ, bỏ hạt, tra ít giấm, nghiền thành dạng cao, đắp
trên mục cóc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2015.
CÂY BƯỞI
( Bòng)
Tên Bưởi, còn gọi là Bòng,
Cao trên chục mét, họ dòng nhà Cam.
Cành con xanh lá, rõ ràng có gai.
* *
Lá hình quả trứng chẳng sai,
Rộng chừng nửa tấc, độ dài tấc ba.
Mỗi chùm có tới 10 Hoa,
Nhị vàng, cánh trắng, mùi là rất thơm.
* *
Quả to, dày vỏ, vàng ươm,
Có loại xanh vỏ, khác hơn bình thường.
Phú thọ có giống bưởi Đường,
Miền Nam lắm giống, nhưng nhường Năm roi.
* *
Thời gian thấm thoát đưa thoi,
Đầu xuân Hoa nở, Quả đòi sang thu.
Cây Bưởi có tác dụng, như:
Lá dùng để nấu, xông như nhức đầu.
Còn dùng cất lấy tinh dầu,
Hoặc xông chữa cảm, từ lâu vẫn dùng.
Vỏ nhiều công dụng, nói chung:
Chữa ho, đau bụng, ăn từng lâu tiêu.
* *
Ngày nay, Bưởi được trồng nhiều,
Chủ yếu lấy Quả, ăn nhiều lại ngon.
Người lớn, cho chí trẻ con,
Ăn vào bổ dưỡng, sau còn tiêu nhanh./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Bưởi:
Theo Đông y, quả Bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa (nghén), biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng.
1- Chữa chứng ho hen ở người già: Cùi 1 quả Bưởi, cạo bỏ phần trắng rồi thái vụn, cho vào bát cùng với một lượng vừa đủ kẹo mạch nha hoặc mật ong, hấp cách thủy cho nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa; hoặc cùi 1 quả Bưởi rửa sạch thái chỉ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày; hoặc ăn cùi Bưởi thái vụn chưng với dầu hạt Hoa mào gà.
2- Chữa đau bụng do lạnh: Cùi Bưởi 2 phần, Trà 4 phần, Thanh đằng hương 2 phần, tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g; hoặc cùi Bưởi 12g sắc với 300 ml nước cô còn 100 ml, chia uống vài lần trong ngày.
3- Chữa thức ăn đình trệ, chậm tiêu: Cùi Bưởi, Sa nhân, Kê nội kim và Thần khúc, lượng bằng nhau từ 4 - 6g, sắc uống trong ngày.
4- Chữa sán khí: Cùi bưởi khô sao vàng 10g sắc uống hàng ngày.
5- Chữa phụ nữ mang thai nôn nhiều: Cùi bưởi 4 - 12g sắc uống trong ngày.
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2015.
Phần đọc thêm về Thơ bình dân:
NHỚ MÙA HOA BƯỞI
Ngắm Hoa đua nở, nhớ thời tuổi thơ.
Nặng lòng ngày ấy, đến giờ,
Nhớ Hương hoa Bưởi, bao giờ cho nguôi.
* *
Từ bao ký ức xa xôi,
Nhiều lần mẹ những thổi Xôi, nấu Chè.
Hương Bưởi phải có mới nghe,
Ăn Xôi, cùng với ăn Chè hoa Hiên.
* * Hoa Bưởi
Tiết trời, như cũng có duyên,
Ấm áp, đến hẹn lại lên xuân về.
Trong vườn khắp xóm, làng quê,
Bưởi, Hoa nở rộ đều về Hội xuân.
* *
Nhuỵ vàng tinh khiết, dần dần lộ ra.
Hoa Bưởi gần gũi mọi nhà,
Hương thơm mát dịu, tỏa ra khắp vùng.
* *
Người, người rộn rã, vui chung,
Vào mùa hoa Bưởi, lại cùng ngắm Hoa.
Trên cành, ríu rít Chim ca,
Tiết xuân thi vị, những là đẹp thay.
* * Hoa Hiên
Vào Đền, cùng lễ cầu may,
Tặng em hoa Bưởi, tỏ bày tình thương.
Dạo hồ Hoàn Kiếm, bên đường,
Hoa tươi, lắng đọng hạt sương trong lành.
* *
Véo von, Chim hót thanh thanh,
Hòa lòng phấn chấn cùng Anh, với Nàng.
Xuân về, mở Hội lại sang,
Cứ mùa hoa Bưởi, dạ càng vấn vương!
Tác giả: Ngô Công Tình.
CÂY ĐÀO
Cây
Đào thuộc họ Hoa hồng,
Là cây làm thuốc, được trồng đó, đây.
Cao trên bốn mét, da dầy nhẵn thân.
* *
So le, lá mọc thêm dần,
Hình hài lưỡi mác, mười phân chiều dài.
Ba phân chiều rộng, chẳng sai,
Xung quanh mép lá, phía ngoài răng cưa.
* *
Mỗi Hoa, năm cánh là vừa,
Hình cầu, quả hạch mọc ngang,
Một ngăn lõm xuống, rõ ràng hiện ra.
* *
Vỏ ngoài lông mịn đó mà,
Một vùng ửng đỏ, khi là chín cây.
Quả ra chi chít, từng bầy,
Thật trông vui mắt, quả, cây đây này.
* *
Cây
Đào làm thuốc rất hay,
Tác dụng hoạt Huyết, điều kinh,
Trị ho, nhuận táo, thông kinh, hoạt trường.
* *
Lá dùng nấu rửa vết thương,
Tắm ghẻ, lở, ngứa bệnh thường khỏi ngay.
Còn Hoa
làm thuốc cũng hay,
Bí đại, tiểu tiện Hoa này chữa luôn./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Đào:
1- Lá Đào:
- Chữa đại tiện không
thông: Dùng Lá Đào một nắm to, giã
vắt lấy nước cốt uống.
- Chữa sốt rét: Lá Đào tươi 70g,
nấu nước uống ngày 1 lần, uống liên tiếp trong 5 ngày.
- Chữa
mày đay: Lá Đào 500g, thái
nhỏ, ngâm vào 500ml cồn hay rượu ngon trong vòng 2 ngày, lọc bỏ bã, lấy nước
bôi ngày 2-3 lần.
- Chữa chốc lở, rôm sẩy,
sưng âm hộ: giã Lá Đào tươi lấy nước cốt xoa, xát.
2- Rễ đào (Đào căn): Rễ
Đào có vị đắng, tính bình, không độc.
- Dùng
trị hoàng đản, thổ Huyết, nục Huyết, kinh bế, ung thũng và trĩ: Uống trong, dùng 80 - 100g, sắc nước uống ngày một thang;
nếu dùng ngoài nấu nước rửa.
- Chữa phụ nữ nhiều năm
kinh không thông, da vàng, môi trắng, bụng có khối u: Rễ Đào 10g, rễ Ngưu
bàng 10g, rễ Cỏ roi ngựa 10g, Ngưu tất 10g, sắc uống ngày một thang, trước bữa
ăn, hòa với rượu nóng, ngày uống 2 lần.
3- Đào nhân ( hạt Đào):
- Chữa Huyết bế sau khi đẻ: Đào
nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó Sen
1 cái, sắc nước uống.
- Chữa bế kinh, ứ Huyết đau bụng kinh: Đào nhân 10g, Đương quy 10g, Xích
thược 10g, Xuyên khung 5g, Hồng hoa 5 g. Sắc nước uống, chia làm nhiều lần
uống trong ngày.
Lưu ý: Đặc biệt dùng lá Đào chữa “ vùng kín” phụ nữ bị bị bệnh viêm, ngứa:
Lưu ý: Đặc biệt dùng lá Đào chữa “ vùng kín” phụ nữ bị bị bệnh viêm, ngứa:
Lấy một nắm lá Đào đem giã nhỏ, mua độ 2~4 bao Diêm, lấy mũ
Diêm nghiền nhỏ mịn, hai thứ trộn đều với nhau. Làm xong để khoảng 30 phút cho
ngấm thuốc. Tối đến trước khi đi ngủ, vệ sinh sạch sẽ, lau khô vết thương. Vắt
nhẹ lấy ít nước cốt ( nhiều nước thì cho
vào một cái lọ để dùng cho lần sau, ít thì đem dùng một lần), lấy nước đó
bôi vào xung quanh vùng vết thương. Khoảng 10~ 15 phút sau, lấy bã thuốc đắp
vào rồi băng lại. Sáng mai ngủ dậy, bỏ thuốc đi và vệ sinh như thường. Có thể
làm như trên độ 2~ 3 lần là khỏi.
- Đối với người bị bệnh nặng, trước
khi bôi thuốc, có thể lấy ít mật ong bôi xung quanh vết thương. Mục đích là nhử
con “cái ghẻ” lên ăn, sau đó bôi nước thuốc hoặc đắp thuốc thì diệt tận gốc chúng,
bệnh sẽ nhanh khỏi.
- Bệnh này thường là giới nữ, từ em
bé đến các cụ già đều dễ mắc phải. Nhất là nước ta, ở nông thôn và vùng sâu
vùng xa do điều kiện sinh hoạt và làm việc hay tiếp xúc với nước và ẩm thấp, nên nhiều người hay mắc bệnh. Bên cạnh
đó, khi có bệnh vì điều kiện đi khám và điều trị bệnh lại khó khăn, thậm chí có
người lại e ngại, nên rất khó điều trị khỏi.
-
Trên đây là bài thuốc đơn giản nhất để chữa bệnh này, chúng tôi giới thiệu cho chị em
biết, ai cũng tự làm được để chữa bệnh cho mình, cho người thân của mình.
- Chúng tôi rất khuyến khích chị em tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi cho
nhiều chị em khác cùng thực hiện.
Lưu ý: Trong Lá
Đào có chất acid cyanhydric có thể gây ngộ độc khi dùng phải lưu ý.
Nhất bài thuốc trên, trong mũ Diêm có Diêm sinh ( lưu huỳnh) nên rất độc. Nên khi thuốc làm dùng chưa hết, vẫn còn cần
để chỗ kín không cho trẻ em hoặc người khác tiếp xúc, rất nguy hiểm.
Bài thuốc này
chỉ dùng trị bệnh ngoài da, không được dùng vào bất kỳ việc gì khác.
- Nếu không có lá Đào, thì có thể lấy búp Bàng thay thế, chế biến cũng tương tự như trên. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh sẽ thấp hơn dùng lá Đào./.
Hà
Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2015 ( mồng 6 tết Ất Mùi).
CÂY CHANH
( Chứ hở câu ( Mèo), Má điêu ( Thái).
Còn gọi là Chứ hở câu,
Má
điêu tiếng Thái, dân lâu vẫn
dùng.
Nhỏ cây, gai lắm nói chung,
Lá dài hình trứng, mép cùng răng cưa.
* *
Quả ngoài nhẵn bóng, vỏ vừa xanh xanh.
Nước ta có lắm loại Chanh,
Có
Chanh ăn quả, có Chanh gội đầu.
* *
Vỏ đem tinh chế lấy dầu,
Mùi thơm dễ chịu, sắc màu vàng non.
Lá
Chanh mùi vị thơm ngon,
Nhộng, tôm rang nó, ăn còn gì hơn.
* *
Muốn cho mái tóc đen rờn,
Lá tươi ăn với thịt gà,
Ốc mà khi luộc, dùng là mới ngon.
* *
Hoặc đem những chiếc búp non,
Giã, sau đắp rốn trẻ con bụng đầy.
Rễ
Chanh làm thuốc càng hay,
Sắc cho nước uống, thuốc này chữa ho.
* *
Ăn nhiều, tiêu chậm chớ lo,
Thân cây lấy vỏ, sắc cho vài lần.
Uống vào, chớ có phân vân,
Rồi ăn ngon miệng, bụng dần tiêu ngay.
* *
Lắm giun, đã có thuốc này.
Hạt mà sắc uống, tẩy ngay tức thì.
Chanh đây, ta hãy trồng đi,
“Lá,
quả, rễ, hạt”, cần gì có ngay./.
I-
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Chanh:
1- Chanh pha nước uống dùng giải cảm và bổ dưỡng:Nước chanh + đường hay nước chanh + mật ong.
2- Chanh hấp với mật ong và gừng trị được chứng bệnh ho.
3- Vỏ Chanh dùng như thuốc bổ Gan và Dạ dày, vậy ăn Chanh cả vỏ lẫn hột sẽ tốt cho Gan.
4- Hột Chanh với mật ong làm thuốc tẩy giun cho trẻ em.
5- Chanh ăn với trứng gà chữa được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh xương xốp của những người lớn tuổi.
6- Rễ cây Chanh trị bệnh tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, bệnh Gan và chống được các chất phóng xạ, nhưng khi uống có vị rất đắng.
II- Sau đây là một vài đơn thuốc có sử dụng Chanh:
1- Nhuận Gan, giải độc: Lá Chanh, lá Gai, lá Cối xay, lá Dâu, Rau má, Nhân trần, vỏ Chanh, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
2- Chữa ho do phong hàn: Lấy 9 lá Chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.
3- Chữa ho do phong nhiệt: Rễ Chanh, rễ Cỏ tranh, Trắc bá diệp, mỗi vị 12g; sắc uống ngày một thang.
4- Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm: Rễ Chanh, rễ Nhầu, rễ Đinh lăng, rễ Cỏ xước, mỗi vị 12g, Quế chi 5g, sắc uống ngày một thang.
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015.
NẤM LINH CHI
( Linh chi thảo, Nấm trường thọ, Nấm lim, Thuốc thần tiên).
Nói về loại Nấm linh chi,
Còn tên Trường
thọ, thuốc thì Thần tiên.
Gọi Linh
chi thảo đi liền,
Nấm
lim tên nữa, gọi thêm đấy mà.
* *
Mà là loại nấm, hóa ra loại này.
Nhìn cuống dài, ngắn rất hay,
Mũ nấm hình quạt, thường hay hình tròn.
* *
Thân cuống hình dẹt, hoặc tròn,
Không cắm ở giữa, chon von phía ngoài.
Khác nhau màu sắc chẳng sai,
Loại vàng, hoặc đỏ, có loài sắc nâu.
*
*
Việt Nam trồng trọt từ lâu,
Nay nhiều, đáp ứng nhu cầu đề ra.
Thu hoạch mang cả về nhà,
Tất cả đem sấy, hay là đem phơi.
*
*
Tính bình, không độc tuyệt vời,
Tác dụng sáng mắt, đồng thời bổ Can.
Chữa bệnh mạn tính viêm Gan,
Thận mà lắm sỏi, dùng tan tức thì.
* *
Chữa ai bí tiểu mỗi khi,
Thần kinh suy nhược, thuốc thì chữa luôn.
Nhức đau xương, khớp chớ buồn,
Linh
chi rất tốt, dùng thường khỏi
ngay./.
,
Một số công dụng chữa bệnh dùng
từ nấm Linh chi:
1-
Tác dụng giảm cân, làm
gia tăng sự trao đổi chất, đốt cháy chất béo. Loại trừ cholesterol xấu, đào
thải các chất độc.
2-
Tăng cường sự miễn dịch,
làm tăng nồng độ các chất chống oxy hóa.
3-
Cải thiện hệ miễn dịch
và chống sự phát triển của tế bào ung thư và di căn
4-
Ổn định Huyết áp, cải
thiện lưu lượng máu và mức tiêu thụ oxy thấp hơn ở Tim.
5-
Tác dụng giảm cholesterol,
ức chế sự tổng hợp cholesterol.
6-
Tác dụng đáng kể sự
điều tiết lượng đường trong máu. Tác dụng này là do hỏa chất polysaccharides,
còn gọi là Ganoderans A, B,C. Điều tiết lượng đường trong máu giúp chống lại
bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn trị các chứng tăng Huyết áp, viêm loét, đột quỵ
và bệnh liệt dương. Với những khả năng điều tiết này, Linh chi giúp điều trị và
phòng chống bệnh tiểu đường, cải thiên thêm sức khỏe.
7-
Tác dụng trị viêm họng
và mụn nhọt: Nó có khả năng tiêu diệt vius herpes simplex 1 và herpes simplex
virus 2. Nó còn có khả năng ức chế sự phát triển của vius.
8-
Tác dụng hỗ trợ Tim
mạch: Làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu và cải thiện lưu thông máu
trong các mao mạch của cơ Tim. Từ đó gia tăng khả năng cung cấp oxy cho Tim.
Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu và
ngăn chặn sự xơ vữa động mạch, đột quỵ…
9-
Bảo vệ cơ thể chống
lại bức xạ, trực tiếp tham gia vào quá trình chống lại các khối u. Hỗ trợ tốt
việc điều trị hóa trị và xạ trị. Đồng thời cải thiện tốt chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Làm giảm các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị như: sốt, nhiễm
trùng đau đầu, buồn nôn, rụng tóc.
Cách
chế biến nấm Linh chi:
-
Xay nhỏ, mịn, mỗi lần
dùng từ 10~30g, hãm với nước uống, lọc bỏ bã lấy nước uống.
-
Điều dưỡng cơ thể: Gia
thêm Nhân sâm, Tam thất, mỗi vị 10g.
-
Chữa viêm Gan hoặc Mật:
Gia thêm Nhân trần hoặc Atiso.
-
Chữa dị ứng: Gia thêm
Kinh giới, Kim ngân hoa, Bồ công anh, mỗi vị 10g.
Tóm lại: Tùy theo từng bệnh, mà người bệnh có thể dùng riêng hoặc
kết hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm hiệu quả cho việc phòng bệnh và
chữa bệnh được phù hợp hơn./.
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2015.
CÂY DÂU RƯỢU
( Thanh mai, Giang mai, Dâu tiên, Kom gam - Lào).
Thường tên vẫn gọi Thanh mai,
Dâu
tiên, Dâu rượu, Giang mai đấy mà.
Có nhiều, ở khắp nước ta,
Cây cao mười mét, thấp là trăm phân.
* *
Lá to, trên những mười phân chiều dài.
Hoa đực gầy bé, nhưng dai,
Hoa cái, mọc tựa hình hài cái đuôi.
* *
Quả non, màu sắc xanh tươi,
Chín thì tím đỏ, tựa thời quả Dâu.
Dân gian vẫn gọi quả Dâu,
Hạch dày, mọng nước, những giầu sắc hương.
* *
Mọc hoang ở lắm địa phương,
Quảng bình, Hà tĩnh, nhiều thường Nghệ an.
Ấn độ, Nhật bản, Thái lan cũng trồng.
* *
Quả
chín, vào tiết cuối đông,
Hái về con cái, vợ, chồng đem phơi.
Sau đó đồ lại như xôi,
Chín rồi, lại tiếp đem phơi khô vừa.
* *
Tính bình, vị ngọt, hơi chua,
Tác dụng lý khí, ngăn ngừa Huyết sung.
Nếu mà lở ngứa đem dùng,
Lấy vỏ thân, rễ sắc chung rửa ngoài.
* *
Còn có tác dụng thứ hai,
Quả chín ngâm rượu; ăn, sài rất ngon.
Nếu lấy những quả còn non,
Chữa lỵ, ỉa chảy, lại còn chữa ho./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Dâu rượu:
1- Hàng năm có
thể thu lấy vỏ rễ hay vỏ thân, dùng tươi hay khô. Vào mùa hạ thu lấy quả phơi
khô. Chữa đau bụng, lỵ. Ngày dùng 8 - 12g vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Còn
dùng chữa lở ngứa. Dùng vỏ thân hay vỏ rễ sắc nước rửa nơi lở ngứa.
2- Trong nước ta
cho đến nay thấy ít được dùng làm thuốc. Thường
đến mùa quả chín, trẻ con hái ăn hoặc bán để chế rượu uống.
3- Quả chín hái về rửa sạch cho thêm ít đường,
thêm ít men rựơu vào để trong vài ngày men rượu chuyển đường trong quả và đường
thêm vào thành rượu, rượu này hòa tan các chất trong quả trong đó có các sắc tố
anthxyan làm cho rượu có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt trông như rượu vang.
4- Có khi người
ta mua quả về cho thêm rượu vào ngâm. Cũng có khi chế thành mứt.
Hà
Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2015.
CÂY HỒ ĐÀO
( Hạnh đào, Hoàng đào, Óc chó, Cát tuế tử, Phan la tư).
Nói về cây thuốc Hồ đào,
Tên thường vẫn gọi: Hạnh đào lâu nay.
Hoặc Cát
tuệ tử, tên này chẳng sao.
* *
Tới hai mươi mét chiều cao,
Lâu năm vẫn sống, thuộc vào cây to.
Lá mùi đặc biệt khi vò,
Thuôn như hình trứng, lá to đầu nhành.
* *
Hoa đực thành cụm, phân gianh,
Đơn độc, hoa cái phải đành lưa thưa.
Quả hạch, vỏ mẫm vừa vừa,
Nhân nguyên, chia tách cũng vừa bốn ngăn.
* *
Mùa hoa, tiết hạ hàng năm,
Được trồng khắp đó, khắp đây,
Hà giang, Bắc cạn, sau này Lào cai.
* *
Quả chín bóc lấy vỏ ngoài,
Đem phơi, hoặc sấy một vài ba hôm.
Hồ
Đào, được đặt tên nôm,
Là vị thuốc quý, sớm hôm được dùng.
*
*
Tính ôn, vị ngọt nói chung,
Vào kinh Phế, Thận, để cùng bổ Gan.
Sáp tinh, liễm Phế, trừ đàm,
Ăn vào người béo, lại làm tóc đen.
*
*
Còn dùng để chữa ho hen,
Chữa ai bệnh trĩ, trẻ em chốc đầu.
Người già đau yếu đã lâu,
Lưng đau, gối mỏi, nhức đầu chữa luôn./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Hồ đào:
1. Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ
mỏi, liệt dương, đái són, đái luôn vãi đái, tiết tinh:
Hạt
óc chó , Ba kích, Nhân quả Ré (Ích trí
nhân), Ô dược, Cẩu tích, mỗi vị
10g, sắc uống ngày một thang.
2. Chữa bị thương đau nhức:
Dùng
Hạt
óc chó giã nhỏ hoà với rượu uống, giã lá tươi hay vỏ quả đắp rịt ngoài.
3. Chữa người già hen suyễn
và người đái ra cát sỏi:
Giã Hạt óc chó nấu cháo thường ăn.
4. Bổ
thận làm đen râu tóc:
Hạt
óc chó 30 quả cả vỏ; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng mỗi vị 160g đem tẩm rượu sao, Tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, Thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi
nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với
nước muối nhạt.
5. Bổ
huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể:
Hạt
óc chó, bột Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tỳ giải, mỗi vị 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt
ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.
6. Trị
đái buốt, đái có sỏi:
Hạt
óc chó 100g, gạo 100g nấu cháo
ăn, ăn liên tục từ 5-7 ngày.
7. Trị
cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu:
Hạt
óc chó, trà búp, hành, gừng
sống, mỗi vị 15g giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
8. Trị
người già ho, ngủ không yên:
Hạt
óc chó 40g, gừng sống 40g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao
cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
Hà Nội, ngày
06 tháng 01 năm 2015.
CÂY MẠCH MÔN ĐÔNG
( Mạch đông, cây Lan viên).
Còn có tên gọi: Lan viên,
Hay tên gọi khác, đi liền Mạch đông.
Sống lâu, xanh tốt, mùa đông không tàn.
* *
Rễ chùm tua tủa mọc ngang.
Phát triển thành củ theo hàng, theo dây.
Cây cao nửa mét đây này,
Lá mọc từ gốc, đan dày bên nhau.
* *
Sắc hoa xanh nhạt một màu,
Quả mọng tim tím, có màu nhạt đen.
Đông y làm thuốc đã quen,
Nhiều nơi có lắm, trồng ven núi đồi.
* *
Đến mùa, thu hoạch về thôi,
Nếu mà nhỏ, bé chẳng cần,
Chỉ tước bỏ lõi, một lần là xong.
* *
Cùng gạo, cho cả vào trong,
Đem rang hai thứ, khi xong đem dùng.
Mạch
môn vị ngọt nói chung,
Tính hàn, hơi đắng đi cùng với nhau.
*
*
Vào Tâm, Phế trước; Vị sau,
Thanh Tâm, nhuận Phế, cùng nhau hóa đàm.
Chữa lao, thổ Huyết, ho khan,
Chữa miệng khô khát, làm tan nhiệt phiền.
*
*
Phụ nữ tắc sữa liên miên,
Nếu cần lắm sữa, hãy phiền Mạch môn.
Hoặc ho, khó thở sớm hôm,
Muốn nhanh khỏi bệnh, Mạch môn đem dùng./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Mạch môn đông:
1-
Chữa ho, khó thở lâu ngày:
Mạch
môn đông 15g, Bán hạ 10g, Đảng sâm 10g,
Cam thảo 5g, gạo nếp sao vàng 5g, Đại táo 5 quả, nước 600ml.
Sắc còn 200ml,
chia làm 3 lần uống trong ngày.
2- Thanh
Tâm, trừ phiền
a: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 10g, sắc uống ngày 2~3 lần.
Còn trị chứng tân dịch kém, táo bón.
b: Mạch môn đông 15g, Kim ngân hoa
10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 5g. Cho trong ấm, đổ nước sôi
hãm như pha trà, uống thay nước trong ngày.
Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, họng khô miệng khát.
3-
Chữa tắc tia sữa.
Mạch
môn đông bỏ lõi 100~ 200g, tán nhỏ; mỗi lần hòa 10 ~ 15g với nước
uống. Sừng Tê giác mài 4~ 5g hòa với rượu uống, ngày uống 2 ~ 3 lần.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2014.
CÂY THIÊN MÔN ĐÔNG
( Thiên môn, Dây tóc tiên, Thiên đông).
Còn tên gọi khác Thiên môn,
Dây
tóc tiên nữa, vẫn hồn Thiên đông.
Loại dây leo nhỏ, dễ trồng,
* *
Loại cây sống rất là dai,
Có nhiều rễ củ, hình hài quả thoi.
Mùa hạ hoa nở nhỏ nhoi,
Khi chín quả đỏ, mặn mòi sắc hương.
* *
Mọc hoang bờ bãi, ven đường,
Nay trồng trọt lắm bãi, nương, ven đồi.
Nước ta có ở khắp nơi,
Lạng Sơn, Thanh Hóa, sau thời Hà Nam .
* *
Mùa xuân trồng trọt hàng năm,
Đầu đông thu hoạch, củ rằng đã to.
Rút bỏ hết lõi, thái cho mỏng vào.
* *
Tẩm nước, sau phải phơi, sao,
Chọn làm thuốc tốt, củ nào vàng thau.
Tính hàn, ngọt, đắng khác nhau,
Vào kinh Phế, Thận trước sau tuyệt vời.
*
*
Dưỡng Âm, nhuận táo đồng thời,
Hóa đàm, thanh nhiệt, chữa người phế ung.
Tân dịch hao tổn nói chung,
Sốt cao, tiểu ít đem dùng khỏi ngay.
*
*
Nếu làm thuốc bổ càng hay,
Hoặc mồm lở loét, thuốc này chữa luôn.
Ho đờm, thổ Huyết chớ buồn,
Tâm phiền mất ngủ, chữa luôn đái đường./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Thiên môn đông:
1- Trị các chứng ho thể nhiệt mạn tính:
Thiên môn đông, Khoản đông hoa, Tang
bạch bì (tẩm mật sao), Hạnh nhân, Qua lâu nhân, Tử uyển, Tỳ bà diệp, Bối mẫu,
mỗi vị 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3
lần trong ngày, sau khi ăn 1 giờ.
2 - Trị chứng tâm loạn nhịp,
hồi hộp, đoản hơi, vô lực, mồ hôi nhiều, mụn nhọt, táo bón, kém ngủ:
Thiên môn đông 16g; Liên tâm, Đăng
tâm thảo, Liên nhục, Thảo quyết minh,
Bá tử nhân, Sinh địa, Thục địa, Đạm trúc diệp, mỗi vị 10g;
Sắc uống ngày 1 thang, ngay sau khi
ăn 1 giờ.
3- Trị chứng tâm phiền mất ngủ,
nội nhiệt tiêu khát:
Thiên môn đông (bỏ lõi), Nhân sâm, Ngũ vị tử, mỗi vị 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
4- Trị chứng lở lưỡi, lở miệng:
Thiên môn đông, Mạch môn đông ( đều
bỏ lõi), Huyền sâm, mỗi vị 10g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần
sau khi ăn 1 giờ.
5- Trị nôn ra máu, chảy máu cam:
Thiên môn đông, Sinh địa, mỗi
vị 30g.
Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều
ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
6- Trị tiêu khát (đái tháo
đường):
Thiên môn đông, Mạch môn đông, Ngũ
vị tử (lượng bằng nhau) nấu thành cao, thêm ít mật ong để dùng dần mỗi lần
uống 20ml, ngày 3 lần sau khi ăn 1 giờ.
7 - Trị phế nuy, hư nao, phong
nhiệt, trị chứng nóng, khát:
Thiên môn đông bỏ lõi, nấu chín, ăn hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật
làm thành viên to bằng hạt ngô (1g).
Mỗi lần uống 20 viên ngày 3 lần, sau khi ăn 1 giờ.
8 - Trị phụ nữ bị cốt chưng,
trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không
uống được nhiều, suyễn:
Thiên môn đông, Thanh hao, Miết
giáp, Mạch môn đông, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử, mỗi
vị 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3
lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014.
CÂY CỎ XƯỚC
( Ngưu tất, Hoài ngưu tất).
Cỏ
Xước thuộc loại thuốc Nam,
Loại cỏ thân mảnh, không rêu,
Cao chừng một mét, phần nhiều mét hai.
* *
Lá ra mọc đối, cuống dài,
Bốn phân bề rộng, độ dài mười phân.
Lá như hình trứng, nhọn dần,
Cụm hoa thường mọc, ngay chân đầu cành.
* *
Vị chua, tính đắng phân danh,
Tác dụng phá ứ, Huyết hành, Khí thông.
Làm thuốc chữa bệnh thành công,
Trị bệnh thấp khớp đàn ông, đàn bà.
* *
Chữa cảm, nước mũi chảy ra,
Phụ nữ đau bụng, kinh ra không nhiều.
Đái buốt, đái dắt trưa, chiều, sớm mai.
* *
Còn chữa viêm nhức màng tai,
Thận viêm phù thũng, đã dài ngày qua.
Dùng bổ Can, Thận người già,
Hoặc chữa tắc Mật, vàng da lâu ngày.
*
*
Chữa thần kinh tọa rất hay,
Miệng mồm lở loét, thuốc này chữa luôn.
Nếu ai đau nhức trong xương,
Bị đòn sưng tấy, dùng thường khỏi ngay./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ
cây Cỏ xước:
1- Chữa đái ra máu:
Dùng Rễ Cỏ xước 20g, củ Mài (sao vàng) 40g, hạt Sen (sao
vàng) 40g, Bông mã đề, lá Trắc bách diệp (sao cháy), Cỏ nhọ nồi (sao
đen); mỗi vị từ 15g ~ 20g. Tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi
lần 12g.
2- Chữa phù thũng, vàng da:
Dùng Cỏ
xước, rễ Cỏ tranh, Bông mã đề; mỗi thứ từ 20g ~ 25g; sắc nước uống,
ngày một thang.
3 - Viêm đa khớp dạng thấp:
Rễ Cỏ
xước tẩm rượu sao 20g, Độc hoạt, Tang ký sinh, Dây đau xương, Tục đoạn,
Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Tần giao, Quế chi, Xuyên khung; mỗi
vị từ 10g ~ 12g; riêng Cam thảo 6g, Tế tân 6g.
4 -Chữa suy Thận, phù thũng, nặng chân, vàng da:
Rễ
cỏ xước sao 30g, Mã đề cả cây 30g, Cúc bách nhật cả cây 30g, Cỏ mực
30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
5 - Chữa miệng, lưỡi lở loét:
Dùng Cỏ
xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.
6- Chữa vàng da do tắc Mật:
Dùng Cỏ xước 100g, Gan lợn 1 bộ, nấu chung với nhau cho thật nhừ,
chắt lấy nước; chia ra uống trong ngày.
7- Chữa tiểu tiện đau buốt:
Dùng Cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam
dược thần hiệu).
8 - Chữa đái đục:
Dùng Rễ cỏ xước 20g, Củ mài 20g, Ý dĩ 40g, rễ Cỏ tranh 12g, Bông
mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.
9 - Chữa đau thần kinh tọa:
Dùng Rễ cỏ xước 20g, Lá lốt, Thiên niên kiện, Củ ráy sao, Tô mộc,
Cẩu tích, Đỗ trọng, Ngải cứu, Ý dĩ, Lá thông; mỗi vị từ 12g ~ 16g.
Nước 1000ml sắc còn
300ml; chia 2 lần uống trong ngày
10 - Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư:
Rễ cỏ xước
20g, Ích mẫu 16g, Nghệ xanh 16g, Rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần,
uống trong 10 ngày…
Hà Nội, ngày 06 tháng 12
năm 2014.
CÂY HOA CỨT LỢN
( Cỏ hôi, cây Hoa ngũ sắc, cây Hoa ngũ vị).
Còn tên gọi khác, Cỏ hôi,
Cây
hoa ngũ sắc, tên thời gọi thêm.
Thân nhiều lông nhỏ, nhưng mềm,
* *
Ven sông, bờ ruộng, đê điều,
Khắp nơi, trong nước cây đều mọc hoang.
Lá ra mọc đối, theo hàng,
Xung quanh mép lá, rõ ràng răng cưa.
* *
Hai bên, lông lá lưa thưa,
Sắc hoa màu tím, lại vừa màu xanh.
Sắc đen, quả bế rành rành,
Có năm sống dọc, tạo thành đường gân.
* *
Làm thuốc lấy lá, lấy thân,
Tất cả gốc, rễ là phần bỏ đi.
Cỏ
hôi làm thuốc Đông y,
Chữa bệnh phụ nữ, những kỳ Huyết rong.
* *
Đặc biệt người mới đẻ xong,
Nếu mà bị bệnh Huyết rong chữa liền.
Còn ai viêm mũi triền miên,
Viêm xoang dị ứng, dùng liền khỏi ngay.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Hoa cứt lợn:
1 -Dùng
chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thũng, mụn nhọt, trị
bệnh sa tử cung và u tử cung:
Liều dùng khi uống, từ
15 - 30g cây Hoa cứt lợn khô (hoặc
30 - 60 g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng
ngoài không kể liều lượng.
2- Phụ nữ bị rong Huyết sau khi sinh nở:
2- Phụ nữ bị rong Huyết sau khi sinh nở:
Trong dân gian có kinh nghiệm hái chừng
30 - 50g cây Hoa cứt lợn tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước
cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày.
3- Trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu):
Hái chừng 30 - 60g lá
cây
Hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn
vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm
thuốc bột - ngậm và nuốt dần xuống họng.
4- Trị nhọt
độc sưng đau:
Nhổ cả cây Hoa cứt lợn, rửa
sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có
bệnh.
5- Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ:
Lấy một nắm cây Hoa
cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, giã nát đắp vào chỗ bị thương.
6- Sốt rét, cảm mạo:
Lấy 15 - 20g cành và
lá cây
Hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày
7- Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại):
Lấy một nắm cây Hoa cứt lợn tươi, giã
nát, đắp vào chỗ đau./.
Hà Nội, ngày
22 tháng 9 năm 2014.
CÂY HỒNG HOA
( Cây Rum).
Nói về cây thuốc Hồng hoa,
Là cây thuộc thảo, cao đà trăm phân.
Lớp lông không có trên thân,
* *
So le lá mọc quanh mình,
Lá không có cuống, mép hình răng cưa.
Cụm hoa sắc đỏ đẹp chưa?
Quả hình bốn cạnh, dài vừa bảy ly.
* *
Thuộc là, thuốc quý Đông y,
Hà
giang trồng lắm, nay thì nhiều
nơi.
Khi hoa sắc đỏ, hồng tươi,
Hái về đem sấy, đem phơi để dùng.
* *
Vị cay, tính ấm nói chung,
Làm tan ứ Huyết, sau dùng thông kinh.
Tác dụng lợi tiểu, điều kinh,
Chuyên trị ứ Huyết, sau sinh, đàn bà.
* *
Còn dùng chữa sởi, vàng da,
Chữa viêm buồng trứng, viêm mà tử cung.
Bị thương, bị đánh bệnh chung.
Dạ dày viêm loét, hãy dùng Hồng hoa./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Hồng hoa.
1-Trị hành kinh đau bụng:
Hồng hoa 05g, sắc với rượu chia 3 lần uống.
Hồng hoa 05g, sắc với rượu chia 3 lần uống.
2- Trị thống kinh:
a- Hồng hoa 05g; Xuyên khung, Đương quy, Hương phụ, Diên hồ
sách, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, trước khi hành kinh.
b- Hồng hoa 05g, Ích mẫu thảo 10g, Sơn tra
10g chỉ, gia Đường đen. Sắc uống ngày
một thang, trước khi hành kinh.
3- Trị sưng đau tại
chỗ do chấn thương:
a- Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương quy,
mỗi vị 10g, Đại hoàng 05g. Sắc uống ngày một thang.
b- Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy vĩ, Chi tử, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một
thang.
4- Trị sởi khó mọc
ra, ban sởi màu không hồng sáng, sưng tấy:
Hồng hoa 05g; Đương quy, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Hoàng liên, Cát căn, Ngưu bàng tử, mỗi 10g;Cam thảo 05g. Sắc uống ngày một thang.
Hồng hoa 05g; Đương quy, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Hoàng liên, Cát căn, Ngưu bàng tử, mỗi 10g;
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai
cấm dùng, nếu dùng sẽ bị sẩy thai.
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2014.
BẠCH CẬP
Bạch cập sống rất lâu năm,
Mọc nhiều trong
bản, ngoài làng,
Nay trồng trọt
lắm, nên càng nhiều thêm.
* *
Lá từ thân rễ,
mọc lên,
Thường ba, năm
lá, hoặc thêm không nhiều.
Trông như
lưỡi mác, đã nêu,
Dài chừng bốn
tấc, rộng đều năm phân.
* *
Mùa hoa,
thường cuối tiết xuân,
Trên cành hoa
nở, muôn phần đẹp thay.
Cánh hoa đỏ
tím, đây này,
Quả ra sáu
cạnh, căng đầy hình thoi.
* *
Sang thu,
thay đổi tiết trời,
Củ đào, rửa
sạch, đem phơi để dùng.
Tính bình, vị
đắng nói chung,
Trước là bổ
Phế, sau cùng sinh cơ.
* *
Chữa khi máu
chảy bất ngờ,
Hay nôn ra Huyết, hàng giờ máu cam.
Nhọt sưng, lở
ngứa tràn lan,
Thạch cao phối hợp, cùng hàn vết thương.
* *
Trị đau đụng độ,
gãy xương,
Tay chân nứt
nẻ, lạnh thường gây ra.
Nếu mà bị bỏng
ngoài da,
Tán cho nhỏ
mịn, bôi là khỏi ngay./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Bạch cập:
1- Trị mụn đinh nhọt, lở: Bạch cập nửa chỉ tán bột khuấy với
nước, gạn bột trên giấy mỏng rồi dán lên, băng lại.
2- Trị bị đánh đập trị gãy xương: Trộn Bạch cập 10g với rượu đắp
vào vết thương, thì công hiệu của nó rất cao.
3- Trị bỏng lửa: Bạch cập tán thành bột, trộn với dầu mè bôi lên.
4- Trị chân khí đau nhức: Bạch cập, Thạch lựu bì, mỗi thứ 10g nghiền thành bột, trộn với mật làm viên
bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 3 viên, với nước lá Ngải cứu pha với tí dấm.
5- Trị vết dao thương chém đứt: Bạch cập, Thạch cao (nung) hai vị bằng nhau đắp vào chỗ đau, làm nhanh liền
miệng vết thương.
6- Trị ra máu cam không cầm: Bạch cập tán nhỏ, lấy nước trộn đắp ở
giữa sơn căn, sau dùng 5g, hòa nước uống.
Giải thích Sơn căn: theo Nhân tướng học coi phần giữa 2 mắt, vùng dưới Ấn Đường, nơi cao nhất trên sống mũi là 3 cung vị: Sơn Căn, Niên Thượng, Thọ Thượng, gọi chung là cung Tật Ách.
7- Trị phế ung, nôn ra máu: Bạch cập nghiền nhỏ uống mỗi lần 10g với nước
cơm.
8- Trị chứng
phế ung, ho ra máu:
Bạch
cập, Xuyên bối mẫu, Bách hợp, Dĩ
mễ, Phục linh, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014.
KỶ TỬ
( Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Câu kỷ
tử).
Còn tên Câu khởi đấy mà,
Hay Câu kỷ tử, vẫn là tên chung.
Cao trên nửa
mét, thường chừng mét hai.
* *
Nhỏ cành,
thỉnh thoảng có gai,
Mọc từ kẽ lá,
độ dài năm phân.
So le, lá mọc
nhiều lần,
Tựa như lưỡi mác,
nổi gân rõ ràng.
* *
Hoa ra đơn độc, dọc ngang,
Có khi tụ
lại, theo hàng, theo dây.
Cánh màu đỏ tím, ban ngày khoe ra.
* *
Quả mọng hình trứng, đấy mà,
Chín màu đỏ
sẫm, còn là đỏ tươi.
Vào mùa tháng
chín, tháng mười,
Thu hoạch, mang
hết trái tươi về nhà.
* *
Tính bình, vị
ngọt tiết ra,
Vào kinh Phế,
Thận, sau là kinh Can.
Tác dụng bổ
Thận, mát Gan,
Chữa ai Phế táo;
dùng càng khỏe xương.
* *
Chuyên trị, căn
bệnh đái đường,
Mụn nhọt,
viêm Phổi, người thường di tinh.
Chữa lưng, gối
mỏi; đau mình,
Sau còn bổ Khí,
ích Tinh đồng thời.
* *
Rễ đem bóc vỏ
sấy, phơi,
Cũng là vị
ngọt, nhưng hơi tính hàn.
Vào kinh Phế,
Thận, cùng Can,
Tác dụng
lương Huyết, tiêu tan nhiệt phiền.
* *
Chữa đau gân,
cốt triền miên,
Dùng thì lợi niệu, trừ liền cốt chưng.
Chữa người ho, sốt dửng dưng...
Biết bao
chứng bệnh, thuốc từng chữa hay./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Kỷ tử:
1- .Trị bệnh về Gan ( viêm Gan mạn, xơ Gan thuộc thể
âm hư): Thuốc
có tác dụng bảo vệ Gan:
Kỷ tử, Sa sâm, Mạch môn, Đương quy, Sinh địa, Xuyên luyện tử, mỗi vị 10g, sắc nước uống ngày một thang.
2 - Trị chứng suy nhược sơ thể, Thận hư, lưng gối nhức mỏi, di tinh, Huyết trắng nhiều:
Kỷ tử, Thục địa, Sơn
dược, Sơn thù du, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Quy bản, mỗi vị 10g. Trường hợp ho lao lâu ngày gia thêm: Mạch môn, Ngũ vị tử, sắc uống ngày một
thang.
3 - Dùng trị chứng hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm
mắt tuổi già, đục thủy tinh thể:
Kỷ tử, Cúc hoa, Nhục thung dung, Ba kích
thiên, mỗi vị 10g, sắc nước uống ngày một
thang.
4 – Chữa thổ Huyết:
Rễ Kỷ
tử ( Địa cốt bì) 12~ 15g, sắc với 200ml nước, uống trong ngày.
5 – Tiểu
tiện ra máu:
Rễ Kỷ tử ( Địa cốt bì) tươi, rửa
sạch, giã vắt lấy nước uống, mỗi lần dùng 25~ 30g, uống trong ngày.
Hà
Nội ngày 20 tháng 8 năm 2014.
CÂY NHÀU.
( Cây Ngao, cây Nhàu núi, Giầu).
Nói về vị
thuốc, cây Nhàu,
Ước chừng,
tám mét chiều cao,
Bờ sông, bờ
suối, bờ ao mọc nhiều.
* *
Cành to, cây
có rất nhiều,
Lá ra mọc
đối, cách đều trước sau.
Mùa xuân, hoa
nở đua nhau,
Sang thu quả
chín, có màu hồng tươi.
* *
Quả như hình
trứng, mười mươi,
Bổ đôi quả
chín, khi già,
Lớp cơm trong
đó, ăn mà rất ngon.
* *
Trái Nhàu, khi lúc còn non,
Nếu mà làm
thuốc, lại còn rất hay.
Chữa ai, kinh
nguyệt sai ngày,
Kiết lỵ, tiêu
chảy, bệnh hay đái đường.
* *
Làm lành nhanh, những vết thương,
Giúp cho dễ
ngủ, tăng cường gân xương.
Chữa chân,
tay mỏi bất thường,
Chứng viêm đa
khớp, nhức xương đêm ngày.
* *
Giải cảm, hạ
sốt nhanh thay,
Làm ăn ngon
miệng, lại hay nhuận tràng.
Còn dùng bổ
Thận, mát Gan,
Ăn vào, cơ
thể ngày càng khỏe ra./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Nhàu:
1- Chữa lỵ, tiêu
chảy, cảm sốt: Dùng lá Nhàu, từ 3 đến 6 lá rửa sạch, nấu
với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml, uống mỗi ngày 2 lần. Uống liên tục
2 đến 5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
2- Trị mụn nhọt, lở
loét: Dùng lá Nhàu giã nhuyễn, đắp lên mụn nhọt,
vài ngày sẽ khỏi và chỗ mụn nhọt đó
cũng mau lên da non. Còn lấy dịch lá Nhàu
bôi lên vùng khớp bị viêm, đau nhức.
3- Lá Nhàu non om
với lươn hoặc nấu canh với thịt bò, có tác dụng bồi bổ cho người vừa ốm dậy,
người bị suy nhược cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe nhanh.
4- Chống viêm: Trái Nhàu có
tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp, như: Bệnh viêm
khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giảm đau và giảm sưng vết thương. Với triệu
chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Còn có nhiều hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và phòng ngừa phát ban.
5- Hen suyễn: Nước cốt trái Nhàu giúp
người bị hen suyễn bớt cơn hen, tránh dị ứng, mà người hen thường bị, khi tiếp
xúc với bụi, khói, phấn …
6- Giảm đau: Trái
Nhàu có tác dụng chữa những
cơn đau trong cơ thể, như: Đau lưng, đau cổ, đau cơ, đau thần kinh và những cơn
đau do căng thẳng, đau nửa đầu. Có thể nói, nước trái Nhàu được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, mà không có tác
dụng phụ nào.
7- Cải thiện hệ tiêu
hóa: Vị chua của trái Nhàu khi ép làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột, giúp cho sự đẩy phân ra
ngoài nhanh. Khi bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng, có thể uống trước 2
muỗng nước cốt trái Nhàu,
việc đi cầu sẽ rất dễ dàng do sự tăng co bóp của ruột.
8- Trị mụn cóc: Dùng
trài Nhàu
non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc, rồi băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần, đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên, có thể loại bỏ được mụn cóc.
9- Chữa đau nửa đầu: Nước
ép của trái Nhàu có tác dụng chữa
đau nửa đầu rất hiệu quả.
Ghi
chú: Cây Nhàu có nhiều ở miền Nam nước ta, miền Bắc chưa thấy có.
- Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng
rễ trái Nhàu để chữa bệnh và ngâm rượu uống để bồi bổ sức khỏe.
- Trái Nhàu non cũng có thể thay thế cho rễ,
cần thái nhỏ phơi khô, xao vàng nấu nước uống. Nó có giá trị giống tác dụng của
rễ, như: Giảm đau, chữa hen suyễn …
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2014.
CÂY KIM ANH
( Thích lê
tử, Đường quân tử).
Kim anh, thuộc loại cây mềm,
Thường mọc
thành bụi, bám bên cây ngoài.
Mọc dài mười
mét, chẳng sai,
* *
Thân, cành
đều có nhiều gai,
Gai mọc cúp
xuống, phía ngoài thân cây.
Có ba lá chét
đây này,
Lá như hình
trứng, mép dày răng cưa.
* *
Đầu cành, hoa
mọc lưa thưa,
Cánh hoa sắc
trắng, nở vừa tám phân.
Hoa nở đầu
hạ, cuối xuân,
* *
Mọc hoang
khắp đó, khắp đây,
Các tỉnh biên
giới, trồng cây làm rào.
Quanh nhà,
cho chí bờ ao,
Gai nhiều,
quấn quýt ai nào dám qua.
* *
Mùa quả, thu
hái về nhà,
Phơi khô, đập
đảo cho là hết gai.
Sau rồi, phơi
tiếp lần hai.
Tách lấy vỏ,
hạt phân hai cho vừa.
* *
Kim anh vị ngọt,
chát, chua,
Tính bình, chỉ
tả, lại vừa cố tinh.
Thu liễm,
hoạt Huyết nhiệt tình,
Làm tan ứ trệ;
đầu, mình chấn thương.
* *
Dùng chữa
đụng giập gân, xương,
Đái són, đái dắt,
người thường di tinh.
Làm thuốc bổ Huyết,
ích Tinh,
Chữa lưng gối
mỏi, bệnh tình đã lâu.
* *
Còn trừ mụn
nhọt sưng đau,
Kiết lỵ, ỉa
chảy, bụng đau lâu ngày.
Khí hư, bạch
đới chữa ngay,
Thần kinh suy
nhược, thuốc này chữa luôn./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Kim anh:
1- Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi
đau: Quả Kim anh 20g, Củ súng
16g, Cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất
cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa, còn 150ml. Ngày sắc một thang, chia làm 2 lần uống.
2- Chữa tiểu són, tiểu dắt: Kim anh, Tang phiêu tiêu, Tua sen, Sơn
dược, mỗi vị 10g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml. Uống làm hai lần trong ngày, dùng liền 10 ngày.
3- Bài thuốc bổ sinh khí, chữa di mộng tinh, phụ
nữ có khí hư, bạch đới: Quả Kim
anh, Khiếm thực, mỗi vị liều lượng 100g, sấy khô tán nhỏ, làm thành viên
bằng hạt ngô, ngày uống 10-20 viên.
4- Viên bổ Huyết và ích Tinh khí: Quả
Kim anh (bỏ gai, hạt) 160g, Sa nhân 80g, tán nhỏ, làm thành viên với
mật. Viên bằng hạt ngô, uống lúc đói, mỗi lần 50 viên, uống với rượu nóng.
Ghi
chú:
-
Quả Kim anh phơi
khô, dùng gậy đập cho hết gai, rồi lại phơi khô, gọi là Kim anh tử.
-
Sau khi bổ dọc quả, bỏ hạt, lấy vỏ rồi lại phơi khô, vỏ đó gọi
là Kim anh nhục hay Kim anh phiến ( còn gọi là quả giả), làm
thuốc thường dùng loại này.
Kiêng kỵ:
Người nhiệt táo kết không nên dùng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2014.
CÂY Ý DĨ
( Dĩ mễ, Dĩ
nhân, Ý dĩ nhân, hạt Bo bo, Bo bo).
Bo bo, Dĩ mễ, Dĩ nhân đấy mà.
Là nhân, đã
loại vỏ ra,
Rồi ngay sau
đó, đem mà sấy, phơi.
* *
Hàng năm, cây
sống một đời,
Cao chừng hai
mét, thấp thời trăm phân.
Lớp lông, chẳng
có trên thân,
Nhưng có vạch
dọc, dần dần nổi lên.
* *
Lá hình lưỡi
mác, nhiều thêm,
Chiều dài bốn
tấc, bản nền ba phân.
Bề mặt, nổi
những đường gân,
Ở giữa gân
nổi, có phần to ra.
* *
Hoa thuộc đơn
tính, nhiều mà thành bông.
Hoa đực
thường ở trên không,
Hoa cái ở
dưới, đan chồng lên nhau.
* *
Lá bấc, bao
bọc trước sau,
Quả dĩnh ở
giữa, sắc màu vàng thâm.
Đến mùa thu
hoạch dần dần,
Phơi khô, lấy
hạt khi cần có ngay.
* *
Miền núi có
lắm cây này,
Mọc hoang khe
suối, đó đây rất nhiều.
Ngày nay nhiều
nước bao tiêu,
Ta trồng trọt
lắm, nên nhiều hơn xưa.
* *
Ý dĩ có vị ngọt vừa,
Nhưng mà nó
lại, rất ưa tính Hàn.
Kiện Tỳ, bổ
Phế giỏi giang,
Thanh nhiệt,
lợi Thấp lại càng rất hay.
* *
Dùng chữa
thủy thũng lâu ngày,
Cước khí,
tiết tả, Phế này bị ung.
Chữa bí đái,
ỉa nói chung,
Tả lỵ, thấp
khớp, sau dùng chữa nôn…/.
Một số
bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Ý dĩ:
Bài 1- Tăng tiết
sữa, làm tốt sữa của phụ nữ sau sinh: Hạt Ý dĩ
sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần, một tuần ăn 3 lần.
Bài 2- Chữa tiểu buốt, rắt: Hạt Ý dĩ
sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.
Bài 3- Trị chứng Tỳ hư, tiêu hóa kém: Hạt Ý dĩ,
Bạch biển đậu, Hoài sơn, Sơn tra, Sử quân tử (bỏ vỏ lụa), Liên nhục, Thần khúc,
Đương quy , mỗi vị 10g, sắc uống ngày
một thang.
Bài 4 -. Chữa vàng da: Rễ
Ý dĩ sắc nước uống, hoặc dùng rễ
Ý
dĩ 60g, Nhân trần 30g, thêm
ít đường nấu uống, 3 lần trong ngày.
Bài 5 -. Chữa giun đũa: Rễ Ý
dĩ 15g, giã ra hòa với rượu uống.Chú ý: Người có thai khi dùng Ý dĩ phải rất cẩn thận.
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2014
CÂY HÀ THỦ Ô
ĐỎ
( Thủ ô, Giao
đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Khua lình ( Thái), Mần đăng…).
Còn tên gọi
nữa Địa tinh,
Nhiều vùng
dân gọi Giao đằng,
Là dây leo
xoắn, chúng rằng quấn nhau.
* *
Vỏ cây xanh tím,
khoe màu,
Lớp lông không
có, thi nhau vân nhiều.
So le lá mọc
cách đều,
Phiến đầu lá hẹp,
phần nhiều hình tim.
* *
Giống nhau, hai
mặt như in,
Cả trên, lẫn
dưới lông tìm không ra.
Đầu cành là
những chùm hoa,
Cánh hoa sắc trắng,
nhìn mà đẹp thay.
* *
Cuối năm tháng
chạp, quả này lớn thay.
Vị là đắng chát, không cay,
Ngọt hơi,
tính ấm, thuốc này bổ Gan.
* *
Ích tinh, bổ
Huyết, nhuận tràng,
Bổ Thận, hoá
Khí, dùng càng cứng xương.
Chữa Gan,
Thận yếu bất thường,
Lưng đau, gối
mỏi hãy nhường Địa linh.
* *
Dùng nhiều, chữa
bệnh thần kinh,
Kém ăn, mất ngủ,
mộng tinh lâu ngày.
Nếu làm thuốc
bổ càng hay,
Uống vào khỏe
mạnh, sau này sống lâu.
* *
Làm cho đen tóc, đen râu,
Khỏe gân,
cứng cốt về sau tuổi già.
Chữa bệnh
bạch đới sinh ra,
Các bệnh sau
đẻ, của mà chị em.
* *
“Thần kinh
suy nhược nhiều phen,
Lưng đau, gối
mỏi; Gan viêm, váng đầu.
Phần sinh dục
yếu đã lâu,
Khí hư, Huyết
ứ… bảo nhau mà dùng”./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Hà thủ ô đỏ:
1-
Chữa Huyết hư,
máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hay hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt,
lưng gối rũ mỏi, khô khát, táo bón:
Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống, ngày một thang.
2. Chữa người già xơ cứng mạch máu, Huyết áp
cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con:
Hà thủ ô 20g; Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu
tất, mỗi vị đều 16g sắc uống, ngày một thang.
3. Bổ Khí, Huyết, mạnh gân cốt:
Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng với lượng bằng nhau, ngâm
nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu
xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
4. Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm):
Lá Hà
thủ ô, lá Huyết dụ, lượng bằng nhau sắc nước uống, rồi
hoà thêm ít mật vào uống.
5.
Điều kinh, bổ Huyết:
Hà thủ ô (rễ, lá)
1 rổ lớn, Đậu
đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc
nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố
đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2014.
CÂY TỤC ĐOẠN
(Sâm nam, Đầu vù ( Mèo), Rễ kế ( miền Nam ).
Tục đoạn còn gọi Sâm nam,
Thường cao
trên những trăm phân,
Thân hình sáu
cạnh, đa phần có gai.
* *
Càng lên gai
lắm chẳng sai,
Gai quặp trở
xuống, có nài không lên.
Lá ra mọc
đối, nhiều thêm,
Nhưng không
có cuống, mỏng mềm, ôm thân.
* *
Có hàng gai cứng,
đường gân,
Khi lên đầu
lá, gai dần mềm ra.
Xẻ sâu, phiến
lá khi già,
Răng cưa mép lá,
những là rất mau.
* *
Cụm hoa hình
trứng, hình cầu,
Cành đều sáu
cạnh, hoa màu trắng tinh.
Vỏ màu xám trắng, còn hình đài hoa.
* *
Có nhiều,
miền Bắc nước ta,
Lào cai nhiều
nhất, đó là Sa pa.
Tháng mười
nam, nữ, trẻ, già,
Đi đào lấy
rễ, sau là sấy, phơi.
* *
Tục đoạn làm thuốc tuyệt vời,
Tính ôn, vị
đắng, đồng thời hơi cay.
Hành Huyết,
chỉ Huyết được ngay,
Tác dụng bổ
Thận, sau này chữa đau.
* *
Chữa người
gối mỏi, lưng đau,
Khớp sai,
xương gãy, khỏi mau, nhanh liền.
Khí hư, bạch
đới liên miên,
Hành kinh ra
lắm, dùng liền khỏi luôn./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Tục đoạn:
1- Phòng ngừa sẩy thai, trong trường hợp hay đẻ non:
Tục đoạn, Bạch thược, Đảng sâm,
Bạch truật, Thục địa, Hoàng
cầm, Đương quy,
Sa nhân, Cam thảo, Hoàng kỳ,
Tang ký sinh tiếp, sau thì Xuyên khung.
Mỗi
vị 10g, sắc uống ngày một thang.
2- Chữa kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt:
Tục đoạn, Thục địa, Đương quy, Ngải diệp, Xuyên
khung.
Mỗi
vị 10g, sắc uống ngày một thang.
3- Chữa sữa không thông, ít sữa sau sinh:
Tục đoạn, Xuyên sơn giáp, Ma hoàng, Đương quy, Xuyên
khung, Thiên hoa phấn, Thông thảo.
Mỗi
vị 10g, sắc uống ngày một thang.
4- Chữa tê thấp, đau mỏi gân xương:
Tục đoạn, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tang ký sinh, Câu kỷ tử,
Đương quy, Hà thủ ô đỏ.
Mỗi
vị 10g, sắc uống ngày một thang.
Hà Nội, ngày 09 tháng 8
năm 2014.
CÂY ĐAN SÂM
( Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn).
Đan sâm, còn gọi Huyết sâm,
Xích sâm tên khác, còn phần Huyết căn.
Loại cỏ, sống
rất lâu năm,
* *
Thân ra lông
ngắn, chẳng sai,
Có màu trắng
nhạt, sau phai sắc vàng.
Rễ mà hình
trụ dọc, ngang,
Trước màu nâu
đỏ, sau sang nâu vàng.
* *
Lá đôi, mọc
đối tỏa ngang,
Có nhiều lá
chét, theo hàng nhánh cây.
Xanh màu, lá
mỏng, không dày,
Răng cưa mép
lá, tỏ bày cả ra.
* *
Đầu cành, là
những chùm hoa,
Tràng hoa
xanh tím, thẫm dần,
Môi trên, môi dưới tách phần nhị hoa.
* *
Quả nhỏ, rộng khoảng ly ba,
Chiều dài quá lắm, chỉ là bốn ly.
Mùa đông, se
lạnh mỗi khi,
Đào rễ rửa
sạch, sau thì sấy, phơi.
* *
Đan sâm, vị đắng biết rồi,
Nhưng mà lại thấy hơi hơi tính Hàn.
Đều vào kinh
mạch Tâm, Can,
Chữa bệnh về
máu, thuốc càng rất hay.
* *
Làm tan Huyết ứ lâu ngày,
Tiếp sinh
Huyết mới, máu thay tức thì.
Huyết tụ, sau
đẻ mỗi khi,
Hành kinh
nhiều ít, thuốc thì chữa luôn.
* *
Những ai, ung thũng chớ buồn,
Đơn độc, mẩn
ngứa nó thường giải ngay.
Chữa người nhức cốt đêm, ngày,
Hành kinh đau
bụng, thuốc hay đem dùng./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Đan sâm:
1- Chữa kinh nguyệt phụ nữ không đều, hoặc sớm hoặc muộn, nhiều hay ít, thai không yên, sinh xong máu hôi ra chưa hết, đau khớp xương: Đan
sâm rửa sạch, thái phơi khô, tán nhỏ, ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần
10g.
2. Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn:
a- Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Bạch thược, Xuyên
khung, Địa hoàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 đến 4 lần
uống.
b- Đan
sâm, Đương quy, Sinh địa, Hương
phụ, Bạch thược, Xuyên khung, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
3. Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim:
a - Đan sâm, Xuyên khung, Trầm hương, Uất kim, Hồng hoa;
Xích thược, Hương phụ chế, Qua lâu, Đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
b - Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Hồng
hoa, Uất kim, Đảng sâm, Đương quy, Mạch môn, Hương phụ, mỗi vị 10g. Sắc
uống ngày 1 thang.4- Chữa kinh nguyệt không đều: Đan sâm, Thục địa, Hoài sơn, Sài hồ, Bạch thược, Sơn thù, Trạch tả, Phục linh, Đan bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
5- Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: Đan sâm, Bạch thược, Đại táo, Thảo quyết minh (sao), Mạch môn, Ngưu tất, Huyền sâm, Dành dành, Nhân hạt táo (sao), mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang./.
Hà Nội,
ngày 07 tháng 8 năm 2014.
CÂY PHÁ CỐ CHỈ
( Phá cốt tử, Cố tử, Bổ cốt chỉ, hạt Đậu
miêu).
Còn gọi là hạt Đậu miêu,
Cây nhỏ, những thấp
là là,
Nếu mà tươi
tốt, cao đà mét hai.
* *
Thân cây lông
trắng, không dài,
So le lá mọc,
ở hai thân cành.
Lá nhọn, hình
trứng tươi xanh,
Nhưng phần đáy
lá, lượn khoanh cung tròn.
* *
Đầu cành, hoa
mọc chon von,
Cánh hoa vàng
nhạt, sau còn vàng nâu.
Quả như hình
trứng, sẫm màu,
* *
Việt Nam, trồng
trọt đã quen,
Mùa xuân ấm
áp, hạt đem gieo trồng.
Sang Thu, quả
chín khắp đồng,
Cùng nhau thu
hoạch, thêm công đem về.
* *
Nhiều nơi
vùng núi, thôn quê,
Chuyên trồng cây
thuốc, thêm nghề thuốc thang.
Thuốc về, lấy
hạt phơi, rang,
Trước là bảo
quản, sau mang bán ngoài.
* *
Vị đắng, lại ngọt chẳng sai,
Không độc,
tính ấm, còn nài vị cay.
Cố tinh, bổ
Thận rất hay,
Ôn Tỳ, chỉ
tả, sau này tráng dương.
* *
Chữa ai mắc chứng
liệt dương,
Lưng đau, gối mỏi, còn thường hoạt tinh.
Tiểu nhiều,
tiêu chảy, di tinh,
Hoặc chữa trẻ
nhỏ, thường sinh đái dầm./.
Một
số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Phá cố chỉ:
1- Trị
tinh khí dễ ra: Phá
cố chỉ, Thanh diêm, 2 vị bằng
nhau, sao, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
2- Trị
đau lưng do Thận hư: Phá
cố chỉ 30g, sao, tán
bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm Mộc hương 3g.
3- Trị tiêu chảy do Tỳ, Thận suy
hư: Phá cố chỉ (sao) 240g, Nhục đậu khấu sống 120g, tán bột. Táo (loại thịt dầy) giã nhuyễn, trộn các thuốc bột trên, làm thành viên
to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50-70 viên lúc đói với nước cơm.
4-
Định tâm bổ Thận: Phá
cố chỉ sao 60g, Bạch phục linh 30g, tán bột. Một dược 15g, lấy rượu ngâm đổ đầy 1
lóng ngón tay, nấu chảy, hòa với bột làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần
uống 30 viên với nước sôi.
5-
Trị đau răng lâu ngày do thận hư: Phá cố chỉ 60g, Thanh
diêm 15g, sao, tán bột, bôi vào.
6 -
Trị đái dầm, Di tinh,
liệt dương: Phá
cố chỉ, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục mỗi thứ 9g, Trầm hương 1,5g, trộn với mật làm viên,
mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước muối.
7-
Trị bạch điến phong ( bệnh bạch biến): Phá cố chỉ 30g, cho vào 10ml cồn 750C, ngâm trong 7 ngày, bôi
vào chỗ đau, ngày 1 lần.
8 -
Trị liệt dương, tiểu nhiều, đái dầm: Phá cố chỉ, Thỏ
ty tử, Bồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
9-
Trị tiểu nhiều: Phá ố
chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm
uống.
Từ 3 đến 9 tuổi uống 1g~3g; từ 10 đến 12
tuổi uống 2g-5g.
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2014.
CÂY HUYỀN SÂM.
( Hắc sâm, Nguyên sâm).
Huyền sâm, còn gọi Hắc sâm,
Hay tên gọi
khác, Nguyên sâm đấy mà.
Cây mọc từ
đất mà ra,
* *
Lá như hình
trứng, thon dài,
Rộng hai phân
rưỡi, chiều dài tám phân.
Từng chùm hoa
mọc đầu thân,
Cánh hoa
trăng trắng, vàng dần về sau.
* *
Nước ta, cây
có từ lâu,
Trong vườn
cây thuốc, đâu đâu cũng trồng.
Hết thời lạnh
giá, mùa đông,
Sang xuân ấm
áp, gieo trồng vụ xuân.
* *
Tháng mười
thu hoạch dần dần,
Rửa sạch, đem cả đi phơi,
Củ mà để ấm, lâu
thời sẫm đen.
* *
Huyền sâm sử dụng đã quen,
Làm thuốc
giảm sốt, chống viêm tuyệt vời.
Giúp thông Khí, Huyết mọi nơi,
Trị lở loét
miệng, chữa thời họng viêm.
* *
Huyền sâm giáng hỏa, trừ phiền,
Giải độc, chỉ
khát, tiêu viêm, hoạt trường.
Chữa ai ung
thũng, nóng xương,
Táo bón,
phiền khát, điên cuồng, phát ban.
* *
Chữa người
hay chảy máu cam,
Bạch hầu, viêm họng nên làm họng đau.
Cầm mồ hôi
trộm đã lâu,
Sốt cao, ban
sởi, nhức đầu chữa luôn./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng
từ cây Huyền sâm:
1-
Chữa viêm Amygdanl, viêm cổ họng:
Xạ
can, Cam thảo, Thăng ma,
Mạch
môn, Cát cánh, sau là Huyền sâm.
Mỗi vị từ 8g đến 10g, riêng Cam thảo 3g~ 4g, sắc uống
ngày một thang.
2-
Chữa viêm mạch máu ở chân, tay:
Cam
thảo, Huyết giác, Đương quy,
Xuyên
khung, Ngưu tất, sau thì Huyền sâm.
Mỗi vị từ 8g đến 10g, riêng Cam thảo 3g~ 4g, sắc uống
ngày một thang.
3- Trị lao hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và
lao màng bụng nổi cục:
Huyền sâm 20g; Nghệ đen, Rẻ quạt, Bồ công anh, Mộc thông, mỗi vị đều 10g, sắc uống ngày một thang.
4- Trị cơ thể suy nhược, ăn ít, lao phổi, ho, sốt:
Huyền
sâm 20g, Hoài sơn 40g, Ngưu bàng tử 20g, Kê nội kim 10g, sắc uống
ngày một thang.
5-
Trị lao hạch chưa vỡ mủ:
Huyền sâm 20g, Mẫu lệ 12g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống ngày một thang.
6-
Trị bệnh Bạch hầu:
Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn đông 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì
12g, Bạch thược 12g, Bạc hà 12g, sắc uống
ngày một thang.
Kiêng
kỵ: - Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn không dùng.
- Không dùng chung với Lê lô.
Chú ý:- Không dùng Huyền sâm đối với người có Huyết
áp thấp hoặc Tạng hàn ỉa chảy.
- Cần uống thuốc lúc còn ấm, không uống thuốc
nguội dễ bị ỉa chảy.
- Trong khi uống thuốc, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp
đắng, ốc, hến.
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2014.
CÂY VẢI
( Quả vải, Lệ chi).
Quả Vải còn gọi Lệ chi,
Cao tới 10 mét, lâu thì cao hơn.
Mặt dưới nhìn thấy, mờ hơn bình thường.
* *
Thành chùy, hoa sắc vàng dương,
Hoa không có cánh, nhưng thường dính nhau.
Quả như hình trứng, hình cầu,
Vỏ khô, lại mỏng, đỏ nâu, sần sùi.
* *
Bên trong bao hạt là cùi,
Có màu trắng bạch, còn mùi thơm, chua.
Cây có từ xửa, từ xưa,
Tháng 5, tháng 6 là mùa chín cây.
* *
Tiêu thũng, nuôi Huyết, hết ngay khát phiền.
Chữa người mụn nhọt liên miên,
Ăn vào sởi, đậu mọc liền, nhanh bay.
* *
Hạt Vải làm thuốc rất hay,
Có vị ngọt, chát, tính này là ôn.
Tán hàn, thấp kết phần hơn,
Chữa ai thoát vị, tinh hoàn sưng đau.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Vải:
1- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
2 - Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
3 - Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt Vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4~6g.
4 - Chữa đậu sang không mọc: Cùi Vải ngâm rượu uống, ngày dùng 2-3 cùi.
5- Chữa sốt rét rừng lâu ngày sinh tích báng, lách to: Rễ cái cây Vải còn nhỏ 32g sao vàng sắc uống ngày 20g. Dùng trong 5-7 ngày.
6- Chữa tâm khí đau, tiểu trường khí thống, đau thắt ở ruột: Hạt Vải 1-2 hạt đốt tồn tính, tán mịn, hoà vào cốc rượu nhỏ uống ngày 2-3 lần.
7- Trị các chứng ỉa chảy: Hạt Vải 2 phần, mai mực 1 phần. Tán bột, luyện hồ, vo viên. Mỗi lần nuốt 20 viên các nước lá rau Dừa.
8 - Thiếu máu: Cùi Vải, Táo tàu mỗi loại 10 quả sắc uống.
9 - Chữa tràng nhạc: Cùi Vải khô 10 quả, Rau câu 30g sắc lấy nước pha rượu uống.
10 - Trẻ em đái xón: Mỗi ngày ăn 12 quả Vải khô.
11 - Sởi không mọc: Cùi Vải 10 quả sắc uống.
12 - Di tinh: Vỏ quả Vải, Ngũ vị tử, Kim anh tử, mỗi loại 10g sắc uống
13 - Chữa nhọt: Cùi Vải giã nát với Ô mai thành cao đắp lên nhọt. Dùng 5-7 cùi Vải giã nát với ít hồ nếp, giàn thành miếng cao dán lên mụn nhọt (để hở miệng).
Lưu ý:
Cây Vải còn có nhiều mật hoa; Mật ong Vải là loại mật ong cao cấp. Ngoài ra, cây Vải còn cho gỗ tốt dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ.
Cả cây Vải là cây có ích, nước ta lại có điều kiện tốt để phát triển cây Vải. Chúng ta nên có kế hoạch phát triển toàn diện cây Vải và tận dụng khai thác các mặt dinh dưỡng, dược liệu, kinh tế để phục vụ cuộc sống.
Có người sau khi ăn quả Vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do Vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
Vậy không nên ăn Vải nhiều dễ phát nhiệt. Những quả có những biến đổi khác thường không nên ăn, mà phải bỏ đi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013.
CÂY GẤC
(Mộc tất tử, Thổ mộc miết, Mộc biệt tử,
Mắc cao, Má khâu ( Thái), Mắc khấu ( Thổ).
Tên Gấc còn gọi Mắc cao,
Má khâu, Mắc khấu tên nào cũng hay.
Mỗi gốc mọc rất nhiều dây,
Nó thuộc một loại, thân cây leo giàn.
* *
Những là trồi mới, đều đang nảy mầm.
So le lá mọc trên thân,
Lá màu xanh lục, mặt phần phía trên.
* *
Tháng 4 thời tiết nắng lên,
Đua nhau hoa nở, cánh nên trắng vàng.
Tháng 5, tháng 6 hè sang,
Quả non chi chít, cũng đang lớn dần.
* *
Vỏ ngoài gai lắm quanh thân,
Bên trong khi chín, toàn phần đỏ tươi.
Hạt xếp hàng dọc đúng rồi,
Có màng bao phủ, trông thời đỏ thay.
* *
Việt Nam trồng lắm cây này,
Hạt còn làm thuốc tuyệt vời,
Tính ôn, vị đắng, ngọt thời hơi hơi.
* *
Chữa ai phù thũng lâu rồi,
Phụ nữ sưng vú, chữa người bị thương.
Còn dầu bôi chữa vết thương,
Hoặc uống, là để tăng cường Vitamin A.
* *
Rễ cây có tác dụng là:
Chữa bệnh tê thấp, hoặc là chân sưng.
Cây Gấc thật quý vô cùng,
Có thể làm thuốc, hoặc dùng làm xôi./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Gấc:
Trong nhân dân ta có thói quen để dành hạt Gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị. Bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi.
Có người giã nhân hạt Gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.
Dùng dầu Gấc để bôi vết thương, làm lên da non nhanh.
Hạt Gấc được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng
Một số bài thuốc thường dùng:
1- Chữa viêm thanh quản, khàn hay mất tiêng, cổ họng đau rát: Hạt Gấc 5 hạt (sao giòn, khử thô), giá Đậu xanh sống 5g, Xạ can 5g, đường phèn 5g- ngâm trong nước sôi 200ml trong 10 phút, chắt nước uống, 3 lần/ngày, 3-5 ngày.
2- Chữa trĩ lòi dom: Hạt Gấc giã nát thêm một ít dấm thanh gói bằng vải rồi đắp vào nơi bị trĩ để suốt đêm.
3- Chữa sưng vú: Giã nhân hạt Gấc với một ít rượu ( 30-40 độ), xong đắp vào nơi bị sưng.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013.
CÂY NA
( Sa lê, Mãng cầu, Mãng cầu giai,
Mãng cầu ta, Phan lệ chi).
Còn gọi là Mãng cầu ta,
So le, lá mọc nhiều lần,
Bốn phân chiều rộng, mười phân chiều dài.
* *
Hoa ra vào cuối tháng hai,
Thường mọc đối diện, bên ngoài lá cây.
Quả kép, xanh lục vỏ dày,
Ngoài là một lớp, múi đầy bao quanh.
* *
Mùa thu quả chín rất nhanh,
Ăn vào bổ dưỡng, vị lành, ngọt thơm.
Làm thuốc hạ khí, trừ đờm,
* *
Tác dụng giải độc, tiêu sưng,
Chữa vú, mụn nhọt tấy sưng tuyệt vời.
Trị chứng sốt rét lâu rồi,
Còn trừ chấy rận, trừ thời sán, giun.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Na:
- Đông y cho rằng quả Na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm.
- Quả xanh làm săn da, tiêu sưng, dùng chữa lỵ và tiêu chảy.
- Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng.
- Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng; thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận.
- Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ.
- Rễ cầm ỉa chảy, có công dụng chữa kiết lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát; dùng trị ỉa chảy và trừ giun.
Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Na:
1- Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả Na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào hai bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.
2- Nhọt ở vú: Quả Na điếc mài với dấm bôi nhiều lần.
3- Trị mụn nhọt sưng tấy: Lá Na, lá Bồ công anh, cùng giã đắp.
4- Sốt rét cơn lâu ngày: Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5 ~ 7 ngày liền.
4- Trị giun đũa chòi lên ợ ra nước trong: Dùng một nắm rễ Na mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013.
CÂY XOÀI
( Muỗm)
Thường gọi là Muỗm, hoặc Xoài,
Lá dài hai tấc hoặc hơn,
Năm phân chiều rộng, màu luôn xanh rờn.
* *
Mặt trên lá nhẵn, bóng trơn,
Mặt dưới gân nổi, cao hơn bình thường.
Hoa nhỏ, sắc nhạt vàng dương,
Thành chùy hoa nở, đua vươn đầu cành.
* *
Quả to, hạch dẹt lớn nhanh,
Trông như quả Thận, trĩu cành quanh cây.
Các tỉnh Nam bộ trước đây,
Tỉnh nào cũng thấy, đó đây đều trồng.
Đến nay, cả nước đang trồng,
Xoài thơm, quả lắm nhìn không muốn về.
Ăn vào thơm, ngọt càng mê,
Mỗi khi chữa bệnh, nhớ về Xoài đây.
* *
Tác dụng chữa chứng bụng đầy,
Chân răng chảy máu, dài ngày rong kinh.
Còn trừ giun, sán phát sinh,
Chữa ho, phù thũng hoặc viêm tinh hoàn./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Xoài:
Theo Y học cổ truyền, Xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại Xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Xoài:
- Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Xoài xanh 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ, ngày 3 lần.
- Đầy bụng, ăn không tiêu: Xoài xanh một quả, ăn cả vỏ, ngày 2 lần.
- Chảy máu chân răng: Xoài xanh 2 quả, dùng cả vỏ, mỗi ngày 1 lần.
- Viêm tinh hoàn: Hạt Xoài 15g, hạt Nhãn 15g, cùng giã nhuyễn, thêm Táo đỏ 5 quả, Hoàng kỳ 15 g, sắc uống, mỗi ngày 2 lần.
- Thủy thũng: Vỏ quả Xoài 15g, hạt Xoài 30 g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
- Say tàu xe: Nhai ăn Xoài hay nấu nước uống.
- Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài với lượng vừa, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần.
- Viêm da, chàm: Vỏ quả Xoài 150 g, nấu nước rửa tại chỗ, ngày 3 lần.
- Viêm da, chàm: Vỏ quả Xoài 150 g, nấu nước rửa tại chỗ, ngày 3 lần.
- Ho ra máu: Vỏ trái Xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.
- Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây Xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm 2~3 lần, rồi nhổ đi.
Lưu ý:
- Thịt quả Xoài có tác dụng lợi tiểu, hoạt Huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.
- Mủ Xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da không nên tiếp xúc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2013.
DƯA HẤU
( Dưa đỏ, Tây qua, Thủy qua, Hàn qua, Hạ qua).
Dưa hấu, còn gọi Tây qua,
Thủy qua, Dưa đỏ, Hàn qua, họ Bầu.
Loại cỏ, sống chẳng được lâu,
Mọc bò, các đốt đoạn đầu lắm lông.
* *
Nhiều thùy, lá xẻ nhiều không?
Có hoa đơn đực, mọc ngang,
Còn đài hoa cái, cùng tràng lộ lên.
* *
Vỏ quả, sắc lục đen nền,
Quả to hình trứng, lại thêm hình tròn.
Bên trong thịt đỏ tươi ngon,
Có nhiều nước ngọt, lại còn mát thơm.
* *
Hạt kia, nhẵn bóng, láng trơn,
Vỏ màu đỏ nhạt, lại vờn sắc đen.
Ăn vào càng thấy thân quen,
Quanh năm đều có, mua đem về dùng.
* *
Trồng nhiều, các tỉnh nói chung,
Nhưng trồng nhiều nhất, là vùng phía Nam.
Quanh năm có ánh nắng vàng,
Quả ra lăn lóc, mùa màng bội thu.
* *
Ăn vào mát, bổ lại trừ nóng trong.
Thường dùng chữa bệnh bên trong,
Giải nhiệt, thanh thử, chữa lòng khát khao.
* *
Chữa người phải cảm, sốt cao,
Những người bị Huyết áp cao, da vàng.
Chữa ai hay nóng Bàng quang,
Thũng phù, đái buốt, rõ ràng Thận viêm.
* *
Ai mà tiêu khát, buồn phiền,
Phải khi say rượu, ăn liền khỏi ngay.
Dưa hấu, ngon lắm đây này,
Tác dụng chữa bệnh đã hay, lại nhiều.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Dưa hấu:
Đông y cho rằng Dưa hấu có vị ngọt nhạt, tính lạnh, tác dụng giải khát, khỏi say nắng, phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải say rượu, chữa kiết lỵ ra máu, ngậm khỏi viêm miệng.
Hạt của Dưa hấu cũng có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng chữa đau lưng, phụ nữ hành kinh ra nhiều nên uống hạt Dưa hấu mỗi lần 12 g, ngày uống 3 lần.
Vỏ quả Dưa hấu có vị ngọt, tính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nếu đốt ra than tán bột ngậm thì làm khỏi lở loét miệng, lưỡi, lợi.
1 – Chữa đi ỉa chảy: Vỏ Dưa hấu khô 20g, nước 500ml, sắc còn 300ml, uống 3 ~ 4 lần trong ngày.
2- Chữa cảm sốt, đầu váng, mắt hoa, nhiều mồ hôi: Vỏ Dưa hấu khô 20g, Hoa Kim Ngân 20g, Trúc diệp 10g, nước 500ml, đun sôi khoảng 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
3- Làm tiêu khát giải thử: Dưa hấu 1.500g, Mật ong 30g, Chanh 100g, Rượu hoa quả 50ml. Rửa sạch Dưa, dùng máy ép lấy nước, vắt Chanh, cho Mật ong, Rượu hoa quả vào nước Dưa hấu vừa ép, khuấy đều là được. Hỗn hợp nước này ngoài Dưa hấu, có Chanh vị chua ngọt, tính mát, có công năng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt, giải thử.
4- Tiêu phiền giải độc, làm hết khát: 1.500g Dưa hấu, muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả Dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Vỏ Dưa lấy dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt), trộn hai thứ nước ép với nhau, cho chút muối ăn là uống được.
5- Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện: Dưa hấu 1 quả, Chuối tiêu 3 quả, Mật ong 100g. Rửa sạch Dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả Dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ, Chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả Dưa hấu cùng với Mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả Dưa lại cho vào tủ lạnh, sau 3 giờ lấy ăn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013.
CÂY SẦU RIÊNG
( Thu ren, Durio)
Sầu riêng, còn gọi Thu ren,
So le lá mọc, đơn nguyên, thuôn dài.
Có những lông vảy, bên ngoài, mặt trên.
* *
Hoa ra, từng đốt mọc lên,
Quả to, vỏ cứng, mặt nền lắm gai.
Hình đầu, hình trứng thon dài,
Bên trong quả những, có vài ba ngăn.
* *
Có 3 ~ 5 hạt mỗi ngăn,
Chất cơm quanh hạt, sắc rằng vàng ươm.
Ăn quen thì thấy rất thơm,
Không quen, ăn phải dãi đờm chảy ra.
* *
Có nhiều, Nam bộ nước ta,
Ngày nay các tỉnh, những là trồng thêm.
Dùng quen, chẳng thể nào quên,
Ăn vào sức khỏe tăng lên bội phần.
* *
Kích thích tiêu hóa, góp phần ăn ngon.
Gặp khi táo bón vẫn còn,
Di tinh, dương liệt thuốc còn chữa hay.
* *
Chữa ai thiếu máu lâu ngày,
Viêm Gan đau đớn, ăn ngay khỏi liền.
Còn chữa tiêu chảy triền miên,
Ăn vào, tan hết muộn phiền bấy lâu.
* *
Chữa người mắc chứng nhức đầu,
Sầu riêng có lắm, bảo nhau cùng dùng./.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Sầu riêng:
Hiện nay các bộ phận cây Sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh.Trái Sầu riêng là một loại quả nhiều dinh dưỡng được dùng làm nước giải khát, mứt kẹo, bánh, nấu chè, xôi, thơm ngon, mát bổ.
Đông y làm thuốc chữa một số bệnh điển hình sau:
1- Bổ Thận tráng dương:
Bầu dục lợn 1 bộ, Sầu riêng (sắp chín) 200g, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng chọn quả sắp chín để thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng, ngày 1 lần, cần ăn 5 lần, chữa người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.
2- Chữa di tinh, liệt dương:
Sầu riêng 50g, đường 20g (hoặc mật ong lượng thích hợp) đánh nhừ như kem - thêm khoảng 100ml nước sôi để nguội hòa đều để uống. Ngày uống 2 lần, uống trong 10 ngày.
3- Thuốc bổ Thận cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa:
Vỏ quả Sầu riêng 15g, Đậu đen sao 10g, Tang ký sinh 12g, Hà thủ ô đỏ 15g, Đỗ trọng 15g, Cốt toái bổ 15g, vỏ Quýt 8g, sắc uống ngày một thang.
4- Trị tiêu chảy:
Vỏ quả Sầu riêng 20g, vỏ quả Măng cụt 20g, sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, chia 2 lần uống.
5- Sốt rét, đau gan vàng da:
Rễ, lá cây Sầu riêng 12g, Cam thảo dây 12g, Chi tử (quả Dành dành) 12g, sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, uống làm 2 lần, dùng từ 4~ 5 ngày liền.
6- Cảm sốt, viêm Gan vàng da:
Lá và rễ cây Sầu riêng 30-40g, lá và rễ Cây đa 20-30g sắc uống. Có thể chỉ dùng lá rễ Sầu riêng sắc uống trong ngày. Lá dùng nấu nước cho bệnh nhân viêm Gan vàng da, tắm rửa.
7- Các bệnh về gan:
Rễ lá Sầu riêng 10-16g sắc với 600ml, nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
8- Kinh nguyệt kéo dài:
8- Kinh nguyệt kéo dài:
Vỏ Sầu riêng sao 12g, rau Má 12g, Cỏ mực tươi 12g, Ngải cứu 8g, Trắc bá diệp sao 8g, Cam thảo nướng 4g, củ Sả 4g, Hoa sen 3 cái. Sắc 3 lấy 1, rồi hòa với 4g lọ chảo gang để uống.
9- Bổ thận tráng dương:
Hạt quả Sầu riêng ninh hầm với các bộ phận của Dê như: Thịt, bầu dục, bộ phận sinh dục...
Ngoài các tác dụng chữa bệnh như trên, Sầu riêng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
1. Phòng và làm dịu chứng táo bón: Sầu riêng là nguồn dồi dào chất xơ, một chất quan trọng, có tác dụng hấp thu nước và giúp nới rộng đường tiêu hóa một cách nhẹ nhàng.
2. Ngừa thiếu máu: Bệnh thiếu máu không phải luôn luôn gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất Sắt trong cơ thể.
2. Ngừa thiếu máu: Bệnh thiếu máu không phải luôn luôn gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất Sắt trong cơ thể.
3. Cải thiện sức khỏe làn da: Vitamin C là một nhân tố quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất Collagen – một loại Protein thiết yếu được tìm thấy ở da, xương, gân, dây chằng và mạch máu.
4. Củng cố độ chắc khỏe của xương: Sầu riêng cũng là nguồn dồi dào khoáng chất Kali.
5. Điều chỉnh mức đường Huyết: Sầu riêng có tác dụng trợ giúp việc điều chỉnh mức đường Huyết trong cơ thể, nhờ vào lượng chất khoáng Mangan dồi dào.
4. Củng cố độ chắc khỏe của xương: Sầu riêng cũng là nguồn dồi dào khoáng chất Kali.
5. Điều chỉnh mức đường Huyết: Sầu riêng có tác dụng trợ giúp việc điều chỉnh mức đường Huyết trong cơ thể, nhờ vào lượng chất khoáng Mangan dồi dào.
6. Duy trì tình trạng khỏe khoắn của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất Iodine, có khả năng giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp.
7. Trợ giúp hệ tiêu hóa: Loại trái cây vua này còn chứa nhiều chất Thiamin – một loại Vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất Axít Hydrochloric trong Dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
8. Làm dịu chứng đau nửa đầu: Bạn đang phải chịu đựng chứng đau nửa đầu? Sầu riêng có thể giúp làm dịu cơn đau.
9. Chống phiền muộn: Sầu riêng còn chứa Vitamin B6. Tình trạng cơ thể thiếu hụt Vitamin B6 có thể dẫn đến chứng phiền muộn.
10. Tăng cường sức khỏe răng: Sầu riêng có chứa Photpho, làm khỏe và chắc răng.
Lưu ý:
- Ăn Sầu riêng ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày) vì sẽ bị "nóng", gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt.
- Ở một số địa phương Nam Á, nhân dân truyền tụng rằng khi ăn Sầu riêng mà uống cafe hoặc rượu sẽ không tốt cho tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu và hơi thở có mùi hôi.
- Sầu riêng là “món khoái khẩu”, cũng không nên thái quá, đặc biệt ở những người có rối loạn chuyển hóa.
- Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt, với các triệu chứng: Người gầy ốm, da khô, nóng, bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh …cần hạn chế ăn Sầu riêng.
- Các nhà Y học cũng khuyến cáo rằng: Phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, cao huyết áp, đang bị sốt thì không nên ăn sầu riêng.
Sưu tầm thêm: Báo SK& ĐS; sách Cây thuốc VN...
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013.
CÂY MĂNG CỤT
( Sơn trúc tử)
Măng cụt thuộc loại to cây,
Lá màu lục sẫm, đã dày, lại dai.
Chiều dài hai tấc, rộng ngoài bảy phân.
* *
Hình cầu, quả bé lớn dần,
Vỏ ngoài đỏ sẫm, quanh thân cứng dày.
Thường có 6 hạt trong đây,
Nhiều trên 10 hạt, xếp đầy bên trong.
* *
Áo hạt, khi chín trắng trong,
Lâu rồi, màu áo không trong mà vàng.
Mùi thơm cũng mất dễ dàng,
Cần khéo chuyên chở, trên đàng đi xa.
* *
Tính, vị Măng cụt đó là:
Có vị chua chát, ngoài ra tính bình.
Chuyên trị tiêu chảy nhiệt tình, khẩn trương.
* *
Công năng thu liễm, sáp trường,
Thức ăn ngộ độc, giải thường được ngay.
Trong Nam trồng lắm cây này,
Mỗi khi chữa bệnh, thuốc hay nên dùng.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng từ cây Măng cụt:
Theo Đông y, vỏ quả Măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chỉ Huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón.
Cách thức dùng trị tiêu chảy: Lấy vỏ quả Măng cụt khô (60g), nước (1.200 ml), có thể thêm hạt Mùi (5g), hạt Thìa lìa (5g), rồi đun sôi, sắc kỹ cho cạn chừng một nửa, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 120 ml.
Ngoài ra, Măng cụt còn có tác dụng chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giãn Phế quản trong điều trị hen suyễn.
Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch.
Người ta còn dùng nó để chữa vết thương ngoài da, đau bụng, bệnh vàng da…
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013.
1 nhận xét:
Cám ơn tác giả bài viết bổ ích
Đăng nhận xét