Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Đông y chữa bệnh viêm Đại tràng co thắt


1- Mối liên quan giữa bệnh viêm Dạ dày với bệnh viêm Đại tràng co thắt, theo Tây y.

         Bệnh này nhiều người hay mắc phải, nên chúng tôi giới thiệu để mọi người biết, nhằm tham khảo, nghiên cứu mà phòng bệnh và chữa trị kịp thời, đúng phương pháp.
 
 Viêm Đại tràng co thắt và viêm hang vị Dạ dày là 2 bệnh rất thường gặp trong đời sống. Các bệnh nhân bị VĐT co thắt có nguyên nhân rất đa dạng: Do nhiễm khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống, yếu tố tinh thần...
Triệu chứng điển hình nhất của các bệnh nhân này là: Đau bụng, buồn đi ngoài, đại tiện không thoải mái, đi xong vẫn muốn đi tiếp, phân lúc táo lúc lỏng, thành bụng có khi sờ thấy quai ruội nổi, kèm theo có thể đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi.
Cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn thức ăn lạ, chua cay, lạnh, khi căng thẳng thần kinh, cơn đau thường giảm sau khi đi đại tiện. Bệnh thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, cho nên người bệnh thường gầy yếu, xanh xao, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng. Do thiếu nước và chất điện giải, làm bệnh nhân buồn phiền lo lắng về bệnh tật.
Như một vòng xoắn bệnh lý, bệnh lại càng nặng hơn. Việc điều trị bằng thuốc Tây y cũng chỉ là giải quyết các triệu chứng, không chữa hết được gốc bệnh.Vậy phải dùng phương pháp chữa và uống  thuốc Đông y mới giải quyết hết tận gốc của bệnh.



     Hình trên: Bệnh viêm Dạ dày và viêm Đại tràng.

2 - Điều trị bệnh viêm Đại tràng co thắt bằng Đông y.

 Theo Đông y, thì viêm Đại tràng co thắt là do Can khí không thông suốt hoặc thấp tà cản trở dẫn đến đường tiêu hoá cũng bị bế tắc. Khi đường tiêu hoá bị bế tắc thì trọc khí không giáng xuống được mà trào ngược lên, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận tiêu hoá phía trên nó.
Trên cơ sở lý luận như vậy, bệnh nhân có hội chứng trào ngược và bị viêm hang vị Dạ dày mà bệnh nhân không hề hay biết. Viêm hang vị Dạ dày có khi phát triển âm thầm mà không có triệu chứng gì, hoặc các triệu chứng nghèo nàn làm bệnh nhân dễ bỏ qua. Chỉ được phát hiện khi bệnh đã gây các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng Dạ dày tá tràng, ung thư hóa…
Việc điều trị viêm hang vị Dạ dày thường ít mang lại hiệu quả, vì trường hợp tái phát trong vòng 2-5 năm. Cho nên việc phát hiện sớm là một điều rất có ý nghĩa.
Với lý luận và thực tế lâm sàng như vậy, có thể thấy một sự liên quan giữa bệnh VĐT co thắt và bệnh viêm hang vị. Bệnh viêm hang vị Dạ dày dễ xảy ra ở những người bị VĐT co thắt và ngược lại. Vì thế việc điều trị cần phải chú ý đến vấn đề đó, để điều trị bệnh dứt điểm và toàn diện. Bệnh cũng cần được phân biệt với các bệnh lý khác ở Đại tràng, như bệnh viêm Đại tràng mạn tính. Cũng có các triệu chứng giống như viêm Đại tràng co thắt. Nhưng là bệnh có tổn thương thực thể tại Đại tràng, được chẩn đoán xác định nhờ các xét nghiệm cận lâm sàng.
Việc điều trị, đối với những bệnh hay tái phát, dễ trở thành mạn tính như bệnh VĐT co thắt, VĐT mạn, hội chứng ruột kích thích, thì Y học hiện đại cũng chỉ giải quyết tốt các đợt cấp của bệnh. Vì thế VĐT co thắt vẫn là mối lo lắng bệnh không thể chữa khỏi của hầu hết bệnh nhân.
Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống. Đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống, đã được Đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém, do Đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng. Ngược lại Đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh).
Đại tràng có liên quan đến Phế. Do đó bệnh ở Phế có ảnh hưởng đến Đại tràng, Phế đoản hơi, Đại tràng táo bón và ngược lại.
Viêm Đại tràng có hai thể: Cấp tính và mạn tính.
- Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh; thức ăn ôi thiu, khó tiêu; do kiết lỵ; do giun sán…
Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung Đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt.
Viêm Đại tràng trái: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có thể có máu.
Viêm Đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần đi đại tiện ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ.
Hiện tượng co thắt Đại tràng: Ở vùng Đại tràng bị viêm trong cơn đau, bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy Đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm Đại tràng vùng thấp, trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi.
Thể mạn tính: Do viêm tiểu Đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính, do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột; do nhiễm trùng Coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê Huyết tăng, do Thủy ngân; do lao ruột; do ký sinh trùng giun, sán; do táo bón lâu ngày; do rối loạn thần kinh thực vật.
Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ Dạ dày – Đại tràng). Đau bụng, trướng hơi; có thể đau toàn bộ Đại tràng; có thể đau từng vùng; phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn; viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm Đại tràng, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau.
Đối với viêm Đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống, không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn những đồ qua rán, gia vị, đồ hộp; nên ăn thức ăn có nhiều vitamin.
Nếu táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm. Đại tiện lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi.
Theo Đông y, viêm Đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “Đại tràng ung” (viêm Đại tràng). Viêm Đại tràng là bệnh ở Tỳ, Vị do nhiều nguyên nhân xảy ra.
Viêm Đại tràng thường thể hiện ở 2 thể:
- Tỳ hư khí trệ.
- Táo kết co thắt
Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện ( đáng rắm) được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.
Bài thuốc 1: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục thần, Táo nhân, Quế chi, Mộc hương, trích Cam thảo, Đương quy, Viễn chí, Gừng nướng; mỗi vị từ 10~12g; riêng Quế chi, trích Cam thảo mỗi vị  5g, Gừng 3 lát. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang .
Bài thuốc 2: Đảng sâm, Đại táo, Hoàng kỳ, Bạch truật, Xuyên quy, Táo nhân, Trần bì, Hoàng tinh, Sinh địa, Cam thảo, Viễn chí, Mạch môn; mỗi vị từ 10~12g; riêng Cam thảo 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị. Tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Đảng sâm, Sa nhân, Hoàng kỳ, Chỉ xác, Sinh địa, Đại hoàng, Mộc hương, Trần bì, Toan táo nhân, Viễn chí, Đại táo; mỗi vị từ 10~12g; riêng Đại hoàng 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
Bài thuốc 2: Đảng sâm, Đại táo, Hoàng kỳ, Bạch truật, Xuyên quy, Mộc hương, Táo nhân, Trần bì, Hoàng tinh, Sinh địa, Cam thảo, Viễn chí, Mạch môn; mỗi vị từ 10~12g; riêng Cam thảo 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống ngày một thang, dùng 3 ~ 5 thang.
                                      ( Sưu tầm Báo SK & ĐS; có sửa đổi, bổ sung thêm - tháng 7 năm 2013).

0 nhận xét: