Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH SỞI

BỆNH SỞI

Bệnh Sởi còn gọi là “Ma chẩn và Sa tử” ( “Sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát), là một bệnh truyền nhiễm. Thường thấy ở trẻ em dưới 8 tuổi bị mắc phải.








Bệnh này hay xuất hiện vào mùa Ðông, Xuân, do một loại siêu vi khuẩn gây nên. Bệnh dễ lây và gây thành dịch trên các trẻ nhỏ.
Bệnh Sởi vẫn được gọi là:
Ma chẩn, Sa tử” đó là tên riêng.
Là bệnh truyền nhiễm gây nên,
Đông, Xuân phát bệnh, trẻ em mắc nhiều.

Khi Sởi xuất hiện, trẻ thường sốt, ho và viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban Sởi. Ðể chủ động phòng ngừa, xin giới thiệu về nguyên nhân gây bệnh và một số bài thuốc dùng chữa, nhằm xuất tiết nọc Sởi ra ngoài.
1-     Nguyên nhân:
Tạng Phế chủ về bì mao,
 Phế bị, tà độc nhập vào gây nên.
Nốt ban liên tục nổi lên,
Trên, dưới khoảng chục ngày liền thì bay.
Cơ thể những thấy yếu, gầy,
Nhiệt tà quá mạnh, nó gây bệnh này.
Nốt ban không mọc được ngay,
Bệnh tà không thoát: Bụng đầy, chậm tiêu.
Hàng ngày ỉa chảy quá nhiều,
Sốt cao, người mệt, ho nhiều, Phổi sưng.

2- Bệnh Sởi tiến triển theo 3 giai đoạn: Thời kỳ phát sốt, thời kỳ mọc Sởi; thời kỳ Sởi bay.
a- Thời kỳ phát sốt ( Sởi chưa mọc).
      Bệnh khởi phát bằng sốt từ 3 ~ 4 ngày, sau đó mọc Sởi. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm long và khởi phát các bệnh truyền nhiễm khác.
      Cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ ở vùng tai, gáy, cổ, lưng, miệng những vùng có nổi ban.
 +. Triệu chứng:
Bắt đầu người nóng, lại ho,
Nước mắt, nước mũi tự do chảy hoài.
Sốt cao, người mệt lai rai,
Ở niêm mạc miệng có vài nốt ban.
Rêu lưỡi thì trắng, hoặc vàng,
Vùng lưng, vai, gáy nổi ban cũng nhiều.

+. Phương pháp chữa: Tuyên thấu, giải độc ( giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) , tức là để đưa độc tà ra ngoài da, làm mọc nhanh các nốt ban Sởi.
*. Bài thuốc 1:Thanh nhiệt giải biểu thang gia giảm.
Phù bình, Đậu xị, Thăng ma,
Xác ve sầu, Kim ngân hoa, Hoàng cầm.
Ngưu bàng tử cũng góp phần,
Liên kiều gia tiếp, Cát căn thêm vào.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

     *. Bài thuốc 2: Cát căn giải độc thang gia giảm.
Liên kiều, Thuyền thoái, Cát căn,
Xích thược, Bối mẫu, Đăng tâm, Tang bì.
Ngưu bàng, Cam thảo thêm đi,
Tiền hồ, Kinh giới, sau thì Mộc thông.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

b- Thời kỳ Sởi mọc.
Bắt đầu xuất hiện nốt ban Sởi, đến khi mọc đầy toàn thân, độ 3~4 ngày.
+. Triệu chứng:
Tuần tự Sởi mọc dần dần,
Mặt, đầu, rồi đến tay, chân khắp người.
Sốt cao, ho lắm không thôi,
Càng ngày Sởi mọc, ban thời nhiều thêm.
Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ lên,
Đại tiện phân nhão, ngày đêm ngủ nhiều.

+. Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, giải độc.
*. Bài thuốc 1:Nếu sốt cao dùng bài Hóa độc thanh biểu thang gia giảm.
Liên kiều, Tri mẫu, Huyền sâm,
Tiền hồ, Cát cánh, Đăng tâm, Bạc hà.
Hoàng liên, Chi tử, Thiên hoa,
Hoàng cầm, Tang diệp, sau là Phòng phong.
Địa cốt bì, với Mộc thông,
Cát căn, Cam thảo hiệp đồng chữa luôn.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

*. Bài thuốc 2: Nếu bệnh nhân ỉa chảy dùng bài: Thanh nhiệt đạo trệ.
Hoàng liên sao, Hoàng cầm sao,
Binh lang sao, Chỉ xác sao, Thanh bì.
Liên kiều, Cam thảo, Đương quy,
Đăng tâm, Hậu phác, tiếp thì Sơn tra.
Ngưu bàng tử cũng tham gia,
“Thanh nhiệt đạo trệ”, những là vị trên.
            Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

c- Thời kỳ Sởi bay.
       Thời kỳ Sởi bay độ 3 ngày. Sốt giảm, còn triều nhiệt ( do Tân dịch giảm vì sốt kéo dài, mất nước), ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít.
+. Phương pháp chữa: Dưỡng Âm, thanh nhiệt.
*. Bài thuốc 1:
Sa sâm, Cam thảo, Hoài sơn,
Hoàng tinh, Đậu đỏ, Mạch môn, hạt Quỳ ( Sen).
Lá Dâu non cũng thêm đi,
Tác dụng thanh nhiệt, sau thì dưỡng Âm.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

*. Bài thuốc 2: Ngân hồ mạch gia giảm.
Mạch môn, Cam thảo, Huyền sâm,
Đảng sâm, Long đởm, Đăng tâm, Sài hồ.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

*. Bài thuốc 3: Tả bạch thang phối hợp với Sa sâm mạch đông thanh gia giảm:
Hoàng cầm, cùng Địa cốt bì,
Mạch môn đông, Tang bạch bì, Sa sâm.
Mỗi vị tử 8g~ 12 g; sắc uống ngày một thang; uống từ 2~3 lần trong ngày.

3-     Chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân:
 +. Chế độ ăn uống:
      Cho trẻ uống nước đầy đủ, có thể lấy Đậu xanh cả vỏ đun nước cho trẻ uống. Hoặc cho uống bột Sắn dây, ăn đồ nhẹ dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

+. Vệ sinh cá nhân:
      Đun nước tắm: Lấy lá Mùi già, lá và vỏ quả Bưởi, vỏ quả Chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân…
      Vệ sinh ngoại cảnh sạch sẽ, môi trường trong sạch nơi ăn ở, đồ chơi của trẻ, hạn chế tiếp xúc với gió lạnh và người xung quanh…

Tóm lại: Bài viết này có thể giúp các bạn đọc tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như: Bệnh viện, hoặc các nhà thuốc Đông y có uy tín, gia đình nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ, kịp thời.

Bạn đọc nào cần tư vấn điều gì, hoặc có nhu cầu chữa bệnh, hãy liên với chúng tôi theo địa chỉ sau:   Email: Ngocongtinh48@gmail. Com,
F acebook: ngo cong tinh  hoặc ĐTDĐ: 0912  53  41  51. 
                                                       Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2016, ( mồng 6 tết).




0 nhận xét: