Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG hoặc BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..

ĐÔNG Y
CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG hay BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.


LỜI NÓI ĐẦU:
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bệnh nhân bị suy giảm hoặc tắc Tĩch mạch tứ chi, đã nhờ tôi chữa trị và lấy thuốc của tôi về nhà tự điều trị lấy.
Nói chung các bệnh nhân này tự điệu trị tại nhà, đều khỏi bệnh và không còn tái phát nữa.
Có tới trên 50% bệnh nhân ấy bị suy giảm tắc Tĩch mạch tứ chi, đều có liên quan đến bệnh Tiểu đường.
Trong quá trình điều trị loại bệnh này, tôi đã chú trọng đến các loại thuốc và tập trung vào chữa nhiều về: Gan, Thận tuyến Tụy. Đó là các bộ phận chính, đều có liên quan đến quá trình gây ra bệnh Tiểu đường.
Các bài thuốc, tôi thường kết hợp dùng các nhóm thuốc để: Khu phong, tán hàn, trừ thấp. Kết hợp với các loại thuốc: Hoạt Huyết, thông kinh lạc; tiêu tích khí trệ, Huyết ứ; bổ Thận, tráng dương, mát Gan, dưỡng Tụy, thanh nhiệt giải độc và nhuận tràng, thông tiện…Do đó, hiệu quả chữa bệnh đạt rất cao, chi phí thấp, khỏi bệnh nhanh, không còn tái phát.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu về phần lý luận của Tây y và Đông y, về căn bệnh Tiểu đường này. Qua đó, sẽ giúp cho các độc giả và các bệnh nhân hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng của bệnh, các phương pháp chữa bệnh và các biện pháp phòng bệnh Tiểu đường
Độc giả, hoặc bệnh nhân nào có nhu cầu cần tư vấn điều gì, hay cần điều trị các bệnh nói trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
                    Email: Ngocongtinh48@gmail. com, hoặc Facebook: Ngocongtinh,
                                Điện thoại di động: 0912 53 41 51. 
                                           



Phần lý luận cơ bản về:
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG hay BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


I- THEO TÂY Y.

1- Bệnh Đái tháo đường hay bệnh Tiểu đường là gì ?

Bệnh Đái tháo đường hay bệnh Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính, do rối loạn nội tiết tố insulin, khi cơ thể thiếu hoặc đề kháng với insulin.
Quá trình tiêu hóa: Mỗi khi nguồn thức ăn được đưa vào trong cơ thể, thì nguồn thức ăn đó sẽ được tuyến Tụy sản xuất ra insulin. Insulin là một loại hoocmon giúp cho sự vận chuyển đường glucose ( nguồn năng lượng chính của cơ thể ) đi vào các tế bào để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

  Bệnh Đái tháo đường, xảy ra khi quá trình nói trên hoạt động không bình thường. Biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn tăng cao. Trong giai đoạn mới phát bệnh, thường làm cho bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu về ban đêm, do đó thường làm cho người bệnh khát nước, ăn mau đói...
 Bệnh Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về tim mạch, tắc động mạch vành, tai biến mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch tứ chi ( gây hoại tử tứ chi, nhất là chi dưới), suy thận, mù mắt…
Tỉ lệ người bị bệnh Tiểu đường trên thế giới rất cao. Trong đó, Việt Nam cũng là quốc gia có tỉ  lệ người mắc bệnh Tiểu đường phát triển nhanh, nhất là trong mấy năm gần đây.
                                                                            
                                                                                 





Tuyến Tụy trong hệ tiêu hóa của cơ thể người.


a- Phân biệt bệnh Tiểu đường type 1 type 2.

Dựa vào một số triệu chứng của bệnh, người ta có thể phân biệt, bệnh Tiểu đường có 2 loại chính là: Bệnh Tiểu đường type 1 bệnh Tiểu đường type 2.

            +. Tiểu đường type 1.
Còn gọi là Tiểu đường phụ thuộc insulin, hay Tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh Tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức là tuyến Tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể mình, làm cho tuyến Tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa.
Kháng thể bất thường này, được sinh ra ngay trong cơ thể người bệnh Tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị Tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải được bổ sung insulin mỗi ngày.
Do tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường, có thể khởi phát tạo ra kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào Tụy, ảnh hưởng đến việc tiết ra insulin.
Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng Tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn Tiểu đường type 2 chiếm 90%, so với số người mắc bệnh.

+ . Tiểu đường type 2.
Còn gọi là Tiểu đường không phụ thuộc insulin hay Tiểu đường ở người trưởng thành. Trong Tiểu đường type 2, Tụy của người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.
Một số trường hợp khác, sau khi đưa thức ăn vào cơ thể, tuyến Tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân Tiểu đường type 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin sản xuất được tế bào tiếp nhận.
Tóm lại : Vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tuyến Tụy cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose trong máu. Hầu hết Tiểu đường type 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ số người bị bệnh Tiểu đường tăng theo độ tuổi.
Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh Tiểu đường type 2. Một số yếu tố khác như béo phì cũng là nguy cơ và mối liên quan trực tiếp đến bệnh Tiểu đường type 2.














Hậu quả của bệnh Tiểu đường.


b- Về chế độ ăn uống khi bị bệnh Tiểu đường.
- Hạn chế dùng đường; nên dùng các loại thịt nạc; ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị Tiểu đường như: Thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Năng tập thể dục, với các hoạt động vừa phải hàng ngày như: Làm việc nhà, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội... cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh Tiểu đường.

II- THEO ĐÔNG Y.

1- Bệnh Đái tháo đường hoặc bệnh Tiểu đường là gì?

Bệnh Đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Đông y. Tiêu khát là sự đốt cháy Tân dịch ở bên trong cơ thể (tiêu). Từ đó, mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp phần Tân dịch đã mất.
 Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao Tân dịch, có thể chủ yếu bằng đường niệu ( tiểu tiện), bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch, làm cơ thể luôn luôn nóng hơn bình thường…
Cuối cùng gây ra các chứng trạng chủ yếu, như sau: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh, trong nước tiểu có nhiều đường nên thấy ruồi đậu và kiến bâu.

2- Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh Đái tháo đường.

Bệnh này chủ yếu do cơ thể vốn Âm hư; lục Phủ, ngũ Tạng hư nhược, lại do ăn uống không điều độ; ăn nhiều chất béo, ngọt, đường.
Tình thần mất điều hoà, lao động, tình dục quá độ mà dẫn tới Thận âm suy hư; Phế, Vị táo nhiệt.
Có Âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, Âm tổn tới Dương, Dương hư hàn ngưng trệ, có thể dẫn tới ứ Huyết ở bên trong.
a- Biện chứng của bệnh Đái đường.
Có thể xuất hiện những mụn nhọt bất thường, những vết thương bên ngoài, dễ dẫn đến nhiễm trùng, quan trọng hơn như hoại tử ngón chân, ngón tay hoặc lao Phổi.
b- Biện chứng về thoái hóa.
Tình trạng thoái hoá thường xảy ra ở các động mạch, tĩnh mạch hoặc các bộ phận khác, nhất là mắt.
c- Biện chứng về thần kinh.
Có thể bị viêm dây thần kinh đơn thuần, đến những biến chứng quan trọng hơn như hôn mê do Đái đường.

3- Điều trị bệnh Đái tháo đường theo Đông y.
Theo Đông y, bệnh Đái tháo đường ( tiêu khát ), gồm nhiều thể bệnh, có các phương pháp điều trị và các bài thuốc cho từng thể bệnh, như sau:

a- Thể Phế táo, Vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)
Triệu chứng: Phiền khát, uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô, lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: Nhuận táo, dưỡng Âm,thanh nhiệt
Bài thuốc: Bạch hổ gia Nhân sâm thang gia giảm: Sinh thạch cao 10g (sắc trước), Cam thảo 5g, Nhân sâm 10g, Sinh địa 10g, Thiên hoa phấn 10g, Tri mẫu 10g, Đảng sâm 10g, Mạch môn đông 10g, Ngọc trúc 10g.
Sắc uống ngày một thang.

b- Thể Thận âm suy (thiên về hạ tiêu)
Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi, mất sức, miệng khô, lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Tư dưỡng Thận âm
Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng thang gia giảm: Sinh địa 10g, Hoài sơn 10g, Phục linh 10g, Trạch tả 10g, Nữ trinh tử 10g, Bạch thược 10g, Thục địa 10g, Sơn thù du 10g, Đan bì 10g, Câu kỷ tử 10g, Bạch Tật lê 10g.
Sắc uống ngày một thang.

c- Thể trường Vị hoả uất (Thiên về trung tiêu).
Triệu chứng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.
Phương pháp điều trị: Dưỡng Vị, sinh Tân
Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 10g, Sinh địa 10g, Mạch môn 10g, Thiên hoa phấn 10g, Hoàng liên 10g.
Sắc uống ngày một thang.

d- Thể Âm, Dương đều hư:
Triệu chứng trạng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài phân nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét,sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: Tư dưỡng Thận âm, ôn bổ Thận dương.
Bài thuốc: Kim quỹ Thận khí thang: Thục đia 10g, Sơn thù du 10g, Đan bì 10g, Nhục quế 5g, Hoài sơn 10g, Phục linh 10g, Trạch tả 10g, Phụ tử chế 5g.
Sắc uống ngày một thang.

e- Thể ứ huyết
Triệu chứng: Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh Huyết quản, tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.
Phương pháp: Hoạt Huyết hoá ứ.
Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm: Ngũ linh chi 10g, Xuyên khung 10g, Đương quy 10g, Đào nhân 10g, Đan bì 10g, Diên hồ sách 10g, Hồng hoa 5g, Xích thược 10g, Ô dược 5g, Chỉ xác 10g.
             Sắc uống ngày một thang.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng các bài thuốc trên, nếu dùng sẽ sẩy thai.

                                                        Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2014.

0 nhận xét: