Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG, ĐAU CỘT SỐNG VÀ ĐAU VAI GÁY.



ĐÔNG Y CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG,
ĐAU CỘT SỐNG, ĐAU VAI GÁY.


 I- Nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng, đau cột sống, đau vai gáy ( nói chung là bệnh đau lưng).
- Do hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ, Kinh lạc, gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau, hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau.
- Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn không giảm. Thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.
- Do công năng Thận quá suy giảm, không nuôi dưỡng được xương khớp và tinh tủy hoặc Thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.

Có thể chia làm hai loại: Đau lưng cấp và đau lưng mạn tính.
- Đau lưng cấp: Thường do lạnh gây co cứng các cơ ở sống lưng, dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh khi vác nặng, sai tư thế, sang chấn vùng sống lưng.
- Đau lưng mãn: Thường do viêm cột sống, thoái hóa cột sống, ung thư, đau các Tạng lan tỏa sang ngực bụng, phía sau lưng, đau lưng cơ năng. Ngoài ra còn do thống kinh, suy nhược thần kinh.
Theo Y học cổ truyền, thắt lưng là phủ của Thận, nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với Thận.
  

II- Bài thuốc Đông y chữa bệnh đau lưng.

1-     Đau lưng do hàn thấp.
Triệu chứng: 
- Đau vùng thắt lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, gặp mưa, ẩm thấp không cúi được, khi ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên.
- Thắt lưng đau tăng khi gặp lạnh, vặn lưng, cúi ngửa khó khăn và rất đau. Nằm yên vẫn đau, gặp khi thời tiết âm u, ẩm thấp, mưa lạnh thì càng đau tăng.
Phương pháp chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành Khí, hoạt Huyết).
Bài thuốc: 
                        Độc hoạt, cùng Tang ký sinh,
                        Phòng phong, Ngưu tất, Phục linh, Địa hoàng
                        Xuyên khung, Cam thảo đưa sang,
                        Tần giao, Thược dược, thêm nàng Tế tân.
                        Đương quy, Đỗ trọng cũng cần,
                        Nhân sâm, cùng với Quế tâm là vừa.
Mỗi vị từ 10g đến 12g, sắc uống ngày một thang.

2 - Đau lưng do Thận quá hư suy.
Triệu chứng:
 - Đau âm ỉ liên miên, vận động đau tăng, gối mỏi, chân không có sức.
- Nếu Thận dương hư là chính: Thắt lưng đau ê ẩm, chân yếu, lúc mệt đau tăng, khi nằm thì giảm. Có thêm chân tay lạnh, mặt sắc trắng, bụng dưới đau cấp, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
       - Nếu Thận âm hư là chính: Có thêm tâm phiền, mất ngủ, miệng họng khô, má hồng, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Phương pháp chữa: Nếu Thận dương hư, bổ Thận trợ dương là chính.
Bài thuốc: 
                        Sơn dược,Thục địa, Thỏ ty,
                        Đỗ trọng, Nhục quế, sau thì Giác giao.
Sơn thù, Phụ tử thêm vào,
Đương quy, Kỷ tử uống vào khỏi ngay.
Mỗi vị từ 10 đến 12g, sắc uống ngày một thang.

Phương pháp chữa: Nếu Thận âm hư, bổ Thận âm là chính.
Bài thuốc: 
Cam thảo, Bạch thược, Đương quy,
                        Phục linh, Đỗ trọng, sau thì Quế tâm.
Sơn thù, Thục địa, Đảng sâm,
Phòng phong, Độc hoạt, Tế tân, Hoàng kỳ.
Xuyên khung, Ngưu tất thêm đi,
Tang ký sinh tiếp, dùng thì khỏi ngay.
Mỗi vị từ 10 đến 12g, sắc uống ngày một thang.

3- Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do Khí trệ, Huyết ứ.
            Triệu chứng: 
- Sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau một bên sống lưng. Đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế nhiều khi không cúi, đi lại được, cơ co cứng, sợ ấn vào chỗ đau (cự án).
- Vùng đau cố định, song đau như dùi đâm, ấn vào càng đau hơn, chất lưỡi tối hoặc có điểm xuất Huyết, mạch tế sác.
Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau.
Bài thuốc: 
                        Một dược, Ngưu tất, Hồng hoa,
                        Đương quy, Cam thảo, tiếp là Xuyên khung.
                        Đào nhân, Khương hoạt nên dùng,
                        Địa long, Hương phụ, phối cùng Tần giao.
Mỗi vị từ 10 đến 12g, sắc uống ngày một thang.

III- Phương pháp phòng bệnh đau lưng

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng…
Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.
Khi ngủ giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông…
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài.
Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.

KẾT LUẬN:
Bệnh đau lưng là bệnh rất nhiều người mắc phải, nước nào cũng có.
Lứa tuổi thường mắc bệnh này từ 40 tuổi trở lên, nhất là người già.
Có rất nhiều bài thuốc và phương pháp chữa bệnh đau lưng, cả về Tây y lẫn Đông y.
Tuy nhiên dùng phương pháp và các bài thuốc Đông y chữa bệnh đau lưng là hiệu quả nhất, lại không tốn kém, không gây ra hậu quả xấu đến  Gan, Thận, Dạ dày, Khí, Huyết...
Kết hợp uống thuốc Đông y, với việc xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…không những chữa nhanh khỏi bệnh, mà còn chữa được tận gốc căn bệnh này, do các nguyên nhân gây ra.  

            Độc giả nào cần chữa bệnh hoặc tư vấn về chữa bệnh này, hãy liên hệ với Lương y (tác giả).
             Email : ngocongtinh48@gmail.com   hoặc Facebook: Ngocongtinh,
                          Điện thoại di động0912 53 41 51.  

                                     
                                                            Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2014.


0 nhận xét: