ĐÔNG Y CHỮA BỆNH
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
A- Y HỌC HIỆN ĐẠI .
Theo
Y học hiện đại, thoái hóa khớp là một bệnh làm tổn thương cơ bản tại sụn khớp.
Nguyên nhân thường do lão hóa ( thoái hóa
nguyên phát) và một số bệnh khác (
thoái hóa thứ phát).
Thoái
hóa khớp nguyên phát thường gặp là Thoái hóa khớp gối. khớp nhỏ tại bàn tay,
cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp háng…
Ví dụ: Một số bệnh thoái hóa khớp điển hình:
1- Bệnh thoái hóa khớp háng: Bệnh thường
gặp là hậu quả của quá trình tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Các sụn
khớp bị bào mòn kéo theo các xương dưới sụn cũng bị hư tổn theo. Khi mắc bệnh
thường các vận động sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Nguyên nhân bị thoái hóa khớp háng là do
di chứng của tai nạn; do tuổi tác; những người có cấu tạo bất thường của háng;
… Thoái hóa khớp háng thường kèm theo những cơn đau, nặng
hơn thì có thể gây liệt và tàn phế cho người bệnh. Khi có các dấu hiệu kéo dài
liên tục trong nhiều ngày, thì nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được
bác sĩ chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.
2- Bệnh thoái
hóa khớp gối.
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và
cơ học dẫn đến tổn thương sụn khớp gối và xương dưới sụn khớp gối. Từ đó sinh
ra các phản ứng như: Sưng, viêm, giảm dịch làm khô khớp gối. Thoái hóa khớp gối
làm sụn khớp gối bị hao mòn, từ đấy không thể che phủ toàn bộ đầu xương, dẫn
đến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày gây đau đớn cho người bệnh.
+- Có
4 nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối:
Do chấn thương: Đầu gối bị chấn thương, dẫn đến dây
chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao trùm quanh khớp gối bị ảnh hưởng. Một số chấn
thương đầu gối phổ biến bao gồm: Rách dây chằng trước tổn thương sụn, viêm bao
hoạt dịch, viêm gân bánh chè, đau hông hoặc đau chân.
Bị bệnh viêm khớp: Bệnh viêm xương khớp hay còn được gọi là
viêm khớp thoái hóa, đây là bệnh viêm khớp thường gặp nhấ. Đó là tình trạng sụn
ở đầu gối bị hủy hoại, do vận động nhiều và do tuổi tác.
Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì cơ thể bị lão hóa,
càng cao tuổi thì hệ thống xương khớp của chúng ta càng yếu đi. Các sụn khớp
cũng bị teo lại, dịch khớp cũng khô dần, độ đàn hồi của các cơ xương khớp cũng
kém đi, từ đấy dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.
Các yếu tố khác như: Hội chứng bánh chè, cân nặng quá mức, bị
dị tật bẩm sinh và chơi thể thao, làm việc quá độ cũng dẫn đến bị thoái hóa
khớp gối.
+- Một
số triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối:
Đau nhẹ khớp gối thường xuyên, cơn đau tăng dần khi vận động, di
chuyển, đau chủ yếu về ban đêm. Khi co duỗi chân nghe có tiếng kêu lục khục,
lạo xạo ở đầu gối.
Xuất hiện, hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Việc cử động gần như là không thể, phải mất khoảng 10 – 30 phút sau đó mới cảm
thấy dễ chịu và di chuyển được.
Khó vận động, đi lại do khớp gối bị cứng và đau. Người bệnh cảm
thấy nhấc chân khó, đi tệp tễnh, ngồi xuống đứng lên cũng khó khăn…
1- ĐIỀU TRỊ
DÙNG THUỐC: Điều trị theo phương
pháp Tây y ( Y học hiện đại) thường
dùng một số thuốc sau:
a- Thuốc tác
dụng nhanh.
+ .Thuốc chống
viêm, chống viêm không Steroid - ức chế chọn lọc COX2.
Ví dụ: - Voltaren
0,25g x 4 viên/ ngày, uống sáng, chiều, sau khi ăn no.
- Fenden 1 ống / ngày, tiêm bắp sâu.
- Celecap 200 mg x 2 viên / ngày, uống sáng, chiều sau khi ăn no.
+ .Thuốc giảm
đau: Theo bậc thang giảm đau của WHO:
Ví dụ:- Paracetamol 2~ 4 g / ngày, uống cách nhau từ 4 giờ,00 đến 6 giờ,00 / lần.
-
Giãn cơ: Mydocalm 50 mg x 4 hoặc 6 viên/ ngày, uống sáng, chiều sau khi
ăn no.
-
Corticoid
tiêm nội khớp: Depomedron 40 mg/ lọ, tiêm nội khớp 1 lần/ tuần. Tiêm không quá
3 lần/ năm.
b- Thuốc tác
dụng chậm.
-
Diacerein ( Dozeni, Atrodar) 1~2 viên/ngày. uống sáng, chiều sau khi ăn no.
-
Glucosamin Sulfat 1,5 ~ 2g/ ngày,
uống sáng, chiều sau khi ăn no.
Lưu ý: Chỉ định thuốc chống viêm không
Steroid loại ức chế COX2, nên cân nhắc chữa nguy cơ tim mạch và tiêu hóa.
Không
nên nhiều khi dùng thuốc Tây y trong quá trình điều trị loại bệnh này. Nếu lạm
dụng quá độ, sẽ ảnh hưởng đến sinh lý hoạt động của Lục phủ, Ngũ tạng ( Dạ dày, Gan, Thận, xương cốt, tim mạch…),
mà lại không điều trị hết tận gốc bệnh.
2- ĐIỀUTRỊ KHÔNG
DÙNG THUỐC ( Vật lý trị liệu).
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt và
luyện tập hợp lý.
- Điều chỉnh cân nặng cơ thể ở mức
sinh lý.
- Tập cơ toàn thân, vận động vừa
sức, đều đặn.
- Tránh vận động quá tải cho khớp,
cột sống: Ngồi xổm, vác nặng.
- Sử dụng các biện pháp điều trị vật
lý trị liệu và kết hợp với việc phục hồi chức năng…
B- ĐÔNG Y ( Y
học cổ truyền).
1- Bệnh
nguyên, bệnh cơ.
-
Thoái hóa
khớp nói chung, thuộc “ Chứng tý” của Đông y.
- Ba loại tà khí: Phong, hàn, thấp
cùng xâm nhập, hỗn hợp nhau vào cơ thể gây ra.
Trong đó:
-
Phong nặng hơn thì gọi là “Hành lý”. Hàn nặng hơn thì gọi là “ thống lý”. Thấp nặng hơn thì gọi là “ trước tý”.
-
Mùa đông nặng hơn thì gọi là “ Cốt tý”. Mùa xuân bệnh nặng hơn thì gọi là “ Cân
tý”. Mùa hè bệnh nặng hơn thì gọi là “ Mạch tý”. Cuối hạ bệnh nặng hơn thì gọi
là “ Cơ tý”. Mùa thu bệnh nặng hơn thì
gọi là “ Bì tý”.
2- Nguyên
nhân và cơ chế gây bệnh.
- Do tuổi
cao, Thận khí hư, Vệ khí yếu, vệ ngoại bất cố làm cho tà khí ( Phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể. Tà khí ứ lại ở cơ nhục, cân mạch, kinh lạc, làm cho
khí, huyết không thông mà gây nên “ chứng tý”.
- Do tuổi cao, chức năng của các
Tạng, Phủ trong cơ thể bị hư suy; hoặc do ốm đau lâu ngày; hoặc do bẩm tố cơ
thể, tiên thiên bất túc; hoặc do phòng dục quá độ…khiến cho Thận tinh hao tổn.
Thận hư không nuôi dưỡng được Can âm, dẫn đến Can huyết hư. Thận hư không chủ được
cốt tủy, Can huyết hư không nuôi dưỡng được Cân mà gây nên “ chứng tý”.
- Do lao động nặng nhọc, gánh vác
nặng lâu ngày, hoặc do tuổi cao, cơ nhục suy yếu, lại vận động sai tư thế; hoặc
do ngã, va đập…làm tổn thương kinh mạch. Khi kinh mạch bị tổn thương dẫn đến
thương tổn tới đường đi không thông của khí, huyết. Khi khí, huyết bị ứ lại mà
gây nên “ chứng tý”.
3- Phân thể
lâm sàng và điều trị.
a- Thể
Thận khí hư, Vệ bất cố, tà khí thừa cơ xâm nhập.
+. Chứng
hậu: Cảm giác đau nhức các khớp xương, đặc biệt là
vùng lưng, gối. Hạn chế vận động các khớp, mỏi mệt, thở ngắn, sợ lạnh, tiểu
tiện nhiều lần, lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì.
+. Pháp
điều trị: Ích khí, dưỡng Thận, khứ tà, thông kinh lạc.
+. Phương
dược: Bài thuốc
Cổ phương Thận khí hoàn:
Thục địa
320g, Hoài sơn 160g, Sơn thù 160g, Trạch tả 120g, Bạch linh 120g, Đan bì 120g,
Phụ tử chế 40g, Quế chi 40g, Đỗ trọng 120g, Tục đoạn 120g, Cẩu tích 120g, Cốt
toái bổ 120g,
Tất cả tán
bột mịn, luyện mật làm hoàn. Uống 12g~ 16g/ lần, ngày uống 2~ 3 lần với nước
ấm.
Ngoài ra
có thể làm thang, mỗi vị từ 10g~ 12g, sắc uống ngày một thang. Uống từ 3~ 4
lân/ ngày, sau khi ăn no.
Lưu ý: - Nếu kiêm do phong, hàn, nếu làm thang sắc uống,
gia: Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Đan sâm, Đương quy, mỗi vị 10g~ 12g.
- Nếu do phong, hàn, thấp nếu làm thang sắc
uống, gia: Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Ngũ gia bì, Đan sâm, Xuyên
khung, Thương truật, mỗi vị 10g~ 12g.
-
Nếu thoái hóa khớp từ thắt lưng trở lên, kèm theo triệu chứng của phong, hàn,
thấp, dùng bài Quyên tý thang: Khương hoạt, Khương hoàng, Đương quy, Hoàng kỳ,
Xích thược, Phòng phong, Cốt toái bổ, Đau xương, Tang chi, Đại táo. Mỗi vị 10g
~ 12 g, sắc uống ngày một thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
-
Ngoài ra còn tùy thuộc vị trí khớp bị đau mà dùng các thuốc có tác dụng dẫn
thuốc lên trên hoặc xuống dưới, để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao hơn…Dùng bài
thuốc nam: Cốt toái bổ, Bổ cốt chỉ, Đảng sâm, Kê huyết đằng, Đau xương, Rễ cỏ
xước, Rễ lá lốt, Rễ xấu hổ, Cẩu tích. Mỗi vị 10 g~ 12g, sắc uống ngày một
thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
Châm cứu: - Châm bổ: Thận du, Đại trường du, Mệnh môn. Châm tả:
Các huyệt xung quanh khớp đau và các huyệt: Phong trì, Phong long, thời gian
châm từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
-
Trường hợp Thận dương hư kiêm phong, hàn hoặc phong, hàn, thấp dùng thủ pháp ôn
châm;
-
Nhĩ châm: Thận du, Thần môn, Giao cảm, thời gian châm từ 15~30 phút/ lần, từ
1~2 lần/ ngày.
+.
Xoa
bóp, bấm huyệt: Vùng cổ gáy, lưng, thắt lưng.
Chú ý: Đối với người cao tuổi thoái hóa khớp thường đi liền
với tình trạng loãng xương, nên khi xoa bóp cần vận động nhẹ nhàng, tránh gây
sang thương thứ phát. Thời gian thực hiện từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
b- Thể Can, Thận
âm hư.
+. Chứng hậu: Lưng, cổ và tứ chi đau mỏi, hạn chế vận động.
Chân tay tê bì, đau đầu âm ỉ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, lưỡi hồng, rêu
lưỡi mỏng, mạch huyền, tế sắc.
+. Pháp điều trị: Bổ Can, Thận, thông kinh lạc.
+. Phương dược: Dùng bài cổ phương Lục
vị hoàng thang: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Trạch tả, Bạch linh, Đan bì,
Tục đoạn, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Đan sâm, Xuyên khung, Đương quy. Mỗi vị từ
10g~ 12g, sắc uống ngày một
thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
Lưu ý: - Thoái hóa khớp từ vùng thắt lưng trở xuống,
do Can, Thận âm hư kèm theo triệu chứng phong, hàn, thấp, dùng bài Độc
hoạt ký sinh thang: Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao,
Đương quy, Cam thảo, Quế chi, Đỗ trọng, Đảng sâm, Bạch linh, Ngưu tất, Thục
địa, Bạch thược, Xuyên khung, Cẩu tích, Cốt toái bổ. Mỗi vị từ 10g~ 12g, sắc uống ngày một thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
- Thoái hóa khớp do chứng hư nhiều hơn, dùng
bài Tam tý thang ( là bài
Độc hoạt ký sinh thang, bỏ Tang ký
sinh, thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn, mối vị 10g~ 12g). Hoặc có thể dùng bài thuốc Nam : Kỳ tử, Hà thủ ô, Ngũ gia bỉ,
Sâm nam, Hy thiên thảo, Rễ cỏ xước, Gối hạc, Tang ký sinh. Mỗi vị từ 12g~ 15g, sắc uống ngày một thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
+, Châm cứu: Châm bổ: Thận du, Đại trường du, Tam âm giao,
Thái khê. Châm tả: Các huyệt xung quanh khớp đau. Thời gian châm từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
+.
Xoa
bóp, bấm huyệt: Vùng cổ gáy,
thắt lưng, lưng, thời gian thực hiện từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
b- Thể khí trệ,
huyết ứ:
+. Chứng hậu: Khớp xương đau nhức, không tan, hạn chế vận
động, chân tay tê bì, sưng nóng một số khớp ở tứ chi, đau đầu hoa măt, chóng
mặt. Chất lưỡi hồng, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm sáp.
+. Pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc.
+. Phương dược: Dùng bài cổ phương Tứ
vật đào hồng thang: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Đào nhân.
Hồng hoa, Tục đoạn, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Đan sâm, Cẩu tích. Mỗi vị từ 12g~
15g, sắc uống ngày một thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
Hoặc dùng bài thuốc Nam :
Sâm nam, Cam thảo dây, Kê huyết đằng, Hà thủ
ô, Gối hạc, Xuyên khung, Rễ cỏ xước, Huyết giác. Mỗi vị từ 12g~ 15g, sắc uống ngày một thang, uống từ 3~ 4 lân/ ngày, sau khi ăn no.
+. Châm cứu: - Châm bổ: Cách du, Tam âm giao, Thái khê. Châm
tả: Huyết hải, các huyệt xung quanh khớp đau. Thời gian châm từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
-
Nhĩ châm: Thận du, Thần môn, Giao cảm. Thời gian châm từ 15~30 phút/ lần, từ
1~2 lần/ ngày.
+. Xoa bóp, bấm
huyệt: Vùng cổ gáy,
lưng, thắt lưng. Thời gian thực
hiện từ 15~30 phút/ lần, từ 1~2 lần/ ngày.
4- Chăm sóc và phòng bệnh.
- Người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh
hoạt, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
- Tránh vận động quá sức; tránh ngồi lâu, đứng
lâu một tư thế, không cân đối.
- Không ăn nhiều thức ăn quá béo, ngọt. Hạn chế hút thuốc lá, rượu, bia, để giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh gây tổn thương
đến xương khớp./.
Ai có nhu cầu chữa bệnh có thể liên hệ với tôi theo địa chỉ, Email: ngocongtinh@gmail.com hoặc điện thoại 0912 53 41 51. Tôi sẵn sàng tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị giúp. Cảm ơn các bạn đọc./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2018.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét