Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU VAI GÁY

Phần I: THEO TÂY Y.
I -Khái niệm chung:
Chứng đau vai gáy là một bệnh, những người cao tuổi thường hay mắc phải. Tuy nó không nghiêm trọng, nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm việc, đi đứng và những giấc ngủ của người bệnh.
Nếu bệnh này không chữa trị kịp thời, đúng phương pháp, sẽ dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp mạn tính, teo cơ, tay run run, nặng có thể bị tê liệt cánh tay.   
II- Nguyên nhân gây hội chứng đau vai gáy, cánh tay.
1-     Nguyên nhân cơ học:
Tư thế ngồi, nằm, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm nghiêng, ngồi trước quạt, dầm mưa lâu, tắm gội buổi tối… Làm giảm sự cung cấp ô-xy cho các tế bào cơ. Làm các cơ thiếu máu và dẫn đến đau nhức, cứng cổ, vai, gáy, người mệt mỏi, khó vận động xoay cổ, vặn tay, lưng…
2 - Nguyên nhân tuổi tác:
`           Từ tuổi trung niên, do quá trình lão hóa tự nhiên, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô-xy trong cơ thể suy giảm. Từ đó gây ra những biểu hiện như: Hoa mắt, nhức đầu, mỏi cổ, quay cổ, nâng cánh tay nghe lắc rắc… Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa. Như nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài… là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.
3- Do bệnh lý khác:
Đau mỏi vai gáy không đơn thuần là một bệnh, nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp, như: Thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương…
Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn. Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng ô-xy cung cấp cho máu bị giảm sút, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức.



III-Triệu chứng của bệnh đau vai gáy, cánh tay.
1-Đau vai gáy cấp tính:
            Xuất hiện đột ngột, sau một đêm ngủ dậy do gối đầu lệch hoặc sau lao động nặng nhọc, mệt mỏi, căng thẳng hoặc do lạnh…
2-Đau vai gáy mạn tính:
Đau âm ỉ vùng cổ, vai gáy, khi tăng khi giảm. Lan ít, khó vận động một số động tác vì đau, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ, khớp vai cánh tay.
Đau vùng cổ âm ỉ tăng từng cơn nhất là về đêm, lan lên vùng chẩm và xuống vai và cánh tay. Thường đau sâu trong cơ, xương với cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật.
Đau cổ thường giảm nhanh, trong khi đau vai và cánh tay thì ngày một tăng. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ. Đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột sống cổ…
Ngoài ra, có thể có một số nguyên nhân khác như khối u, viêm khớp dạng thấp …

Phn II: THEO ĐÔNG Y
I -Khái niệm chung:
Theo Đông Y ( Y  học cổ truyền) quan niệm đau vai gáy do nhiều nguyên nhân, với nhiều thể khác nhau. Với mỗi thể, mỗi chứng trạng lại có những phép chữa riêng, bài thuốc riêng. Thêm vào đó, với  các vị thuốc gia giảm khác nhau để trị đúng căn nguyên của bệnh. Sau đó sẽ cho kết quả dứt điểm, đồng thời điều hòa được cơ thể, bồi bổ thêm cho Lục phủ, Ngũ tạng,  ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
II – Một số thể của bệnh đau vai gáy.
1 - Đau vai gáy thể Phong hàn:
Phong hàn xâm nhập vào các đường kinh mạch ở vai gáy, gây ra tình trạng vai gáy đột nhiên co cứng, quay đầu khó khăn. Ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành; sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù.
Phép chữa: Khu phong tán hàn, hành khí.
2-  Đau mỏi vai gáy thể Phong đờm:
Vai, gáy cứng lâu ngày, đau nhức, xoay chuyển khó khăn, chân tay tê dại, miệng mắt méo xệch hoặc cánh tay đau mỏi.
Phép chữa: Hoạt huyết, hóa ứ, trừ thấp, tiêu đàm, hành khí, thông lạc.
3- Đau mỏi vai gáy thể Thận hư, phong thấp:
 Lưng và cột sống cử động khó khăn, gáy cứng, vai đau, chân tay tê dại, nhức mỏi.
      Phép chữa: Bổ Thận, trừ thấp.
4- Đau mỏi vai gáy thể Can, Thận hư:
      Can, Thận hư yếu thì gân xương không được cấp dưỡng đầy đủ, nội phong tự sinh khiến gáy cứng đau. Cúi xuống hoặc quay đầu, cánh tay nâng hoặc xuống khó khăn. Khi vận động thì đau nhiều, có khi đau giật hoặc đau từng cơn. Nằm nghỉ thì đỡ đau; rêu lưỡi đỏ nhạt, không tươi.
 Phép chữa: Bổ Thận, tráng cân ( cân cơ).
5- Đau mỏi vai gáy thể Âm hư, Dương cang:
Âm hư, Dương cang khiến cổ, vai gáy đơ cứng khói chịu. Bệnh trình dai dẳng, ù tai chóng mặt, lưng đùi mềm yếu, mặt dỏ, mắt đỏ. Đi đứng lảo đảo, đầu nặng chân nhẹ, tay mỏi tê bì, mạch huyền tế.
Phép chữa: Bình Can tiềm Dương, nhu cân tức phong. 
III – Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh đau vai gáy, theo cổ phương.
Bài 1: Phòng phong, Kinh giới, Trinh nữ, Kê huyết đằng, Cát căn, Đỗ trọng, Độc hoạt, Tang chi, Lá đơn đại hoàng, Lá lốt, Cẩu tích, Tang ký sinh, Tần giao, Quế chi, Thiên niên kiện , mỗi vị 10g; Cam thảo 5g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 ~ 4 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc.
Bài 2: Ngải diệp, Kê huyết đằng, Hồng hoa, Tô mộc, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Ngưu tất, Tục đoạn, Thạch xương bồ, Cà gai leo, Đinh lăng, Ngũ gia bì, Cát căn, Bạch linh, Quế chi, mỗi vị 10g; Cam thảo 5g.
 Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 ~ 4 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn, hoạt huyết, giảm đau, thông kinh lạc.
Bài 3: Thuốc ngâm rượu.
Xuyên khung, Hà thủ ô đỏ, Ngưu tất, Đương quy, Thạch xương bồ, Tục đoạn, Ngũ vị tử, Phá cố chỉ, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cát căn, mỗi vị 20g ~ 30g, Quế chi 10g, chích Cam thảo 10g, Đại táo 10 quả. Các vị cho vào bình sành, đổ 3~4 lít rượu trắng ngon, ngâm khoảng 15 ngày là dùng được. Ngày uống 40 -50ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc. 
Lưu ý:
+- Bệnh nhân cần tránh lạnh, ẩm thấp, luôn giữ ấm cơ thể, không tắm nước lạnh, có chế độ luyện tập, vận động hợp lý.
          +- Bệnh đau vai gáy mạn tính tuy không liên quan đến tính mạng con người, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.  Nếu bệnh không chữa trị kịp thời, “đúng thầy, đúng thuốc” sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp mạn tính, teo cơ, tê liệt tứ chi.
         +- Về điều trị bệnh đau vai gáy, có thể điều trị theo hai phương pháp: Tây y và Đông y:
        - Điều trị theo Tây y: Chủ yếu là dùng các loại thuốc kháng sinh ( thành phần có nhiều hóa dược), đối với bệnh nhân bệnh còn nhẹ hoặc mới phát có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên dùng nhiều và lạm dụng thuốc Tây y, thường để lại nhiều phản ứng phụ như viêm Dạ dày, sơ Gan, viêm Thận...
       - Điều trị theo Đông y: Chúng tôi áp dụng theo phương pháp Đông y là hiệu quả và nhanh khỏi nhất. Đó là dùng phương pháp “ Vừa bổ, vừa tả”, tức là dùng các vị thuốc bồi bổ sức khỏe, kết hợp với các vị thuốc chữa bệnh, thì bệnh nhanh khỏi, không có phản ứng phụ, lại chữa hết tận gốc bệnh ( nguyên nhân gây ra bệnh).  

Bạn đọc hoặc bệnh nhân nào cần tư vấn điều gì, hoặc có nhu cầu chữa bệnh, hãy liên với chúng tôi theo địa chỉ sau: 
  Email: Ngocongtinh48@gmail. Com.
                                 Facebook: ngo cong tinh  hoặc ĐTDĐ: 0912  53  41  51.        

                                                Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2017

0 nhận xét: