Ảnh trên: Ngày 19
tháng 9 năm 2009, Tác giả Ngô Công Tình và ông Ngô ngọc Đàm (Ông Đàm bên trái, quê ở xã Tân dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nguyên là: Cán bộ Kỹ thuật Phân xưởng Cơ khí nhà máy Điện Hà Bắc; học viên khoá
II, Trường Đại học Công đoàn Việt nam; Chủ tịch Công đoàn Công ty Phân đạm -
Hoá chất Hà Bắc), sau 37 năm, hai ông mới có dịp đến thăm lại máy phát Điện
số 1, nhà máy Điện thuộc Công ty Phân đạm - Hoá chất Hà Bắc (những năm chống Mỹ cứu nước ( 1965 ~ 1975) Nhà máy trực
thuộc Cục Điện lực Việt Nam, số 20 Trần Nguyên Hãn Hà nội).
Vào những tháng đầu năm 1972 (lần
thứ hai), quân đội Mỹ lại cho máy bay đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta . Đến thời điểm này, các nhà máy
Điện trên miền Bắc đều đã bị máy bay Mỹ đánh bom, phá huỷ hầu như hoàn toàn,
như các Nhà máy: Bến thuỷ - Nghệ An; Hàm
rồng - Thanh Hoá; Cọc 5- Quảng Ninh (Bị
phá hủy lần thứ nhất từ 1964 ~1968); Việt trì - Phú Thọ; Cao ngạn - Thái Nguyên; Thượng lý - Hải Phòng; Yên phụ - Hà Nội ( Bị phá hủy lần thứ 2, giữa và cuối năm 1972) .
Chỉ còn lại một số nhà máy Điện, tuy cũng bị đánh phá nhưng đều được sửa chữa, khôi
phục và vẫn phát được Điện cung cấp cho lưới Điện Quốc gia, như: Nhiệt Điện Phân đạm - Hà Bắc, nhiệt Điện Uông bí - Quảng Ninh, thuỷ Điện Thác bà - Yên Bái ( Nhà máy đang xây dựng, có một máy mới đi vào vận hành) và một số nhà máy
Điện nhỏ, các Trạm phát Điện Diezen, Diezen phản lực đặt ở những nơi sơ tán, như: Hà Nội, Hà Bắc, Quảng Ninh.
Do nhiều Nhà máy Điện bị phá hỏng, nên nguồn Điện lưới của Quốc gia vô cùng thiếu hụt. Nhiều
khi không đủ Điện để phục vụ cho sản xuất, chiến đấu của quân và dân ta, chống lại
cuộc chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ.
Trong thời gian này ( năm 1972), các ông đã có một số sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị, góp một
phần vào việc sửa chữa và khôi phục nhà máy Điện Hà Bắc, sau những
trận bị máy bay Mỹ đánh bom, bắn phá làm hư hỏng, như sau:
1 - Sáng kiến thứ nhất:
Làm Công trình Thanh niên: Xây dựng hệ
thống thải khói ngầm của Nhà máy:
Rút kinh nghiệm của những lần trước, cứ sau nhiều lần bị máy bay Mỹ đánh
phá làm hư hỏng, Nhà máy lại được sửa chữa, phục hồi xong là đi vào vận hành ( sản xuất)
ngay. Do khói của Nhà máy thải qua ống khói lên trời ( ống khói cao khoảng 60 ~ 70 mét), đã làm cho máy bay do
thám và biệt kích của địch biết được Nhà máy đang vận hành, chúng đã báo cho
máy bay đến đánh phá ngay, bất kể ngày hay đêm. Cứ thế, chúng đã gây ra biết bao
thiệt hại cho Nhà máy, cả người lẫn, máy móc, thiết bị.
Nhà máy có chủ trương không thải khói qua ống khói lên trời như cũ nữa, mà cần
phải xây dựng một hệ thống mới để thải khói đi ngầm dưới mặt đất, tránh sự phát hiện của kẻ địch.
Đã có rất nhiều phương án đưa ra để khắc phục, nhưng đều không thực hiện được, tất cả là do chiến tranh.
Đã có rất nhiều phương án đưa ra để khắc phục, nhưng đều không thực hiện được, tất cả là do chiến tranh.
Để khắc phục tình trạng này, Chi bộ Đảng và Phân xưởng, đã giao cho tác giả ( Ngô Công Tình) là Phó Bí thư Chi đoàn Thanh niên Phân xưởng, phụ trách Công trình Thanh niên của Chi đoàn Cơ khí. Có nhiệm vụ nghiên cứu để xây dựng hệ thống thải
khói đi ngầm dưới mặt đất, không thải khói lên trời như trước. Với những yêu cầu đặt ra là:
Phải làm hoàn thành với thời gian ngắn nhất, tiết kiệm nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, vẫn phải đảm bảo cho Nhà máy phát Điện đủ theo công suất Điện thiết kế.
Đây là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề đối với các ông. Nhưng: Cái khó đã ló cái khôn, các ông đã có sáng kiến tận dụng những
ống nước tuần hoàn bị hỏng, có đường kính khoảng 1 000 mm, dài 5 000 mm, của Công
trường xây dựng Nhà máy Phân đạm bỏ đi. Tất cả số ống đó, được thu gom về, các ông đã lắp
ghép lại thành hai dẫy ống song song nhau. Mỗi dẫy ống dài khoảng 40 mét ~ 50 mét, để thải khói của Nhà máy qua đó ra
ngoài.
Với tinh thần thi công khẩn trương, cả
ngày lẫn đêm, đến đầu tháng 4 năm 1972, Công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt
động. Kết quả công trình đã đảm bảo được mọi yêu cầu của Lãnh đạo Nhà máy đề ra. Tất cả khói đã được thải
qua hệ thống này ra ngoài. Khói bay là là dưới mặt đất, qua các bụi cây, rồi hòa vào không trung. Từ xa khó
mà ai biết được Nhà máy đang vận hành.
Từ khi có hệ thống này, Nhà máy đã vận hành an toàn, liên tục, phát ra
được nhiều KW/ giờ Điện, cung cấp cho lưới Điện Quốc gia. Mãi đến cuối tháng 11
năm 1972, Nhà máy mới bị máy bay Mỹ phát hiện, đánh bom làm hư hỏng nhiều bộ phận, trong
đó có Cổ góp (phần Rô to) máy phát
Điện số 1.
2- Sáng kiến thứ thứ hai:
Gia công bộ gá lắp bàn xe dao máy tiện để tiện trục tiếp Cổ góp máy phát Điện số 1:
Do bị máy bay Mỹ ném bom, đánh phá Cổ góp máy phát Điện số 1 của Nhà máy Điện Hà Bắc bị hỏng, sây sát
bề mặt, nên không phát Điện được. Trong khi đó thì nguồn Điện của Quốc gia đang thiếu trầm
trọng. Trước tình hình đó, Nhà máy đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn cách khắc phục sự cố này. Có rất nhiều phương án đưa ra để khắc phục, nhưng cũng
đều không thực hiện được. Tất cả vẫn là do chiến tranh không có thiết bị để thay thế.
Lãnh đạo Phân xưởng Cơ khí, đã giao nhiệm vụ cho hai ông ( ông Ngô Công Tình và ông Ngô Ngọc Đàm),
tập trung nghiên cứu để khắc phục sự cố hạn hữu này (Có thể đây là trường hợp sự cố có một không hai ở Việt Nam và Thế giới, do chiến tranh gây ra).
Để giải quyết sự cố này, hai ông đã có sáng kiến gia công một bộ gá lắp trên bệ máy phát. Qua bộ gá này, sẽ lắp bàn xe dao máy tiện vạn năng, loại DFU- 500 của Đức, để tiện trực tiếp Cổ góp đó.
Để giải quyết sự cố này, hai ông đã có sáng kiến gia công một bộ gá lắp trên bệ máy phát. Qua bộ gá này, sẽ lắp bàn xe dao máy tiện vạn năng, loại DFU- 500 của Đức, để tiện trực tiếp Cổ góp đó.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Nhà máy ( ông Trương Văn Huê ), sau vài giờ cho Nhà máy chạy không tải và thực hiện một số biện pháp an
toàn khác, quá trình tiện trực tiếp Cổ góp đã thành công, đảm bảo mọi yêu cầu
về kỹ thuật, chất lượng và thời gian đề ra. Nhà máy lại nhanh chóng đi vào vận hành, phát
Điện được nhiều KW/ giờ Điện cung cấp cho lưới Điện quốc gia.
Cho đến tháng 9 năm 2009, bộ gá đó vẫn còn được Nhà máy sử dụng khi cần.
Cho đến tháng 9 năm 2009, bộ gá đó vẫn còn được Nhà máy sử dụng khi cần.
Ghi chú: Ông Trương Văn Huê, là Bộ đội miền Nam tập kết, sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975,
ông được Bộ Quyết định về làm Giám đốc khu Điện lực miền Tây Nam bộ, sau đó làm Giám đốc sở Điện lực tỉnh Hậu Giang, ông ốm mất năm 1996 ( có một số tư liệu về ông ở phần sau).
3- Sáng kiến thứ ba: Làm
bộ gá để tiện Tam pông trên máy tiện.
Tam pông, là loại Buloong đặt biệt, dùng để bắt nắp Quy lát của nồi hơi
của Lò (Lò hơi sản xuất được
35 tấn hơi /giờ). Đến những tháng cuối năm 1972, do tiếp sức với hơi nước và hóa chất nhiều năm
nên bị ăn mòn, làm cho hơi phì ra khắp xung quanh Lò máy. Nếu không khắc phục được sự cố này, thì sẽ gây ra tai nạn lao động bất kể lúc nào. Nó lại còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến Công suất phát Điện của Nhà máy.
Ngay lúc này, yêu cầu là phải dùng những chiếc Tam pông mới để thay thế những chiếc đã hỏng hoặc là tiện lại bề mặt của những chiếc Tam pông bị hỏng đó.
Ngay lúc này, yêu cầu là phải dùng những chiếc Tam pông mới để thay thế những chiếc đã hỏng hoặc là tiện lại bề mặt của những chiếc Tam pông bị hỏng đó.
Vì Tam pông có một đầu là mặt bích, hình Elíp ( hình bầu dục), nên không thể tiện trên máy tiện bình thường được. Nhà máy đã phải cử một số Cán bộ
mang đi thuê các nhà máy Cơ khí trên miền Bắc lúc bấy giờ để khắc phục. Nhưng không
có Nhà máy Cơ khí nào khắc phục được, tất cả đều lại phải mang về.Do chiến tranh không còn Tam pông để thay thế, lại không nhập hàng được của Trung quốc, nên việc khắc phục sự cố càng trở nên khó khăn hơn.
Lần này, hai ông lại được Lãnh đạo Phân xưởng giao cho nhiệm vụ nghiên cứu và khắc phục sự cố này. Qua quá trình nghiên cứu, được lãnh đạo Phân xưởng đồng ý, các ông đã gia công một bộ gá để lắp trực tiếp trên máy tiện T616 (Việt nam) và C620 (Trung quốc) để tiện.
Lần này, hai ông lại được Lãnh đạo Phân xưởng giao cho nhiệm vụ nghiên cứu và khắc phục sự cố này. Qua quá trình nghiên cứu, được lãnh đạo Phân xưởng đồng ý, các ông đã gia công một bộ gá để lắp trực tiếp trên máy tiện T616 (Việt nam) và C620 (Trung quốc) để tiện.
Áp dụng sáng kiến này, vài trăm Tam pông bị hỏng đều được tiện lại, đảm bảo
mọi yêu cầu đề ra. Nhà máy lại đi vào hoạt động bình thường. Phát ra được nhiều KW/ giờ Điện phục vụ kịp thời cho quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá họa của quân đội Mỹ cuối năm 1972.
(Được biết bộ gá này còn áp dụng cho đến những năm cuối 1990 của thế kỷ trước. Cho đến khi Nhà máy thay đổi công nghệ mới, thì không cần sử dụng đến nữa).
(Được biết bộ gá này còn áp dụng cho đến những năm cuối 1990 của thế kỷ trước. Cho đến khi Nhà máy thay đổi công nghệ mới, thì không cần sử dụng đến nữa).
Với những sáng kiến trên, các ông đã đóng góp một phần vào
việc khôi phục nhà máy Điện Hà Bắc, sau những lần bị máy bay Mỹ đánh phá. Đảm bảo cho Nhà máy vận hành an toàn, liên tục, phát được nhiều KW/ giờ Điện cho lưới Điện Quốc gia. Đã thực hiện tốt khẩu hiệu
của Ngành Điện lúc bấy giờ đề ra là: Quyết tâm giữ vững dòng Điện vàng của Tổ quốc không bao giờ tắt.
Chính những dòng Điện vô cùng quý giá đó, của Ngành Điện lực Việt nam nói
chung và nhà máy Điện Hà Bắc nói riêng, đã
phục vụ kịp thời cho quân và dân ta đánh thắng những trận tập kích trên không bằng B52 của quân đội Hoa kỳ. Trong 18 ngày đêm cuối tháng 12
năm 1972 không thể nào quên, trên bầu trời Hà nội, Hải phòng và các địa phương trên
miền Bắc.
Qua đó cũng nói lên, đã có một thời ngành Điện Việt Nam có một vị trí và
vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Phục vụ Điện đầy đủ, kịp thời cho quân và dân cả nước sản xuất giỏi, đánh thắng
cuộc chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ trên đất nước ta. Góp phần cùng
quân và dân cả nước đấu tranh giành Độc lập cho Dân tộc, giải phong miền Nam, thống nhất nước Nhà vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.
4- Tham gia trong Đội phá bom nổ
chậm:
Tác giả ( Quê Bắc Ninh) đã cùng các ông đều là công nhân Nguội của tổ Tiện - Nguội,
Phân xưởng Cơ khí nhà máy Điện Hà Bắc, như: Nguyễn quý Mật (Quê Bắc Giang), Trần xuân Viên (Quê Hà Tĩnh), Phạm xuân Lim (Quê Hải Phòng) và Đỗ ngọc ánh ( Quê Bắc Giang) được Lãnh đạo Nhà máy
Quyết định vào danh sách Đội phá bom nổ chậm của Nhà máy, do ông Nguyễn quý Mật là Tổ trưởng Đảng, Tổ
trưởng sản xuất làm Đội trưởng (hiện ông
Mật ốm mất năm 1995).
Dưới sự chỉ huy và hướng dẫn trực tiếp của bộ đội Công binh tỉnh Hà Bắc,
toàn Đội của các ông đã tháo gỡ, vô hiệu hóa và phá hủy được rất nhiều bom nổ
chậm các loại xung quanh khu vực Nhà máy. Trong đó có nhiều bom tấn loại 1 500
Pound và nhiều bom từ trường nổ chậm khác. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, máy móc, thiết bị cho Nhà máy.
+ -Ngoài ra, Tác giả còn
được phân công sửa chữa, khắc phục nhiều chi tiết của máy móc, trang thiết bị, khí tài quân sự ...cho các
đơn vị bộ đội đóng quân trên khu vực Hà Bắc. Như các đơn vị: Ra đa, Tên lửa, pháo Cao xạ phòng không, sân bay Kép, Công
binh ( như gia công các loại Cờ lê, Vam, các loại dụng cụ
khắc để tháo, gỡ và phá bom nổ chậm ) và các xí nghiệp dân sự của tỉnh... trong những năm chống
Mỹ cứu nước ( 1965 ~ 1975) …
+ -Sau này, hai ông đã được Cơ quan cử đi học Đại học để đào tạo cán bộ nguồn cho Ngành, tại Trường Đại học Công đoàn Việt nam (Ông Ngô ngọc Đàm - học Đại học khóa II; Tác giả học Đại học khóa VI- niên khóa 1983~ 1987).
+ -Sau này, hai ông đã được Cơ quan cử đi học Đại học để đào tạo cán bộ nguồn cho Ngành, tại Trường Đại học Công đoàn Việt nam (Ông Ngô ngọc Đàm - học Đại học khóa II; Tác giả học Đại học khóa VI- niên khóa 1983~ 1987).
Ảnh trên: Các Đoàn viên thanh niên Tổ Tiện - Nguội phân xưởng Cơ khí Nhà máy Điện Hà Bắc.
Hàng đứng từ trái sang phải, các đội viên trong Đội phá bom nổ chậm năm 1972 ~ 1973 của Nhà máy Điện Hà Bắc: Phạm Xuân Lim - sinh năm 1942; Trần Xuân Viên - sinh năm 1944, Nguyễn Trọng Uyên - ( không phải đội viên); Đỗ Ngọc Ánh - sinh năm 1948; tác giả Ngô Công Tình - sinh năm 1948 và Nguyễn Quý Mật - sinh 1942 ( ảnh chụp năm 1969).
Hàng đứng từ trái sang phải, các đội viên trong Đội phá bom nổ chậm năm 1972 ~ 1973 của Nhà máy Điện Hà Bắc: Phạm Xuân Lim - sinh năm 1942; Trần Xuân Viên - sinh năm 1944, Nguyễn Trọng Uyên - ( không phải đội viên); Đỗ Ngọc Ánh - sinh năm 1948; tác giả Ngô Công Tình - sinh năm 1948 và Nguyễn Quý Mật - sinh 1942 ( ảnh chụp năm 1969).
Ảnh trên: Tác giả ngồi hàng đầu bên trái, là Ban chấp hành Lâm thời Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở quản lý phân phối Điện khu vực 7 ( Sau này là Sở Điện lực Hà Bắc). Ảnh chụp sau ngày Giải phóng miền Nam, Đất nước Thống nhất tháng 5- 1975.
Đầu năm 1974, Nhà máy Điện Hà Bắc tách ra một bộ phận, để thành lập Sở quản lý phân phối Điện Khu vực 7. Tác giả thuộc diện bàn giao, ra công tác tại Sở Điện lực, từ tháng 1 năm 1974 đến tháng 8 năm 1983.
Trong thời gian công tác ở Sở Điện, Tác giả là công nhân Nguội Cơ khí , bậc 5/7 (tháng 1 năm 1982). Tác giả đã có rất nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất có giá trị, đóng góp cho Sở Điện. Tác giả thường được Lãnh đạo và anh chị em Sở phong cho: " Người có bàn tay vàng, là bác sĩ của Ngành Cơ khí".
Tháng 9 năm 1983, Tác giả được Cơ quan cử đi học Đại học để đạo tào Cán bộ nguồn cho Ngành, tại Trường Đại học Công đoàn Việt nam, khóa VI - niên khóa 1983 ~ 1987.
Ảnh trên: Tác giả Ngô Công Tình và ông Ngô Ngọc Đàm đến thăm anh chị em công nhân Phân xưởng Cơ khí Nhà máy Điện Hà Bắc.
Chính nơi đây và Phân xưởng này, trên 40 năm về trước 2 ông đã từng làm việc trong những năm chống Mỹ cứu nước gian nan, ác liệt, nhưng oanh liệt của Dân tộc ( ảnh chụp ngày 19-9-2009).
Ảnh trên: Bà Dương Thị Cúc và ông Lê Văn Sĩ, hiện là Cán bộ Hưu trí.
Hai ảnh trên: Tháng 10 năm 2011, nhân dịp chuyến đi thăm quan, du lịch và thăm lại anh chị em từng công tác tại Bảo hiểm xã hội một số tỉnh phía Nam, qua tìm hồ sơ do Bảo hiểm xã hội Thành phố Cần Thơ quản lý, Tác giả đã biết và đến thăm gia đình ông Sĩ, bà Cúc. Gia đình ông bà hiện ở khu Cư xá thuộc Nhà máy Điện Trà nóc, Thành phố Cần thơ.
Chính nơi đây và Phân xưởng này, trên 40 năm về trước 2 ông đã từng làm việc trong những năm chống Mỹ cứu nước gian nan, ác liệt, nhưng oanh liệt của Dân tộc ( ảnh chụp ngày 19-9-2009).
TÁC GIẢ GẶP GỠ NHỮNG CỰU CÁN BỘ, CÔNG NHÂN
NHÀ MÁY ĐIỆN HÀ BẮC NĂM XƯA.
Ảnh trên: Bà Dương Thị Cúc và ông Lê Văn Sĩ, hiện là Cán bộ Hưu trí.

Cách đây cũng đã gần 50 năm, hai ông bà là học sinh miền Nam tập kết, được đi học ở Liên xô về. Sau đó được Bộ quyết định về công tác tại Nhà máy Điện Hà Bắc từ năm 1964 đến cuối năm 1975. Trong những năm chống Mỹ cứu nước ( 1964 ~ tháng 4 năm 1975), cả hai ông bà nhiều năm đều là chiến sĩ thi đua, xạ thủ bắn súng của tỉnh Hà Bắc.
Sau ngày Thống nhất đất nước, hai ông bà được Bộ điều động về làm Cán bộ quản lý tại Nhà máy Điện Trà nóc. Nay hai ông là đều là cán bộ Hưu trí, do BHXH TP Cần thơ quản lý và chi trả.
Ngày 25 tháng 8 năm 2013, Tác giả gửi ảnh và cho biết Website , Email của mình cho ông Sĩ, bà Cúc. Khi nhận được, ông bà cùng con cháu vô cùng phấn khởi!Hai ảnh trên: Hàng năm vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9, anh chị em là Học viên khóa 2 (niên khóa 1965 ~ 1967) Nhà máy Điện Hà Bắc tổ chức họp mặt thân mật, để ôn lại những kỷ niệm năm xưa.
Cách đây gần 50 năm, anh chị em mới 18~20 tuổi, vừa học, vừa làm tại Nhà máy. Mọi người đều là những công nhân lành nghề, lại là những chiến sĩ kiên cường bám trụ Nhà máy, sản xuất giỏi, chiến đấu kiên cường, bảo vệ Nhà máy trong những năm máy bay Mỹ ném bom, đánh phá hòng hủy diệt Nhà máy.
Lớp học ban đầu có trên 50 học viên, đến nay nhiều người đã hy sinh trong những năm chống Mỹ cứu nước, ở nhiều mặt trận khác nhau. Nhiều người đã mất do ốm đau, bệnh tật. Còn một số người do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình không gặp mặt được. Nhưng anh chị em vẫn liên hệ và gắn bó với nhau như con một nhà ( ảnh trên chụp tháng 9 năm 2010 và ảnh dưới chụp tháng 9 năm 2012 ).


THÔNG TIN THÊM
Về ông Trương Văn Huê, Giám đốc đáng kính
của Cán bộ, công nhân, viên chức nhà máy Điện Hà Bắc và Tác giả:


- Cùng qua lần sưu tầm hồ sơ của ông Sĩ, bà Cúc từ BHXH TP Cần Thơ quản lý, Tác giả cũng đã sưu tầm được hồ sơ và biết được về tình hình ông Trương Văn Huê, từng làm Giám đốc Nhà máy Điện Hà Bắc, nơi Tác giả và vợ chồng ông Sĩ, bà Cúc đã từng làm việc trong những năm chống Mỹ cứu nước (1964 đến 1975 ). Ông Huê có công rất lớn với Nhà máy nói riêng, nhân dân Hà Bắc và Ngành Điện Việt Nam nói chung.
Tác giả đã đến thăm gia đình ông, qua những tư liệu của cuốn sách " Đơn vị Anh hùng và Anh hùng ngành Hậu cần Quân khu 9" của Cục Hậu cần Quân khu 9, chúng tôi được biết thêm về thân thế sự nghiệp của ông Trương Văn Huê, như sau:
Ông sinh năm 1915 ở xã Hậu Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Năm 1930 ~ 1936 ông lên Sài Gòn học nghề Cơ điện, là sinh viên Trường máy Sài Gòn. Năm 1948, ông gia nhập Quân đội, làm quản đốc Binh công xưởng 14 tỉnh Sóc Trăng. Được kết nạp Đảng CSVN tháng 5 năm 1948. Tháng 2 năm 1951, ông là Quản đốc Binh công xương 139, thuộc Phân phòng Quân giới Nam bộ. Ông được Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết, Quyết nghị: Tuyên dương công trạng, tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và 1 000 đồng tiền Đông dương Ngân hàng. Cùng nhiều tài liệu, sách báo của Trung ương Cục, phổ biến gương sáng của ông trong toàn Đảng bộ Trung ương Cục để học tập.
Cuối năm 1954, ông ra Bắc Tập kết. Ông được Bộ quyết định làm Giám đốc các Nhà máy Điện: Hà nội, Hải phòng, Hà Bắc ( 1964 ~ 1975).
Sau ngày Thống nhất đất nước ( 30 tháng 4 năm 1975) ông được Bộ Quyết định về làm Giám đốc Khu Điện lực miền Tây Nam bộ và sau đó làm Giám đốc Sở Điện lực tỉnh Hậu Giang.
Tháng 01 năm 1995, ông được Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ truy hồi hưởng chế độ đãi ngộ Anh hùng lao động và ghi vào bảng vàng truyền thống tại địa phương.
Tháng 01 năm 1996, do tuổi cao, ông đã từ trần, yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Cần thơ.
Cuối năm 1954, ông ra Bắc Tập kết. Ông được Bộ quyết định làm Giám đốc các Nhà máy Điện: Hà nội, Hải phòng, Hà Bắc ( 1964 ~ 1975).
Sau ngày Thống nhất đất nước ( 30 tháng 4 năm 1975) ông được Bộ Quyết định về làm Giám đốc Khu Điện lực miền Tây Nam bộ và sau đó làm Giám đốc Sở Điện lực tỉnh Hậu Giang.
Tháng 01 năm 1995, ông được Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ truy hồi hưởng chế độ đãi ngộ Anh hùng lao động và ghi vào bảng vàng truyền thống tại địa phương.
Tháng 01 năm 1996, do tuổi cao, ông đã từ trần, yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Cần thơ.
- Được gia đình cho biết, trong thời gian làm Giám đốc sau ngày giải phóng,
ông đã đóng góp nhiều công sức cho Ngành Điện Việt Nam và các địa phương miền Tây Nam bộ. Ông và bà vợ ông sống rất quần chúng, giản
dị, liêm khiết. Hiện con trai ông ( Trương Minh Cảnh) và con dâu ông ( Nguyễn Thị Thuận, là con gái Hải Phòng, hai người cũng là công nhân Nhà máy Điện Hà Bắc) cùng các cháu ông vẫn sống trong một gian nhà Tập thể của ông ở Sở Điện lực Cần Thơ. Bà Nguyễn Thị Kiêu ( vợ ông, cũng đã mất), cũng là Công nhân Nhà máy Điện Hà Bắc năm xưa.
- Các ảnh và những tư liệu trên có tính chất thông báo cho những người từng công tác tại
Nhà máy Điện Hà Bắc năm xưa được biết, để tiện liên hệ, thông tin lẫn nhau. Thông qua đây, cũng là để nhiều người, ôn lại những ngày gian khổ có nhau...
ĐOẠN KẾT TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ.
- Tháng 6 năm 2008 tác giả nghỉ công tác, hưởng chế độ Hưu trí ( CNVC) tại Hà Nội.
- Tháng 11 năm 2011, Tác giả đã cho ra đời một tác phẩm đầu tay của mình: "Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh". Sách đã được Nhà xuất bản Y học Việt Nam xuất bản và lưu hành vào quý IV năm 2011; đã được đông đảo các độc giả đón nhận.
- Năm 2012- Là Hội viên hội Đông y Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Là Hội viên hội Đông y Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 2013- là Hội viên Thi đàn Việt Nam- Số thẻ 0003, cấp ngày 12/6/2013, tại Hà Nội.
Quá trình Tác giả soạn thảo Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh:
Trong ảnh: Vừa tròn 4 năm biên soạn - Tháng 9 năm 2011, Tác giả chỉnh sửa bản thảo: Tập Thơ Đông y Việt nam, để học và chữa bệnh lần cuối, trước khi gửi Nhà xuất bản Y học để in.
( Những tư liệu trên, được ghi theo Bản tự thuật của Tác giả
trong "Tập thơ Đông y Việt Nam, để học và chữa bệnh", đã được xuất bản và lưu hành; có bổ
sung thêm vào tháng 8- 2013).
Hà Nội, tháng 8 năm 2013.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét