Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

NHỮNG BÀI THUỐC ĐÔNG Y QUÝ ĐỂ CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Giới thiệu
  MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y QUÝ
 ĐỂ CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI.

Người sưu tầm và biên soạn: Lương y, Nhà thơ  NGÔ CÔNG TÌNH.
……...……....…….……….*   *   *………...…………......…….....

            Mục đích
             -  Nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cùng đông đảo các độc giả trong và ngoài nước để  tham khảo, nghiên cứu. Tự áp dụng những bài thuốc Đông y, vào việc phòng bệnh, chữa bệnh cho mình, người thân của mình và nhân dân trong cộng đồng Dân tộc...
           - Các bài thuốc này đều dùng từ những cây, cỏ, hoa, lá, con vật... có trong nước và một số thuốc nhập ngoại để làm thuốc chữa bệnh được. 
            -Thuốc Đông y chữa bệnh đạt hiệu quả cao, lại rẻ tiền, dễ kiếm, nơi nào cũng có. Đã được nhân dân ta nối tiếp nhau, truyền tụng từ ngàn năm cho đến nay.                 
           - Đây là những bài thuốc sẽ khác những bài thuốc theo Cổ phương ( trong Phương tễ học), có trong  “ Tập thơ Đông y Việt Nam - Để học và chữa bệnh” của Lương y.      
             - Độc giả nào có nhu cầu chữa bệnh, hoặc cần tư vấn về việc học tập và chữa bệnh bằng Đông y, hãy liên hệ với Lương y theo: ĐTDĐ: 0912 53 41 51 hoặc Email: ngocongtinh48@gmail. com.
          - Những bệnh nhân cần chữa bệnh, mà ở xa, hãy trao đổi qua Điện thoại hoặc Email, Lương y sẽ cắt thuốc Đông y gửi qua đường Bưu điện cho và thanh toán qua Tài khoản Ngân hàng rất thuận lợi.
         -  Trong thời gian qua, kết quả Lương y đã chữa cho rất nhiều người khỏi bệnh, ít tốn kém. Nguồn thuốc của Lương y mua tại Tổng công ty Dược tỉnh Bắc Ninh nên chất lượng rất đảm bảo tốt.
      Tổng số: 06 bài, đã đăng trên trang này.
           -  Những bài đăng về sau, sẽ được đăng trên đầu trang, tiếp theo là các bài đã đăng trước đó, cho đến hết.
            Những tư liệu này được coi là "Độc quyền" của Tác giả Ngô Công Tình, do chính Tác giả sưu tầm và biên soạn. Được giới thiệu và đăng trên Website: WWW: ngocongtinh.nghesi.vn -  từ tháng 5 năm 2013 trở đi. 
        - Tư liệu sẽ được lưu trữ lâu dài về sau, để các thế hệ độc giả đọc, tham khảo và áp dụng vào việc chữa bệnh, cứu người...


Sưu tầm:

THEO KINH NGHIÊM DÂN GIAN, KHI BỊ NGỘ ĐỘC 
DO ĂN PHẢI THỰC PHẨM KỴ NHAU, 
CÓ NHỮNG CÁCH GIẢI NHƯ SAU.

1. Cua với cam quýt sẽ sinh chứng nhuyễn thư (thứ nhọt mềm mọc trong thịt rất hiểm). Uống nước tỏi tươi thì giải được.
2. Cua với bí đỏ sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được (Muốn có địa tương thủy, đào 1 cái lỗ sâu khoảng 3 thước ta(1m20cm) đến lớp đất màu vàng lấy nước mới múc lên (tân cấp thủy) ở giếng đổ vào lỗ đó khoáy đều, chờ lắn cặn, múc lên lọc kỹ rồi cho uống.
3. Cua với mật mía sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
 4. Cua với đậu phộng sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
 5. Cua với cá trạch sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
6. Cua với trái hồng, trái thị sinh độc ăn ngó sen thì giải được.
 7. Cua với dưa lê sinh độc uống nước vỏ cam quýt thì giải được.
 8. Cá với cà tím sinh độc, ăn ngó sen thì giải được.
 9. Cua rồi ăn kem ngay sau đó sẽ sinh độc, ăn ngó sen giải được độc.
10. Trứng vịt rồi ăn mận Đà Lạt (Quả lý), sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.
11. Thịt chim sẻ rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc nuốt kê phẫn bạch (chất trắng ở cứt gà) thì giải được độc.
 12. Thịt gà rồi ăn mận Đà Lạt sinh bệnh lỵ nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.
13. Thịt chim sẻ với gan heo ( lợn), sẽ sinh độc , uống nước đậu xanh thì giải được.
14. Cá chạch, cá sốp với gan trâu bò sinh chứng phong, dùng đậu đen và cam thảo sắc uống thì khỏi.
 15. Cá chạch với trái mai khô thì sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được.
16. Cá chạch với giấm sinh độc dùng đậu đen và cam thảo sắc uống thì giải độc được.
17. Lươn với táo đỏ sinh chứng rụng tóc, ăn cua hoặc uống nước cua giả thì khỏi.
18. Lươn nấu với bí đỏ sinh bệnh ở mũi, ăn cua hoặc uống nước cua giả thì khỏi.
19. Lươn nấu bằng củi dâu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.
20. Phụ nữ có thai cũng tránh ăn bo bo, bo bo rất kị với người có mang gần sinh và người mắc bệnh trĩ.
 21. Tiêu hột: Khi ăn tiêu hột nên kiêng những những hột tiêu không có mắt vì những hột tiêu đó rất độc. Nếu ăn phải hột này sẽ sinh ra điên cuồng, đau bụng như thắt. Lỡ ăn phải sắc nước cam thảo uống sẽ khỏi.
22. Dưa hấu kỵ dầu mè. Nếu ăn chung sinh ra đau bụng, hoắc loạn (Thổ tả), kiết lỵ
23. Trái mận phải kiêng thịt gà, thịt vịt, mật ong. Nếu ăn chung 1 trong 3 thứ trên sẽ sinh ra hoắc loạn (Thổ tả), nóng lạnh. Lỡ ăn phải sắc nước sơn tra để uống sẽ khỏi.
24. Hành nên kiêng táo. Nếu ăn chung chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này mau uống 2 lạng dầu mè thì khỏi.
25. Thịt chó với đậu xanh, bụng sẽ trướng to. Gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khỏi.
26. Thịt rắn nấu với củ cải trắng có thể chết. Gặp trường hợp này mau uống1 lạng Mào gà sẽ khỏi.
 27. Trái đào lại uống rượu đế rất dễ bị gục ngã.
28. Thịt dê lại ăn dưa hấu sẽ trúng độc nặng. Gặp trường hợp này dùng bùn trát vách (tường đất)đậu ván trắng mỗi thứ một lạng nấu uống thì khỏi.
29. Thịt ba ba cùng với rau dền có thể chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này uống nước rau muống sống hoặc ăn rau muống sống thì khỏi.
30. Thịt chó với hành sống có thể chết vì ngộ độc. Lấy gạo sao cháy nghiền thành bột, dùng 2 lạng cam thảo sắc lấy nước uống với bột gạo thì khỏi
31. Dưa bà Cai (Hoàng qua) với đậu phộng sẽ sinh tiêu chảy. Dùng lá hoắc hương khô hay lá hoắc hương sao giòn tán thành bột uống thì khỏi.
32. Ốc bươu với giải Đậu ( đậu cua, trái giống trái đậu xanh hạt màu vàng) sẽ đau quặng bụng. Hãy uống 1 tách trà nước đái trẻ em sẽ khỏi (Nên dùng nước đái của bé trai mạnh khỏe, bỏ ít giọt đầu)
 33. Thịt gà lại uống trà hoa cúc sẽ ngộ độc, có thể chết người. Hãy dùng một đồng cân tế tân, 5 phân xuyên liên sắc lấy nước uống thì khỏi.
 34. Thịt vịt rồi lại ăn quả dương mai (một loại cây cao chừng 7 thước, hoa vàng hoặc trắng, quả hình tròn ăn được) có thể trúng độc chết người. Hãy uống sữa người sẽ khỏi, uống khoảng 100 gr.
 35. Thịt hươu với bí đỏ sẽ sinh trướng bụng đau, đau không chịu nổi. Gặp trường hợp này dùng 50 gr khổ sâm giã cát vắt lấy nước uống thì khỏi.
36. Thịt thỏ với cải xanh sinh độc dùng khoảng 50 gr dương mai nâu uống thì giải được.
37. Thịt rùa với măng tre mùa đông thì sinh độc, dùng 2 lạng cam thảo sắc nước uống thì giải được.
38. Thịt cóc với hành tây sinh độc, dùng 50 gr rau mã đề sắc nước uống thì giải được.
39. Trứng gà ăn xong không được uống tiêu viêm. Nếu uống sẽ sinh độc. Uống địa tương thủy thì khỏi.
40. Sắn (khoai mì) mà chấm mật ong sẽ bị ngộ độc, có thể chết.
41. Mật ong rất kỵ đậu hủ, ăn 2 thứ này cùng 1 lúc co thể ngộ độc chết.
42. Mật ong và mật mía đều rất kỵ tỏi, ăn mật và tỏi cùng một lúc có thể chết vì ngộ độc. 43. Đường cát rất kỵ măng cụt, ăn hai thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.
 44. Khoai mì ( củ sắn) rất kỵ nhãn lồng, ăn 2 thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.
45. Khoai mì rất kỵ xoài, ổi. Ăn khoai mì với 1 trong 3 thứ này cùng 1 lúc có thể ngộ độc chết.
 46. Thịt kỳ đà rất kỵ với giấm, gừng. Ăn những thứ này cùng 1 lúc có thể chết vì ngộ độc.
47. Thịt chó rất kỵ với bánh trung thu. Ăn 2 thứ này cùng một lúc có thễ chết vì ngộ độc.
48. Đọt dưa hấu rất kỵ rượu. An dưa hấu lại uống rượu sau đó (hoặc ngược lại) có thể ngộ độc chết. Mủ dưa hấu rất kỵ rượu trắng. Chớ lấy lá dưa hấu đậy nút vò rượu thì sẽ sinh độc.
49. Cháo rắn hổ rất kỵ bồ hóng. Ăn cháo rắn hổ mà để bồ hóng rớt vào sẽ sinh độc chết người.
50. Cơm rượu rất kỵ lá chuối tiêu. Chớ dùng lá chuối tiêu lót hoặc đậy cơm rượu để tránh ăn vào bị ngộ độc.
51. Thịt trâu rất kỵ lươn. An hai thứ này cùng một lúc sẽ sinh độc có thể chết người.
52. Thịt chó rất kỵ lá dây kềm. Lá này rất giống lá mà lá là thứ gia vị không thể thiếu khi ăn thịt chó. Vậy khi dùng lá mó để ăn thịt chó phải thật cẩn thận để không dùng lầm lá dây kềm gây ngộ độc phát sinh chứng thổ tả có thể tử vong.
 53. Thịt gà chớ trộn rau răm sẽ sinh sâu độc trong bụng.
54. Khoai lang chớ chấm mật vì sẽ sinh sán lãi.
 55. Uống thuốc bắc có vị đại hồi, chớ ăn đồ chua vì 2 thứ này rất kỵ nhau. Ăn vào sẽ sinh độc có khi tử vong.
56. Thịt cá chép rất kỵ lá tía tô, ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt.
57. Thịt cá chép, thịt chó, thịt chim trĩ rất kỵ với hành tăm . Không nên ăn hành tăm với 1 trong 3 thứ thịt kể trên để tránh ngộ độc.
58. Thịt ba ba (cua đinh) rất kị bạc hà, ăn 2 thứ này cùng lúc sẽ sinh độc.
59. Tiết canh lợn, tiết canh vịt rất kị rau dền, chớ ăn rau dền với 2 thứ trên để tránh bị ngộ độc sinh tiêu chảy dẫn tới tử vong.
60. Thịt heo rất kị với thịt lừa, ngựa. Ăn cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.
61. Thịt bò kị hẹ. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh bệnh.
 62. Thịt dê rất kị với gỏi cá. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.
 63. Thịt trâu rất kị với thịt chó. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh độc gây bệnh.
64. Thịt chim bồ câu kị nấm. Ăn 2 thứ trên sẽ sinh độc.
65. Thịt cá thu và thịt lươn rất kị nấu bằng củi gỗ dâu. Nấu chung sẽ sinh độc.
66. Thịt thỏ rất kị gừng tươi. Ăn chung sẽ sinh độc.
 67. Tim dê, đường, măng nấu chung sẽ sinh độc.
 68. Gan heo ( lợn) rất kị cá diếc. Ăn 2 thứ này chung sẽ sinh độc.
 69. Thịt lừa rất kị rau kinh giới. An chung sẽ sinh độc.
70. Thịt gà kỵ hoàng lạp (Sáp vàng). Cho cây sáp này nhỏ vào thịt gà ăn sinh độc.
71. Củ nén (Hành tăm) rất kị với các vị thuốc bắc: Thục địa, Sanh địa, Thường sơn. Uống thuốc có 1 trong 3 vị nàychớ ăn củ nén để khỏi sinh độc.
72. Rau ngò (mùi ta) rất kỵ các vị thuốc bắc: Mẫu đơn bì, Bạch truật. Uống thuốc có 1 trong 2 vị này chớ ăn ngò.
 73. Uống thuốc bổ nên cử ăn tỏi.
74. Người mắc chứng hôi miệng, hôi nách, và sưng chân mà ăn ngò bệnh càng nặng hơn.
75. Riềng kỵ với những người đang bị sốt cao, khát nước, khô miệng, nước tiểu vàng, đỏ hoặc trong người quá nhiệt.
76. Cá mực với hồng và thị sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
77. Mực ống với đường đen sinh độc, uống nước đậu xanh thì giải được.
78. Thịt cá trắm rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc, uống nước bí đao thì giải được độc.
 79. Mì (sắn) với ốc bươu sinh chứng đau bụng, ói mửa, nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.
 80. Bắp ngô với ốc bươu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
 81. Thịt trâu với hẹ sinh độc, uống sữa người hoà với nước ngâm da trống (cổ trăn) thì giải độc được hoặc sắc cam thảo uống giải được.
 82. Thịt ba ba với rau cần sinh độc, uống nước cà na thì giải độc được.
 83. Cải ba lăng, uống sữa bò sinh bệnh lỵ, uống nước đậu xanh thì giải được độc.
84. Ốc bươu với dưa lê cùng một lúc sinh độc, uống nước địa tương thủy thì giải độc.
 85. Ốc bươu sau đó lại ăn kem sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
86. Gan dê với măng tre sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
87. Thịt cá diếc lại ăn mật mía sinh độc. Dùng đậu đen, cam thảo sắt uống thì giải được.
88. Thịt heo với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày, uống nước đậu xanh thì giải được.
89. Gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc, uống nước hẹ thì giải được độc.
90. Ốc bươu với mộc nhĩ sinh độc, uống nước gương sen (Liên phòng) thì giải độc.
91. Cơm bị thằn lằn (Thạch sùng) đái vào sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc.
 92. Tôm nấu với bí đỏ trúng độc, dùng đậu đen hoặc cam thảo sắc uống thì giải độc.
 93. Ốc bươu với sò, hến nếu trúng độc uống nước rau ngò (rau mùi ta) thì giải được./.



                                                            Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2015.






 CANG HẠI, THỪA CHẾ
Mối quan hệ giữ các Tạng trong Ngũ hành .

     Lý luận này rất hay, nhưng chỉ phù hợp với những độc giả nào đã học qua chương trình Đông y học.
Còn các độc giả khác, chưa học qua chương trình Đông y, cũng cần nghiên cứu để hiểu biết thêm về những mối liễn hệ giữa các Hành và các Tạng với nhau, trong quá trình chẩn đoán và chữa bệnh cứu người.

            Đã là Đông y, ai cũng biết về học thuyết Ngũ hành là rất quan trọng. Trong thuyết Ngũ hành thì quy luật : “Cang hại, thừa chế” rất phức tạp. Có nắm được quy luật đó, khi lâm sàng, biện chứng luận trị mới đúng mà tiến hành liệu pháp mới khỏi sai lầm.
             Giải thích: “ Cang hại, thừa chế”:
-         Cang cang thịnh ( rất thịnh).
-         Thừa là chặn lại.
-         Chế là tiết chế.
Ý nghĩa là: Cang thịnh là có hại, vì vậy cần phải tiết chế lại để duy trì sự phát triển bình thường của các sự vật.
            Ví dụ: Bệnh thực, nhiệt nội kết ở Đại tràng gây ra táo bón, nhiệt khí ( tà khí) xông lên làm bệnh nhân nói sảng.
Cần dùng bàiThừa khí thang”, gồm các vị thuốc: Tri mẫu, Thược dược, Đương quy, Sinh địa, Chỉ thực, Hậu phác, mỗi vị 10g; Đại hoàng 5g, sắc uống ngày một thang.
            Tác dụng: - Để công hạ, nhằm chế ngự nhiệt tà đang cang thịnh.
 - Chữa các chứng đại tiện táo kết, môi khô, miệng khát, muốn uống nước, bụng đau chướng, đại tiểu tiện không thông.
            Sau đây xin giới thiệu qua về: Quy luật Tương sinh Tương khắc được biểu diễn bằng sơ đồ sau:  






 


 
Giải thích:
+. Ngũ Tạng, gồm: Tâm, Can, Phế, Tỳ, Thận.
+. Học thuyết Ngũ hành, gồm:     
     - Quy luật tương sinh: Mộc ( Can) sinh Hỏa ( Tâm); Hỏa ( Tâm) sinh Thổ ( Tỳ); Thổ ( Tỳ) sinh Kim ( Phế); Kim ( Phế) sinh Thủy ( Thận); Thủy ( Thận) sinh Mộc ( Can).
    - Quy luật tương khắc:  Mộc (Can) khắc Thổ (Tỳ); Hỏa ( Tâm) khắc Kim ( Phế); Thổ ( Tỳ) khắc Thận ( Thủy); Kim ( Phế) khắc Mộc (Can); Thủy ( Thận) khắc Hỏa ( Tâm).
                                   
Vê màu sắc: Mộc - xanh; Hỏa - đỏ; Thổ - vàngg; Kim - trắng; Thủy - đen ( để dễ phân biệt).

            Đối với quy luật trên, xin phân tích qua mấy nét sau đây:
            Con người dựa vào Khí để thành bình, nếu Khí mất sự quân bình thì sẽ sinh bệnh:
+ - Một khi Can - Mộc vượng quá, Can sẽ thành “cang” thì hại Tỳ, vì: Can - Mộc khắc Tỳ - Thổ. Tỳ bị hại thì không sinh được Kim, đồng thời không phòng được Thủy, vì: Tỳ - Thổ khắc Thận  - Thủy.
            Cho nên Mộccang” thì Tỳ bị thương. Lúc đó nên phù Kim (Phù là nâng cao chính Khí của Kim) là chủ yếu.
            Kim được phù thì thì chế được Mộc, vì: Phế - Kim khắc Can - Mộc, Mộc sẽ bình. Mộc được bình thì sẽ hòa với ThổThủy không tràn lên được, Kim sẽ được bình.

+ - Nếu Phế  - Kim vượng quá, thì Phế sẽ thành “ cang”. Phếcang” thì không sinh được Thủy mà hại Mộc.
Mộc bị bệnh thì Tỳ bị tổn thương. Lúc đó nên phù Hỏa, vì: Tâm - Hỏa khắc Phế - Kim, mà chế Kim.
Hỏa vượng thì Kim sẽ ấm mà bình. Kim bình thì sinh được Thủy, đồng thời lại chế được Mộc. Mộc có sự chế thì sẽ hòa mà không hại đến Tỳ.

+ - Lại như Tỳ, Vị bị thấp nhiệt mà ăn uống, suy nghĩ nhiều quá độ thì Khí của Tỳ, Vị bị “ cang”.
Tỳ - Thổ cang” thì sẽ hại đến Thận mà không sinh được Kim. Kim yếu thì “ hóa nguyên” của Thận sẽ bị tuyệt, do đó Thận càng suy. Lúc đó nên “Mộc để chế Thổ. Thổ được bình thì thì Kim với Thủy đều được bình.
Nếu như Thận bị “cang” thì Thủy tràn. Thủy tràn thì mất chức năng lưu hành của nó mà không sinh được Mộc. Mộc bị thương thì “” sẽ xâm nhập sang Thổ, do đó Tỳ, Vị cũng bị thương. Nên bổ Hỏa để sinh Tỳ; Tỳ vượng thì Thủy có cái chế mà được bình.

Tóm lại, Hỏacang”, Thủycang”, Mộccang”, Kimcang”, đều có thể làm hại đến Tỳ. Tỳ bị lụy thì Khí của Hậu thiên sẽ bị thương. Khí của Hậu thiên bị thương, thì khí Tiên thiên cũng không hoàn toàn được cái nhiệm vụ “ sinh sinh”.
Cần phải dùng phương pháp nạp Khí để điều trị. Bởi Vị khí là dương của trung Thổ, Tỳ khí là âm của trung Thổ. Tỳ không nhờ được dương của Vị khí, thì phần nhiều “ hạ hãm”.
Vị không nhờ được âm của Tỳ khí thì không lấy gì vận hóa mà “ chuyển du” tới 5 Tạng. Tỳ không “chuyển du” thì Tâm cũng không lấy gì phụng dưỡng để hóa thành sắc đỏ.
Tâm không hóa được sắc đỏ, thì Tâm hỏa yếu không chế được Kim. Kim không có cái chế, thì chức năng “hạ giáng” không tiến hành được. Đến lúc nào đó thì 5 Tạng sẽ có thể mất độ quân bình.
Lại như: Tỳ khí do Tâm mà đến Phế khí, Phế được Khí sẽ phát triển được cái chức năng “hạ giáng” vào Tâm thành Huyết; vào Can Tỳ cũng thành Huyết; vào Thận thành Tinh; ở chính bản Tạng thì thành Dịch ( tức chất lỏng cũng thành Huyết).
Năm Tạng điều hòa mới có thể cùng sinh, khắc lẫn nhau. Cùng sinh, khắc, chế, hóa mà không có “quá” và “bất cập”, như vây gọi là Khí được quân bình.
Sở dĩ không có sự quân bình, hoặc do cảm nhiễm phải lục Khí, thì là “ngoại thương” mà mất quân bình. Hoặc do ăn uống, tình dục và thất tình là “nội thương” làm mất quân bình.
Tiên thiên mất quân bình sẽ ảnh hưởng đến Hậu thiên. Hậu thiên mất sự quân bình ảnh hưởng đến Tiên thiên. Hễ có sự ảnh hưởng, thì phần nhiều đi đến tình trạng Thận không “nạp Khí”. Cho nên y gia trước hết phải xem xét rõ nguyên nhân phát bệnh, đồng thời lại phải xem Tạng nào “cang”, Tạng nào yếu.  
Cang” thì lấy “thừa” để chế, bởi con có thể “báo thù” được cho cha.
Yếu thì về phương diện “sinh hóa”, bởi “chế” thì sinh ra hóa, mà lấy Tỳ làm chủ chốt. Vì Khí của 5 Tạng đều dựa vào Tỳ - Thổ để dồn Khí tới nguồn gốc của Tiên thiên, do đó mà mọi bệnh được tiêu tan./.
                                                                                    Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2013.
             







XEM KHÍ SẮC CÁC BỘ PHẬN
 TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI ĐỂ ĐOÁN BỆNH

 Phần này sưu tầm sách “Bác sĩ gia đình”,

 để mọi người tham khảo, nhưng chưa có sự kiểm chứng của Tác giả.




Theo Đông y, sức khỏe của con người tùy thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa Khí -Trời - Đất, gọi là Khách khí. Khí trong cơ thể con người gọi là chủ Khí, hay thể Khí.
            Một khi Thể khí không còn bắt kịp sự chuyển hóa của Khách khí, tất sẽ sinh bệnh. Triệu chứng bệnh là , hoặc thực thường được biểu hiện bằng một Khí, sắc riêng biệt ở một bộ phận nào đó trên cơ thể.
            Khí ẩn ở dưới da, sắc hiện ở trên da, Khí sắc tạo ra cái bóng ánh như một ly nước màu. Có bóng ánh là có Khí và có sắc, không có bóng ánh là thiếu Khí.
            Trong chẩn đoán của Đông y, Khí sắc là dấu hiệu của bệnh hoạn. Có sắc mà thiếu có Khí, bệnh thật đáng quan ngại.
            Còn thực: lá thiếu Khí, không có đủ Khí; thực là Khí có thừa. Thiếu Khí hay dư Khí đều gây ra bệnh.
            Xem Khí, sắc để đoán bệnh phải xem vào buổi sáng sớm khi tâm hồn còn thanh tịnh, mới có thể nhận xét rõ và chính xác. Tuyệt đối không xem Khí, sắc sau khi chè chén say sưa, sau một cuộc hành lạc, hoặc sau khi lao động nặng nhọc…
Khi xem Khí, sắc nếu phát hiện ở bộ phận nào trên cơ thể của mình, hoặc người khác có Khí, sắc xấu, phải chữa trị kịp thời, chớ để quá muộn.

Dưới đây là một số phát hiện Khí, sắc và đoán bệnh ở các bộ phận cơ thể người:
1-     TÓC:
Tóc chợt hết bóng mượt, trông như cỏ úa, dễ gãy:
-         Dấu hiệu thiếu Vitamin A.
-         Da đầu thiếu lớp chất nhờn cần thiết.

2-     MẶT:
-         Hiện sắc vàng: Mắc bệnh ở Tỳ, Vị ( Lá lách, Dạ dày), mắc chứng phong thấp.
-         Hiện sắc trắng: Mắc bệnh ở Phế, Đại tràng ( Phổi, ruột già), mắc chứng hàn táo.
-         Hiện sắc đỏ: Mắc bệnh ở Tâm, Tiểu trường ( Tim, ruột non), mắc chứng hỏa vượng.
-         Hiện sắc xanh: Mắc bệnh ở Can, Đởm ( Gan, mật), mắc bệnh phong (gió).
-         Hiện sắc đen: Mắc bệnh ở Thận, Bàng quang ( Thận, bọng đái), mắc chứng Đàm uất.
3-     MÁ:
-         Hai bên má hiện sắc đỏ tươi một cách lạ thường: Dấu hiệu của bệnh Phổi.
-         Hai má hiện màu trắng xanh: Dấu hiệu sự thiếu máu.
-         Hai má hiện màu vàng: Mắc chứng hoàng đản, mắc chứng viêm Gan.
-         Hai má chợt hiện sắc đen ám, hoặc đen: Dấu hiệu bệnh đau Gan và Thận có vấn đề.
-         Hai má và Nhân trung hiện sắc đen: Dấu hiệu đau Thận và bọng đái. Hoặc dấu hiệu sắp bị bạo bệnh ( nếu chỉ đen ở Nhân trung).
4-     MÍ MẮT :
+ - Mí mắt hiện sắc đỏ và sưng húp:
- Sức khỏe đang suy kiệt nghiêm trọng do quá lao lực.
            - Sức khỏe có vấn đề do ăn uống quá độ mà gây bệnh.
            - Mắc bệnh ở Tim hoặc Thận.
            - Giáp trạng tuyến có vấn đề.           
+- Mặt trong mí mắt biến thành màu trắng: Thiếu máu.
+- Mí trên mắt sụp xuống:Triệu chứng viêm não, viêm tủy.
+- Trong mí mắt nảy sinh những mụn nhỏ màu vàng: Triệu chứng bệnh đau mắt hột.
5-     MẮT:
-         Mắt đột nhiên lồi lên, vành mắt ửng đỏ: Sự phân bí của giáp trạng tuyến thất thường.
-         Mắt sáng long lanh một cách lạ thường, nhưng không có sinh khí: Triệu chứng lá mía bị mắc chứng bệnh ác tính.
-         Quanh mắt xuất hiện những vết đen hay nâu đen, mắt hay bị viêm:
- Mất ngủ nặng.
- Sức khỏe bắt đầu suy kiệt, do làm việc quá sức, dài ngày.
- Triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Kinh nguyệt của phụ nữ không được điều hòa.
- Máu lưu thông kém.
- Mắc bệnh Phổi.
- Thiếu Vitamin C.
            - Mắt nhìn người, hay vật thấy thành 2, 3 hình hoặc thấy lệch, méo:
                        - Triệu chứng của bệnh viêm não.
                        - Dấu hiệu của trúng độc rượu.
 6- TRÒNG TRẮNG MẮT:
            - Tròng trắng chợt nổi vân:
                        - Mất ngủ.
                        - Dấu hiệu sức khỏe đang suy kiệt.
                        - Dấu hiệu của sự bí đại, tiểu tiện.
            - Tròng trắng biến thành màu vàng:
                        - Triệu chứng đau Gan.
                        - Có bệnh ở mặt.
            - Tròng trắng thường nổi tia máu:
                        - Dâu hiệu sức khỏe đang suy yếu.
                        - Mất ngủ.
                        - Cao Huyết áp.
                        - Bị giang mai.
7- GIÁC MẠC MẮT ( Màng mắt):
            - Giác mạc mắt có chấm nhỏ màu hồng: Triệu chứng của bệnh đái đường.
            - Giác mạc mắt có khối nhỏ hình quạt màu trắng: Dấu hiệu của bệnh Thận.
8- TRÒNG ĐEN MẮT ( quan sát dạng thể):
            - Tròng đen mắt nở to, bất tỉnh nhân sự: Triệu chứng não bị sung Huyết.
            - Tròng đen của hai mắt to, nhỏ không đều nhau, hoặc méo: Triệu chứng của bệnh “ Lao tủy”.
9- MŨI:
            - Tại chân mũi ( chỗ nối mũi với trán), ấn đường ( giữa hai đầu lông mày) và ngọn tầm ( dưới mắt) hiện sắc trắng: Triệu chứng mắc bệnh ở Phổi và ruột già.
            - Tại chân mũi ( sơn căn) và hai bên sống mũi cạnh chân mũi hiện sắc đỏ: Dấu hiệu mắc bệnh ở Tim và ruột non.
            - Tại quãng giữa sống mũi ( thọ thượng) và hai bên thọ thượng hiện sắc xanh: Dấu hiệu báo có bệnh ở Gan và Mật.
            - Tại đầu mũi hiện sắc trắng: Dấu hiệu của bệnh ngoài Phổi.
            - Tại đầu mũi và hai bên cánh mũi hiện sắc vàng: Dấu hiệu báo bệnh ở lá Lách và Dạ dày.
            - Cánh mũi trái ửng đỏ, nổi những tia máu đỏ như những sợi tơ nhỏ: Triệu chứng của bệnh Thận, như: Di tinh, bạch trọc.
            - Sống mũi hiện sắc đen: Dấu hiệu sắp bị đau ốm nặng.
10- TAI:
            - Tai hiện sắc đen: Dấu hiệu báo có bệnh ở tượng ngoài của Thận.
            - Dái tai chợt hiện lên màu xanh: Triệu chứng của bệnh phong thấp.
11- MIỆNG:
            - Môi hiện sắc vàng: Dấu hiệu báo ở tượng ngoài của lá Lách có bệnh.
            - Môi chợt hiện sắc thâm đen: Tuyến thượng Thận bị trục trặc.
            - Môi trợt có sắc đỏ thâm:
                        - Tim thiếu dưỡng khí trầm trọng.
                        - Mắc bệnh Phổi.
            - Môi có những mụn nước:
                        - Triệu chứng viêm Phổi.
                        - Dấu hiệu suy kém về tiêu hóa, có bệnh ở hệ thống tiêu hóa.
            - Môi sưng dày: Sự phân bí của giáp trạng tuyến bị trục trặc.
            - Sắc đen kéo từ tai đến miệng: Bệnh nặng khó chữa.
12- LƯỠI:
            - Xung quanh lưỡi biến thành màu đỏ tươi: Mắc chứng hoàng đản.
            - Đầu lưỡi đỏ tươi: Tâm hỏa quá thịnh.
            - Tưa lưỡi dày vừa: Bệnh ở trung tiêu ( khoảng giữa Dạ dày).  
            - Tưa lưỡi dày cộm: Bệnh ở hạ tiêu ( miệng trên Bàng quang).
            - Tưa lưỡi trắng: Cảm phong hàn.
            - Tưa lưỡi tím bạc hoặc vàng: Nhiệt.
            - Tưa lưỡi xám, đen: Thấp nhiệt.
            - Tưa lưỡi xanh: Không bệnh mà lưỡi đột nhiên biến màu xanh, phải thật chú ý đến sức khỏe. Coi chừng sắp bị bạo bệnh nguy hiểm tới tính mệnh. Nên gấp đi khám tổng quát để phát hiện bệnh cho chính xác, kịp thời chữa trị.
            Phụ nữ mang thai, tưa lưỡi bỗng biến ra màu xanh, hoặc màu đen đó là dấu hiệu thai nhi gặp nguy hiểm, cần đi khám chuyên khoa ngay.
- Lưỡi nổi gai đỏ hoặc đen: Bệnh thuộc hỏa rất nặng.
- Lưỡi chợt hiện sắc đỏ: Dấu hiệu bệnh ở tượng ngoài của Tim.
13- BÀN TAY:
            - Bàn tay có sắc đỏ ửng: Dấu hiệu của bệnh cao Huyết áp.
            - Bàn tay có màu trắng xanh, lại nổi nhiều gân xanh, lúc nào cũng lạnh ngắt và nhơm nhớp mồ hôi: Dấu hiệu suy nhược cơ thể nghiêm trọng, có thể dẫn đến thoát loạn tinh thần.
            - Bàn tay dày, mập quá đáng: Dấu hiệu dư máu.
            - Bàn tay luôn ẩm ướt: Dấu hiệu Khí, Huyết xấu, thấp.
            - Bàn tay hiện màu xám: Triệu chứng có bệnh ở Gan.
            - Bàn tay đỏ hồng, nóng, ẩm ướt và mềm nhũn: Cho thấy công năng của giáp trạng tuyến quá phát tác.
            - Bàn tay trắng bêch, lạnh ngắt, khô khốc và thô nhám: Dấu hiệu giáp trạng tuyến không đảm bảo chức năng, phân tiết yếu.
            - Bàn tay phát vàng: Dấu hiệu của chứng thương hàn, hoàng đản.
            - Bàn tay biến màu vàng chanh: Triệu chứng mắc bệnh đái đường.
            - Lưng bàn tay xuất hiện màu sắc không bình thường: Dấu hiệu Thận phụ (phó Thận) có bệnh.
            - Ở tuổi trên 40, lưng bàn tay có màu vàng sẫm ( chớ nhầm màu vàng xẫm với màu vàng úa): Dấu hiệu sớm bị lão hóa, già trước tuổi. Phải rất chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe.
            - Ở tuổi trên 60, lưng bàn tay có màu vàng sẫm: Dấu hiệu suy Thận, đau Thận hoặc đau Gan.
            - Lòng bàn tay có sắc vàng sẫm ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn: Dấu hiệu của bệnh đau mắt, kém mắt.
            - Lòng bàn tay có chấm xanh đen ở giữa đường đời và đường trí não: Dấu hiệu của bệnh thương hàn.
            - Ở lòng bàn tay, các chỉ tay từ màu hồng chợt biến thành màu trắng: Dấu hiệu bộ máy tiêu hóa bị trục trặc.
            - Ở chỗ trũng của lòng bàn tay có vết xanh:
                        - Dấu hiệu bị trúng thực.
                        - Dấu hiệu bị táo bón thường xuyên.
            - Dấu hiệu bị đau ruột, hoặc đau Da dày, bộ máy tiêu hóa bị trục trặc, tổn thương.
- Dấu hiệu bất ổn về mặt tinh thần, sẽ dễ cáu gắt, buồn bã, tủi thân, hờn giận.
            - Nam giới có vết xanh ở gò nguyệt tinh: Dấu hiệu cơ quan sinh dục bị suy nhược.
            - Phụ nữ có vết xanh ở phía dưới gò kim tinh ( gò ngón cái): Dấu hiệu bộ máy sinh dục bị suy nhược.
Lưu ý:
-         Bệnh ở hệ thống tiêu hóa thì màu xanh hiện ra đậm. Bệnh ở bộ máy sinh dục thì màu xanh nhạt hơn.
-         Phụ nữ có mang, lòng bàn tay đỏ hồng thì sinh con trai. Lòng bàn tay màu xám thì sinh con gái.
14- MÓNG TAY:
            - Móng tay hiện màu vàng: Triệu chứng mắc bệnh Gan.
            - Móng tay hiện màu tím: Huyết dịch tuần hoàn không bình thường, máu xấu hoặc bị đau Tim.
            - Móng tay xuất hiện điểm trắng, đốm trắng: Thiếu chất Calcium.
            - Móng tay có đốm đen như muốn lan rộng ra bên ngoài: Triệu chứng mắc chứng phù thũng ác tính.
            - Móng tay trắng xanh, đầu ngón tay có vết nhăn: Có khuynh hướng thiếu máu.
            - Móng tay có những sọc dọc dài:
                        - Triệu chứng đau Dạ dày, đau ruột.
                        - Triệu chứng mắc bệnh phong thấp.
                        - Dấu hiệu giáp trạng tuyến bị suy nhược.
            - Móng tay nổi lên như muốn bong ra, chót đầu ngón tay thô nhám: Triệu chứng mắc bệnh Tim.
            - Móng tay có sọc ngang nổi gồ lên:
                        - Triệu chứng bệnh thương hàn.
                        - Triệu chứng bị cảm cúm nặng về mùa Đông.
            - Triệu chứng bệnh “ tinh hồng nhiệt”, một thứ bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Người bệnh sốt nóng rất cao, ít ngày sau ở cổ và ngực đều sinh nốt đỏ            ( Fievre Scarlate).
- Móng tay và đầu ngón tay, thậm chí cả lòng bàn tay đều đỏ au: Triệu chứng cao Huyết áp nặng.
- Móng tay ám màu xám tro và khô giòn: Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng.
- Móng tay vừa có chấm màu trắng, vừa có chấm màu hồng: Dấu hiệu máu kém.
- Móng tay có những chấm xanh, hoặc đen hiện lên: Dấu hiệu máu quá xấu, có thể trong máu bị nhiễm chất độc.
- Móng tay trẻ em có những đốm trắng: Báo động bé bị suy thoái về sức khỏe, cần cho ăn, ngủ điều độ, bồi dưỡng kịp thời.
- Móng tay tự nhiên mỏng đi và đen lại: Dấu hiệu sắp bị bệnh nặng, cần đi khám tổng quát về sức khỏe ngay, để sớm phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời.
- Móng tay màu xanh xanh: Dấu hiệu bị trục trặc ở bộ máy tuần hoàn. Ở phụ nữ là dấu hiệu Huyết hư, cơ quan sinh dục bất ổn.
- Móng tay màu xanh xanh, lại viền màu đỏ sẫm ở xung quanh: Dấu hiệu sự bài tiết không bình thường, hoặc bị ngộ độc.
- Móng tay cái ở tình trạng bình thường, luôn có hình “ Trăng lưỡi liềm” ở góc móng, nếu mất đi: Dấu hiệu sức khỏe bị suy sụp nghiêm trọng, hoặc bị suy Tim.
- Móng tay trỏ, móng ngón tay giữa, móng đeo nhẫn vốn không có hình “ trăng lưỡi liềm”, nếu có: Dấu hiệu sức khỏe và sức đề kháng bệnh tật của cơ thể bị giảm sút.
- Móng ngón tay út, vốn không có hình “ Trăng lưỡi liềm”, nếu có: Dấu hiệu thần kinh hoặc bộ máy tiêu hóa bị suy yếu.
- Gốc các ngón tay màu phớt đỏ: Dấu hiệu bệnh xơ Gan.
15- TAY:
- Tay hay run rẩy:
            - Dấu hiệu giáp trạng tuyến phân tiết quá nhiều.
            - Dấu hiệu Tim có bệnh.
- Tay luôn run rẩy lại hay đổ mồ hôi: Bệnh Tim.
- Tay thường hay đổ mồ hôi: Tuyến mồ hôi phân tiết quá mạnh.
16- CHÂN:
            - Chân đi xiên xẹo, ngón chân nghiêng ngoẹo: Cơ năng của các cơ quan nội tạng hoạt động kém.
            - Chân bị sưng phù không ngồi lâu, đứng lâu được: Dấu hiệu đau Thận.
            - Mu bàn chân sưng phù: Triệu chứng phù thũng, sưng Thận.
17- DA:
            - Da hiện sắc tím tái: Tim có vấn đề.
            - Da trắng bệch:
                        - Suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
                        - Mắc bệnh ở ruột hay Dạ dày.
                        - Phổi có vấn đề.
                        - Có sán ( lải móc).
            - Da đổi thành vàng bủng:
                        - Thiếu máu, bầm Huyết ác tính.
                        - Mắc bệnh sỏi Mật.
                        - Bị viêm Gan siêu vi trùng.
                        - Viêm ống dẫn Mật.
            - Da biến màu xanh xám hoặc màu thâm lam:
                        - Suyễn nặng.
                        - Sưng Phổi nặng.
                        - Suy Tim nặng.
            - Da biến thành ám nâu, hố nách sưng lở: Mắc chứng ung biếu ác tính.
            - Da nổi những đốm xám: Dấu hiệu có bệnh ở Thận.
            - Da có đốm trắng: Triệu chứng của bệnh dịch hạch.
            - Da bỗng thâm đen, hố nách bị sưng lở: Triệu chứng bị bệnh nhọt độc ( Cancer).
            - Da thô nhám, nứt nẻ lại nhờn nhớp: Triệu chứng của bệnh lao Phổi.
            - Da có những mảng hồng nhợt, hoặc nổi những tia màu đỏ hồng, có dạng mạng nhện: Triệu chứng bệnh xơ Gan ./.
                                                                                    Hà Nội, ngày14 tháng 9 năm 2013.
           





























































































































































































































































































0 nhận xét: